“Tuyết rơi tháng 6” ở Bắc Kinh, sách cổ đều ghi: Triều đình xuất hiện điều hung hiểm

02/08/20, 10:28 Trung Quốc

Năm nay Trung Quốc liên tục xuất hiện dị tượng, ngày 28/7 (ngày 8/6 âm lịch), Bắc Kinh đột nhiên có “tuyết rơi tháng 6” hiếm thấy, không khỏi làm mọi người liên tưởng đến câu chuyện “nỗi oan nàng Đậu Nga“. Theo như sách cổ có ghi lại, “tuyết rơi tháng 6” là báo hiệu điềm xấu cho người cầm quyền, và cũng cảnh báo đang có án oan lớn nơi nhân gian.

“Tuyết rơi tháng 6”, dị tượng báo hiệu điềm xấu, nhân gian có ‘Nỗi oan thấu trời xanh’. (Ảnh: Twitter)

Chính quyền trấn an: Là ‘hạt tuyết’ chứ không phải là tuyết

Theo “Nhật báo Bắc Kinh”, vào lúc 3 giờ 20 phút chiều ngày 28/7, có cư dân ở Bắc Kinh đã phát hiện ra “tuyết đang rơi” bên ngoài cửa sổ, việc này đã kéo dài từ 5 đến 6 phút đồng hồ, người này đã quay lại video và nói rằng, đây là lần đầu tiên thấy trời đang rất nóng mà đột nhiên lại có tuyết rơi, “Tôi lúc đầu còn nghĩ đây là trời mưa, nhưng xem kỹ lại, thì ra lại là tuyết! Tôi thật không dám tin vào mắt mình, đưa tay ra ngoài cửa sổ hứng lấy, bông tuyết vừa chạm vào tay thì lập tức tan ra, đây không phải là tuyết thì là gì?”.

Truyền thông Đại lục đã dẫn lời chuyên gia của ĐCSTQ nói rằng, “tuyết” này là “hạt tuyết”, là do thời tiết đối lưu mạnh vào mùa hè làm xuất hiện “hạt tuyết”, cũng gọi là “mưa đá mềm”, mọi người thường gọi là “mưa đá nhỏ”, nó với tuyết cơ bản là khác nhau. 

Tuy nhiên, tài liệu công khai cho thấy, “hạt tuyết” cùng với mưa đá, mưa đá nhỏ và hạt băng là khác nhau. “Hạt tuyết” là nước lạnh tụ lại tạo thành tinh thể tuyết, những bông tuyết nhỏ, chạm vào là dễ dàng tan ra, là một loại “mưa tuyết rắn”, thường xuất hiện trước khi tuyết rơi hoặc là rơi đồng thời với tuyết, mà mưa đá thì thường hình thành do thời tiết đối lưu mạnh vào mùa hè. Như vậy, “hạt tuyết” và tuyết có quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng lại không có quan hệ nhiều với mưa đá vào mùa hè.

Giải mã: “Hạt tuyết” cuối cùng có phải là tuyết hay không?

Về mối quan hệ giữa “hạt tuyết” và tuyết, chúng ta có thể tìm ra lời giải đáp từ trong những cuốn sách cổ của Trung Quốc. 

Theo “Thái bình ngự lãm”, phần “Nhĩ Nhã” nói rằng: “Hạt tuyết rơi xuống là tiêu tuyết”. (Quách Phác có chú thích rằng: Hạt tuyết, băng tuyết cùng nhau rơi xuống, cho nên mới gọi là tiêu tuyết). Lại cũng viết rằng: Mưa và tuyết trộn lẫn với nhau thì chính là “hạt tuyết”. 

“Nông hậu tạp chiêm. Quyển tam” có chép, phần “Truyện” nói: Hạt tuyết, cũng chính là tuyết; phần “chú thích” nói: Tuyết ở trên gặp phải khí âm mà vo tròn lại thành hạt tuyết. Phần “Thích danh” có nói: Hạt tuyết, cũng là tinh thể. Băng tuyết cũng như các ngôi sao mà rơi xuống.

Trong “Hàn thi” có nói: “Hạt tuyết cũng là bông tuyết”.

Ngoài ra, “hạt tuyết” cũng gọi là “tuyết gạo”. Trong “Ngũ tạp trở” có nói: “Hạt tuyết là tuyết chưa thành bông, ngày nay hay gọi là tuyết gạo, cũng là nước mưa khi mới đông lại”. Bạch Cư Dị có thơ viết rằng: “Phong phiêu tế tuyết lạc như mễ” (tuyết bay trong gió rơi xuống cứ như gạo).

Đa số sách cổ đều có ghi lại: Tuyết rơi giữa mùa hè nóng bức là báo hiệu điềm xấu cho triều đình

Cổ nhân cho rằng, mùa hè nóng bức mà trời lại có tuyết rơi, mưa đá hoặc là hạt tuyết thì đều là điềm xấu, mà nguyên nhân làm cho hiện tượng này phát sinh, thường là do quân vương mất khống chế mà tự cao tự đại, bề tôi bất kính, trên dưới không còn đạo nữa, không còn cầu xin Thần Phật phù hộ nữa, vứt bỏ lễ tế trời đất và tổ tiên, không thuận theo sự sắp đặt của thiên thời.

Trong “Lịch học hội thông” có nói: “Vũ bạc vũ tản, ngoại quốc vũ nhi thần hậu chuyên”; “Sương tuyết chi hàng, cẩu phi kỳ thời, chính tại đại thần nhi bất tại ích”. Đại ý là, trời giáng mưa đá hoặc tuyết rơi xuống là biểu hiện bên ngoài đang có giặc ngoại xâm, bên trong có đại thần lộng quyền; sương tuyết xuất hiện khi thời tiết không phù hợp, có nghĩa là chính quyền đang nằm trong tay đại thần chứ không phải quốc vương.

Trong “Khai nguyên chiêm kinh” vào thời triều đại nhà Đường có ghi lại, phần “Thiên kính” nói: “Tuyết rơi mùa hè, tất có đại tang, thiên hạ khởi binh đao”; phần “Thi thôi độ tai” nói: “Làm trái với trời đất, đoạn tuyệt nhân luân thì sẽ có tuyết rơi vào mùa hè”.

Sách cổ ghi chép: ‘Tuyết rơi mùa hè’ là do quân vương vô đức, bề tôi làm loạn, trên dưới không còn Đạo nữa. (Ảnh: Twitter)

Kinh Phòng trong “Dịch hậu” có nói rằng: “Tuyết rơi mùa hè, đất nước sẽ gặp tai họa, tất có tang thương, đại thần làm loạn”. Lại nói rằng: “Vua chết, quốc gia diệt vong”.

“Hán thư – Ngũ hành chí” có chép rằng, Lưu Hướng, học giả thời Tây Hán nói: “Thịnh dương vũ thủy, thang nhiệt, âm khí hiếp chi, tắc chuyển nhi vi bạc. Thịnh âm vũ tuyết, ngưng trệ, dương khí bạc chi, tắc tán nhi vi tản”. Ý là: Lúc dương thịnh mà mưa xuống thì giống như là nước ấm, mà khi âm khí đến gần thì sẽ trở thành mưa đá; lúc âm khí thịnh, mưa xuống sẽ ngưng tụ thành tuyết, dương khí tới gần nó, thì sẽ bị tản ra trở thành hạt tuyết.

Ngày 1/8 (âm lịch) năm Quang Hi thứ nhất (năm 306) thời Tấn Huệ Đế, trời có tuyết rơi. Trong “Tấn thư” đã ghi lại: “Kim tuyết phi kỳ thời, thử thính bất thông chi ứng. Thị niên đế băng”. Ý là: Đây không phải là thời điểm có tuyết mà lại xuất hiện tuyết rơi, nó là dấu hiệu cho thấy nhà vua đã không nghe ý kiến đúng đắn. Cũng trong năm này, Tấn Huệ Đế đã băng hà.

Trong “Tống thư” có ghi lại, tháng 1 năm Nguyên Hưng thứ 3 thời Tấn An Đế, trời có tuyết rơi, lại có kèm thêm tiếng sấm. “Lôi tản bất ứng đồng nhật, thất tiết chi ứng dã. Nhị nguyệt, nghĩa binh khởi, huyền bại”. Ý là: Sấm và hạt tuyết đáng lý sẽ không xuất hiện cùng nhau, đây là dấu hiệu bất thường của thời tiết. Tháng 2, nghĩa quân khởi binh, Lưu Dụ – tướng lĩnh Đông Tấn thảo phạt cướp ngôi nhà Tấn, Hoàn Huyền bị đánh bại và bị giết.

“Thiên trung ký. Quyển tam” nói rằng: “Hạt tuyết rơi là báo hiệu của điềm xấu”.

Trong “Nam sử” cũng có ghi lại, Từ Phi – Vương phi của Lương Nguyên Đế, trước khi xuất giá, trong lúc đi xe đến Tây Châu, đột nhiên gió lớn nổi lên, thổi đổ cả nhà cửa và cây cối. Không lâu sau, trời đột nhiên có hạt tuyết rơi xuống, màn cửa đều bị tuyết phủ thành màu trắng; đợi đến lúc Từ Phi trở về nhà, trời lại nổi lên sấm sét, đánh tan 2 cái cột của phủ nha Tây Châu, Lương Nguyên Đế cho đây là điềm xấu, về sau Từ Phi quả nhiên không tuân thủ nghiêm ngặt chuẩn mực đạo đức.

Trung Quốc cổ đại có câu rằng “Tuyết rơi tháng 6, tất có kỳ oan”, nhất định không phải là ngẫu nhiên. (Ảnh: Twitter)

Học giả: Tuyết (hạt tuyết) rơi vào ngày 8/6 đối ứng với nỗi oan khuất lớn nơi nhân gian

Vào thời Trung Quốc cổ đại, thường có câu nói rằng “Tuyết rơi tháng 6, tất có kỳ oan”. Cũng giống như “sương giá tháng 6”, “tuyết rơi tháng 6” là thời tiết dị thường, nó thông thường là do quan lại hoặc hoàng đế của nơi đó đã làm chuyện gì xấu và không được lòng dân, hoặc là chính sách tàn bạo làm cho oán khí ngày càng nặng nề, làm cho người người oán trách thì mới xuất hiện “sương giá tháng 6”.

Câu chuyện “nỗi oan nàng Đậu Nga” thì nhiều người đã biết đến, nhưng “sương giá tháng 6” lúc ban đầu là đến từ một điển cố trong “Hoài Nam Tử” trích dẫn quyển 2 “Sơ học ký” của Từ Kiên triều đại nhà Đường, trong đó nói rằng: Thời kỳ Chiến Quốc, Trâu diễn – hiền thần nước Yên bị gian thần hãm hại phải vào tù. Trâu Diễn ngửa mặt lên trời khóc lớn, lúc đó là vào tháng 6, ngay giữa mùa hè, thì đột nhiên từ trên trời có tuyết rơi xuống. Vua nước Yên nhìn thấy dị tượng, hiểu ra rằng Trâu Diễn bị oan, vì vậy mới thả ông ta ra.

Ngày nay ở Bắc Kinh xuất hiện “tuyết rơi tháng 6”, nhất định cũng không phải là ngẫu nhiên, dường như ông trời muốn gợi ý cho con người, nhân gian đang có kỳ oan. Có cư dân mạng cho rằng, 44 năm trước, năm 1976 xuất hiện động đất tại Đường Sơn, năm nay lại xuất hiện “tuyết rơi tháng 6” tại Bắc Kinh, điều ngạc nhiên là cả 2 sự việc đều diễn ra trong cùng ngày 28/7.

Giáo sư Tạ Điền đến từ Học viện thương mại Aiken, trường đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ đã nói trên Twitter rằng, ngày 28/7 tuyết rơi ở Bắc Kinh là ngày 8/6 âm lịch, mà 21 năm trước, vào ngày 20/7/1999, cũng là ngày 8/6 âm lịch, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, bước kế tiếp là thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, tạo ra một vụ án oan lớn nhất trên thế giới.

Minh Huy (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng