Ủy ban Nghị viện Canada bỏ phiếu thuận về Dự luật chống buôn bán nội tạng
Các nghị sĩ trong Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao và Phát triển Quốc tế đã nhất trí ủng hộ thông qua dự luật nhằm hạn chế nạn buôn bán nội tạng quốc tế.
Các nghị sĩ trong Ủy ban Thường vụ về Ngoại giao và Phát triển Quốc tế đã thông qua dự luật S-240 với những điều khoản bổ sung. Hiện tại nó sẽ được đọc lần cuối trước các nghị sĩ trong Hạ viện.
Dự luật này sẽ kết tội công dân Canada lấy nội tạng ở nước ngoài mà không có sự đồng ý của người hiến tặng. Dự luật cũng khiến những ai liên quan đến mổ cướp nội tạng trên thế giới không được nhập cảnh Canada.
S-40 đã được Thượng viện nhất trí thông qua, sau đó được nghị sĩ Đảng bảo thủ Garnett Genuis trình lên Hạ viện với tư cách là dự luật cá nhân.
Genuis phát biểu trước Ủy ban vào ngày 26/2, một ngày trước cuộc bỏ phiếu: “Dự luật tìm cách ứng phó với tình hình cướp mổ nội tạng ở Trung Quốc, ở đó các tù nhân kêu gọi nhân dân thức tỉnh chính trị đã bị cướp tạng khi còn sống”.
“Nó [dự luật] cũng đối phó với những trường hợp nội tạng bị lấy thông qua cưỡng chế và lạm dụng vượt quá tầm kiểm soát của nhà các nhà chức trách địa phương có thiện chí”.
Genuis lưu ý rằng, các nghị sĩ từ các đảng phái khác nhau đã đề ra pháp chế tương tự trong hơn một thập kỷ. Ông hy vọng rằng lần này dự luật sẽ trở thành luật chính thức.
“Đã có 4 dự luật về vấn đề này trong hơn 10 năm. Điều này thể hiện thành quả tột bậc từ các công tác của các nhà hoạt động nhân quyền giỏi nhất trên thế giới, những người như [cựu bộ trưởng tư pháp] Irwin Cotler, David Matas và David Kilgour”.
Năm 2006, luật sư nhân quyền Matas và cựu nghị sĩ và bộ trưởng nội các Kilgour đã công bố báo cáo xác nhận các cáo buộc. Trong đó nói rằng, Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống, phần lớn là những học viên Pháp Luân Công, cũng như các nhóm bị đàn áp khác như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Năm 2016, hai người này đã phát hành và cập nhật những phát hiện cùng nhà nghiên cứu người Mỹ Ethan Gutmann, cho thấy khoảng 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép diễn ra ở Trung Quốc mỗi năm.
Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, là môn tu luyện thiền định dựa trên các nguyên lý Chân-Thiện-nhẫn. Dưới sự cai trị của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, Trung Quốc đã khởi động một chiến dịch đàn áp tàn bạo chống lại môn tu luyện này vào năm 1999, và vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay.
Trước đây nghị sĩ Đảng tự do Borys Wrzesnewskyj đã đưa ra dự luật tương tự. Ông cho biết: “Matas và Kilgour có lẽ thực sự đã làm sáng tỏ tội ác ghê tởm nhất của thời đại chúng ta hiện nay”. Ông nói trước nghị trường: “Thật không thể tin được, từ sau thế chiến II, chúng ta lại thấy sự tội ác của con người diễn ra trên quy một mô công nghiệp, bởi nhà nước, chính phủ Trung Quốc”.
Wrzesnewskyj cho biết dự luật S-240 đã tạo ra cơ hội hiếm hoi khi được sự ủng hộ từ tất cả các đảng phái, cũng như cả hai nghị viện, biến nó thành “nơi cơ quan lập pháp và các nhà lập pháp thể hiện, và thực thi công việc của họ, quan trọng hơn đây là việc sống còn”.
Trích dẫn dòng sự kiện ngắn trước cuộc bầu cử liên bang tiếp theo vào tháng 10/2019, nghị sĩ đảng Tân Dân Chủ Tracey Ramsey nói rằng, đảng của bà hy vọng dự luật sẽ nhanh chóng được thông qua.
Bà nói thêm: “Chúng tôi kịch liệt phản đối việc buôn bán và cực kì kinh tởm những kẻ thao túng, lạm dụng và khai thác cơ quan nội tạng trên toàn cầu”.
Ủy ban cũng được Matas kể qua điện thoại, ông cho biết các quốc gia ban hành pháp chế tương tự đã chứng kiến những cải tiến đáng kể trong việc ngăn ngừa người dân nước họ ghép tạng ở Trung Quốc – nơi nguồn cung cấp nội tạng bất hợp pháp.
“Sau khi luật của Israel được thông qua, tình trạng ghép tạng đã chuyển từ rất phổ biến sang hầu như biến mất, hoặc biến mất hoàn toàn”. Mat Matas nói tiếp: “Hiện tại, Đài Loan đã có pháp chế về việc này, nên việc du lịch sang Trung Quốc để cấy ghép tạng đã suy giảm mạnh mẽ. Vì vậy, luật pháp ở hai quốc gia này thực tế đã có tác động rất lớn”.
Các quốc gia khác như Tây Ban Nha, Ý và Na Uy đã ban hành luật chính thức tương tự.
Genuis cho biết, ông hy vọng dự luật được nghị viện thông qua lần này để chúng ta có thể nhìn mặt con cái mình và nói với chúng rằng chúng ta không chỉ nói về các ý tưởng, mà chúng ta thực sự đã làm tốt mọi việc.
Xuân Nhạn, theo Epoch Times