Vàng tìm được trong đất nhà mình, ai sở hữu?

01/03/15, 09:41 Tin Tổng Hợp
TTO - “Nếu tìm được hũ vàng dưới đất nhà mình thì có thuộc sở hữu của tôi?” - nhiều bạn đọc thắc mắc trước chuyện tảng đá quý nặng 30 tấn đang bị tạm giữ.

TTO – “Nếu tìm được hũ vàng dưới đất nhà mình thì có thuộc sở hữu của tôi?” – nhiều bạn đọc thắc mắc trước chuyện tảng đá quý nặng 30 tấn đang bị tạm giữ.

Tảng đá đang được PC46 Công an tỉnh Đắk Nông tạm giữ được cho là có giá hàng chục tỉ đồng – Ảnh: NG.C.

Mới đây, Công an tỉnh Đắk Nông đã tạm giữ một tảng đá khoảng 18m3, nặng gần 30 tấn, ước tính có giá hàng chục tỉ đồng. Tảng đá được khai thác tại khu rẫy của ông Nguyễn Chí Thanh (ở thôn Nam Định, xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil) khi ông này đang đào hồ lấy nước tưới cà phê.

Tài sản trong đất mình là của mình?

Nhiều bạn đọc băn khoăn, không biết xử trí thế nào trước việc nếu mình may mắn đào được đá quý.

Bạn đọc Hai Nguyen nói: “Ai rành luật trả lời giúp mình với! Mình làm vườn mà đào được hũ vàng hay kim cương thì có bị tạm giữ?”.

Chị Tú Phượng (Trường ĐH Sài Gòn) nói chị chưa hiểu mục đích của việc công an đến thu giữ tảng đá?

>> Bạn Tú Phượng

Chị Hiền (Q.6, TP.HCM) suy nghĩ: “Tài sản trên đất của mình, có sổ đỏ hẳn hoi, mình bỏ công tìm được thì là của mình chứ?”.

>> Chị Hiền

Tài nguyên trong lòng đất thuộc sở hữu nhà nước

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, các tài nguyên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM – cho biết: “Để cụ thể hóa quy định này, tại điều 200 Bộ luật dân sự năm 2005 cũng nêu rõ tài nguyên trong lòng đất thuộc sở hữu nhà nước”.

Luật sư Hậu khẳng định: “Tảng đá nặng gần 30 tấn này bị cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông tạm giữ là có cơ sở”.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Tuy nhiên, tảng đá phải được cơ quan chuyên môn giám định xem có phải là đá quý hay bán quý và nằm trong danh mục cấm khai thác hay không.

Luật sư Hậu cho biết thêm: “Đồng thời, cơ quan chức năng phải vào cuộc để xem xét hộ dân đào được tảng đá này là do vô tình hay cố ý không xin phép cơ quan chức năng để có hướng xử lý phù hợp”.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Theo luật sư Huỳnh Phước Hiệp (văn phòng luật sư Huỳnh Phước Hiệp, Đoàn luật sư TP.HCM), trong trường hợp này tảng đá cần được cơ quan có thẩm quyền giám định.

Nếu không tạm giữ tảng đá sẽ có nguy cơ bị tẩu tán, không có cơ sở giám định, không biết xác định được có phải khoáng sản hay không nên việc tạm giữ là đúng với quy định của pháp luật.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp

Đảm bảo lợi ích của người dân

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Theo điều 240 Bộ luật dân sự, việc xác lập quyền sở hữu với vật chôn giấu, chìm đắm mà không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ đi chi phí tìm kiếm, bảo quản sẽ được giải quyết theo hai hướng.

Nếu vật tìm thấy là di tích lịch sử hoặc văn hóa thì người tìm thấy sẽ được thưởng theo quy định của pháp luật.

Nếu vật không phải là di tích lịch sử, văn hóa mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy.

Nếu vật có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu thì người tìm thấy sẽ được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định; phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước”.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Quan trọng hơn hết, luật sư Nguyễn Văn Hậu nhấn mạnh: “Nếu như vô tình đào được tài nguyên, đá quý, của cải… thì người dân phải báo ngay cơ quan có thẩm quyền gần nhất như UBND xã, phường”.

Cơ quan này sẽ lập biên bản để tạm giữ hoặc giao cho người dân tạm giữ vật tìm được. Sau đó, cơ quan này sẽ đem đi giám định, điều tra.

>> Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Coi chừng lặp lại sai lầm!

Theo luật sư Hiệp, năm 2013 từng có một vụ việc tương tự xảy ra. Đó là trường hợp của bà Trần Thị Sắc (ngụ huyện Chư Sê, Gia Lai) khi bị chủ tịch UBND huyện Chư Sê quyết định xử phạt hành chính với số tiền 2 triệu đồng về hành vi “vận chuyển khoáng sản trái phép”, đồng thời tịch thu khối đá và dùng lồng sắt “nhốt” hòn đá này để bảo quản trong khuôn viên UBND huyện.

Câu chuyện “hòn đá bị nhốt trong lồng sắt” một thời gian dài làm xôn xao dư luận về tính hợp pháp trong những quyết định của cơ quan chức năng địa phương.

Riêng về bà Sắc, sau nhiều lần khiếu nại, kháng cáo, bà được UBND huyện Chư Sê hỗ trợ 50 triệu đồng (bao gồm phí vận chuyển, chi phí đào đá và các chi phí khác) với điều kiện bà Sắc rút đơn khởi kiện và đơn kháng cáo.

Luật sư Hiệp cho rằng hai vụ việc này có điểm chung là cả hai người đều phát hiện khối đá trong quá trình đào đất phục vụ sản xuất.

Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản nhất là ở trường hợp của ông Nguyễn Chí Thanh, tảng đá chưa được một cơ quan chức năng nào có thẩm quyền giám định giá trị, vì vậy công tác xử lý cần hết sức thận trọng để tránh những sai lầm từng xảy ra.

>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp

VÕ HƯƠNG – MẠNH KHANG – TÀI PHONG

Theo Tuổi Trẻ

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp