Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhật

15/11/18, 13:45 Giải trí, Phim hay

Bài Karuta là một trong những nét đặc trưng trong văn hóa của người Nhật. Trong trò chơi, buộc người chơi phải thuộc rất nhiều bài thơ, nên đòi hỏi phải có trí nhớ rất tốt, độ nhanh nhạy và tinh mắt. Điểm đặc biệt chính là thông qua trò chơi người Nhật có thể hiểu biết thêm về những giá trị nhân sinh tuyệt vời

Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhật.1
Văn hóa chơi bài Karuta. (Ảnh: Internet)

Nhật Bản cũng như bất kỳ đất nước nào trên thế giới, đều có rất nhiều trò chơi truyền thống mang đậm tính đặc trưng của một quốc gia. Và có lẽ, giọng thơ ngân lên trước mỗi lá bài là điều khiến cho Karuta trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết trong những trò chơi truyền thống đó. Bạn đã từng chơi một trò chơi nào cần thuộc đến 100 bài thơ chưa? Nếu chưa thì hãy đến với Karuta và tìm hiểu kĩ hơn về trò chơi độc đáo này nhé.

Giống như một bộ bài tây, Karuta cũng có hình chữ nhật nhưng khác về chất liệu cũng như thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rô, chuồn, bích thì chúng lại được in với những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ, câu tục ngữ nữa. 

Karuta có 3 loại chính:

Loại thứ nhất được gọi là Uta garuta. Uta có nghĩa bài hát, Garuta là biến âm của Karuta, nghĩa loại bài chơi bằng những bằng thơ được ngâm lên như hát, là loại phổ biến nhất ở trò chơi này.

Chính vì phải tìm những câu thơ được in trên lá bài mà Uta Garuta là loại khó chơi nhất vì điều đầu tiên để chơi được trò chơi này là người chơi phải thuộc nhiều bài thơ trong tập 小倉百人一首 hay còn được gọi là Bách nhân nhất thủ– là 1 tập thơ đã được soạn ra vào khoảng năm 1235, gồm 100 bài thơ cổ của 100 nhà thơ sống trong khoảng thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 12. Và dĩ nhiên, để có thể chơi giỏi được Uta karuta, bạn phải thuộc càng nhiều bài thơ càng tốt.

Tất cả những bài thơ ấy đều được làm theo thể Tanka hay còn được gọi là đoản ca dài 5 câu với 35 âm tiết.

Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhậ.2
Loại thứ nhất được gọi là Uta garuta. (Ảnh từ swarthmore)

Nếu bạn đã xem bộ anime Chihayafuru rồi thì chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì với cách chơi của loại bài này nữa. Những người chơi bài Uta Karuta sẽ được chia làm 2 nhóm quỳ trên chiếu Tatami. Sẽ có một người ngâm thơ cũng chính là người điều khiển trò chơi, giữ trong tay đầy đủ 100 lá bài in tất cả các bài thơ.

Một bộ bài nữa cũng gồm 100 lá có in 2 câu cuối của 1 bài thơ và bộ bài này sẽ được chia đều cho 2 nhóm chơi. Trước khi bắt đầu chơi người chơi sẽ trải bài ra theo cách riêng của mình sao cho bản thân có thể dễ bắt được lại khiến cho đối phương khó tìm ra. Đây có lẽ cũng là một bước khá quan trọng đối với chiến thắng của người chơi.

Sau khi đã trải bài xong, người ngâm thơ sẽ đọc 3 câu đầu của 1 lá bài. Người chơi có nhiệm vụ tìm trong các lá bài của mình được bày ra trước mặt, nếu thấy có 2 câu nối tiếp đúng với 3 câu vừa đọc thì trình ra. Trong trường hợp phần bài của mình không có thì có thể xem trong phần bài của phía bạn. Trong ván có thể có bài lỗi nghĩa là lá bài ấy không hề có trong các bài thơ được phát cho đấu thủ, chỉ mang tính chất đánh lừa mà thôi.

Cuối cùng, phía nào tìm được nhiều lá bài hơn sẽ chiến thắng. Có thể thấy sự nhanh nhạy chính là điều tiên quyết quyết định thắng thua của mỗi lượt chơi khi mà ranh giới của thắng thua nhiều khi chỉ là một tích tắc. Chính vì mang tính trí tuệ cao nên Utakaruta đã được người dân Nhật Bản chọn làm môn thi hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 2 tết.

Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhật. 3
Một cảnh quay trong phim Chihayafuru, bộ phim truyền tải thông điệp ý nghĩa của trò chơi Karuta. (Ảnh: ©2016 “Chihayafuru” Film Partners ©Yuki Suetsugu / Kodansha Ltd)

Loại thứ hai được gọi là Iroha garuta. Iroha tức là bảng chữ cái tiếng Nhật cũng chính là những gì được in lên lá bài loại này: bảng chữ cái.

Iroha garuta là có 48 lá. Hình thức chơi khá đơn giản, thường 1 người được chỉ định là người đọc sẽ có 1 quân bài và phải đọc những gì viết trên đó, trong khi những người xung quanh sẽ rải bộ bài từ kí tự đầu tiên hay 1 số từ cùng với 1 bức ảnh.

Khi người chỉ định đọc những gì ghi trên bài thì các đối thủ phải tìm quân bài tương ứng. Cũng như Uta Garuta, ai là người tìm ra trước thì sẽ được nhận quân bài đó và cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về người sở hữu nhiều lá bài hơn.

Iroha garuta ra đời vào thời Edo. Thông điệp in trên những quân bài là những câu nói nổi tiếng trong cuộc sống thường nhật.

Đây là loại thích hợp và được chơi nhiều nhất ở các em bé Nhật Bản vì giúp các em có thể nhớ bảng chữ cái tốt hơn cũng như đối với người ngoại quốc khi bắt đầu học tiếng Nhật, việc chơi Iroha Garuta cũng sẽ giúp ích rất nhiều.

Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhật.4
Loại thứ hai được gọi là Iroha garuta. (Ảnh từ amazon)

Loại thứ 3 cũng là loại cuối cùng được gọi là Hanafuda 花札, là loại phức tạp nhất. Các bạn có thể dễ dàng đoán ra đặc trưng của loại bài này nhờ tên của nó rồi nhỉ, đó chính là bài hoa. 

Khác với 2 thể loại bài trước đó, Hanafuda không có người đọc mà thay vào đó trên mỗi quân bài đều có hình ảnh mỗi loài hoa , thể hiện 12 tháng trong năm. Bộ bài có 48 cây chia đều cho 12 tháng trong năm. Mỗi tháng 4 quân. Mỗi quân được vẽ cách điệu theo loài cây đặc trưng của mỗi mùa.

Mỗi bộ có 3 loại:

  • Loại thường là 2 lá đầu của 1 tháng có hình dáng giống nhau đến 90%. Loại thường tính 1 điểm 1 lá.

  • Loại đẹp là loại có dải ruy băng màu đỏ hoặc màu tím hay những câu đối. Loại đẹp tính 5 điểm 1 lá.

  • Loại cuối cùng là loại đặc biệt, loại này chia ra làm 2 nhánh. Nhánh 1 là gồm 5 lá bài đặc biệt tính 20 điểm, nhánh 2 là gồm 10 lá bài tính 10 điểm. 

Chính vì mỗi loại lại có số điểm riêng nên khác với Uta và Iroha Garuta, người thắng trong Hanafuda là người có số điểm cao nhất chứ không còn là người nắm giữ nhiều lá bài nhất nữa.

Loại thứ 3 cũng là loại cuối cùng được gọi là Hanafuda 花札, là loại phức tạp nhất. (Ảnh từ betojin)

Có lẽ sự ra đời bài hoa chính là cách mà Nhật Bản muốn đưa chính mình tới gần hơn với thiên nhiên và yêu mến hơn vạn vật xung quanh mình.

Về nguồn gốc ra đời: 

Hình thức chơi bài đầu tiên được giới thiệu ở Nhật vào khoảng thế kỉ 16 vào thời Uromachi. Lúc bấy giờ những thương gia Bồ Đao Nha đã đến Nhật bản mang theo bộ bài Carte để đánh Pocker thì loại hình này bắt đầu phát triền trên toàn Nhật Bản. Lúc bấy giờ có tên gọi là “Un-sun-karuta”. Từ Karuta chính là biến thể trong từ Bài của tiếng Bồ đào nha. Ngày nay thì đã xuất hiện thêm khá nhiều biến thể.

Bài Karuta- Trò chơi truyền thống mang ý nghĩa giáo dục tuyệt vời của người Nhật. 6
Từ Karuta chính là biến thể trong từ Bài của tiếng Bồ đào nha. Ngày nay thì đã xuất hiện thêm khá nhiều biến thể. (Ảnh từ betojin)

Cho tới bây giờ, Karuta đã trở thành 1 hình thức vui chơi lành mạnh và mang tính khoa học.

Riêng đối với loại bài Uta karuta, qua các cuộc thi người chơi lại càng biết thêm và thuộc nhiều các câu thơ hoặc thành ngữ. Vừa giải trí lại vừa có thể học thêm nhiều điều bổ ích qua những vần thơ, câu thành ngữ chứa nhiều ý nghĩa là điều quá tuyệt đúng không. Những lá bài Karuta có lẽ ngay từ đầu đã là 1 công cụ giáo dục hiệu quả rồi.

Hằng năm vào các ngày lễ đầu năm mới, ở Nhật còn thường xuyên tổ chức cuộc thi để tìm ra người vô địch trong trò chơi. Ngoài ra còn có rất nhiều câu lạc bộ Karuta ở trường học, như câu lạc bộ của Chihaya chẳng hạn, rất thú vị nhỉ. Có thể thấy Karuta là một trò chơi cực kì phổ biến ở xứ Phù Tang, hơn thế nữa loại bài này đã dần phổ biến trên toàn thế giới , hẳn người Nhật sẽ rất tự hào khi biết đất nước mình đang sở hữu một trò chơi cực kì bổ ích.

Một lần ngồi ngay ngắn trên chiếc chiếu tatami, tập trung lắng nghe những bài thơ được ngâm lên như đang hát, hòa mình vào những lá bài ấy thì có lẽ dù thắng hay thua, khoảnh khắc nắm trong tay những quân bài, mồ hôi lấm tấm trên trán là bạn đã cảm nhận được linh hồn của trò chơi này rồi.

>>> Bộ phim ‘Chihayafuru’: Trở về truyền thống và nuôi dưỡng tâm hồn cao thượng

Theo Betojin

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?