Túc cầu – Ông tổ của bóng đá hiện đại

20/11/15, 10:06 Cổ Học Tinh Hoa

Ông tổ của “môn thể thao vua” ngày nay chính là môn túc cầu – một phát minh của Trung Quốc cổ đại, điều này được Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA ghi nhận.

Một bức họa thời nhà Tống vẽ cảnh trẻ em chơi túc cầu (Ảnh: Internet))

“Môn thể thao vua” của Trung Quốc cổ đại

Ngược dòng thời gian trở lại 2.400 năm về trước, lúc này túc cầu cũng mang những đặc điểm tương tự với môn bóng đá ngày nay; đó là không được dùng tay trong cuộc chơi và bàn thắng được tính khi trái bóng được đưa vào khoảng không giữa hai chiếc cột. Giống như môn thể thao vua của thời hiện đại, túc cầu ngày ấy cũng thu hút được một lượng đông đảo người hâm mộ.

Ghi chép đầu tiên về túc cầu được tìm thấy trong “Chiến Quốc sách”, một cuốn cổ sử viết về lịch sử thời Chiến Quốc. Trong đó có chép rằng, môn thể thao này có khởi nguồn từ thời nhà Tề.

Đến thời nhà Hán (206 TCN – 220 SCN), trò chơi này mới được đặt tên là túc cầu, dịch ra có nghĩa là “đá bóng”. Trái bóng được làm từ da động vật và được nhồi lông hoặc tóc vào bên trong. Các ghi chép thời bấy giờ đều suy tôn đây là môn thể thao dành cho Hoàng đế, hoặc thực tế hơn là để binh sĩ rèn luyện đôi chân.

Trò chơi này trở nên cực kỳ phổ biến trong nhiều thế kỷ, từ thôn xóm đến triều đình, từ người bình dân đến bậc hoàng tộc, ở đâu cũng có thể bắt gặp người ta chơi túc cầu. Hán Cao Tổ – Lưu Bang, là một người hâm mộ cuồng nhiệt môn thể thao này. Điều này khiến cho túc cầu ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. Trong hoàng cung còn có một sân túc cầu chuyên biệt giành cho các đội chơi chuyên nghiệp, mỗi đội gồm 12 cầu thủ cùng thi đấu với nhau.

Một hoàng đế khác của nhà Hán, Hán Vũ Đế cũng là một người đặc biệt hâm mộ túc cầu. Ông thường lệnh cho cận thần biên soạn các tài liệu về môn thể thao này.

Một tài liệu được biên soạn dưới thời nhà Hán đã xây dựng những luật lệ và thuyết minh về môn túc cầu. Trái bóng hình tròn và sân bóng hình vuông tượng trưng cho khái niệm Âm và Dương trong Đạo gia. So với bóng đá hiện đại, cầu môn của túc cầu nhỏ hơn, khoảng trống của cầu môn có hình mặt trăng, với 6 cầu thủ mỗi đội đứng ở hai phần sân khác nhau. 24 cầu thủ và đội trưởng của mình sẽ chọn ra một trọng tài trước mỗi cuộc chơi để điều khiển trận đấu dựa trên các luật lệ và tinh thần thể thao công bằng, trung thực.

Cũng dưới thời nhà Hán, túc cầu đã trở nên phổ biến đến kinh ngạc. Trong Sử ký của Tư Mã Thiên có chép về một người đàn ông họ Hạng, vì quá đam mê túc cầu nên đã bỏ qua lời căn dặn của thầy thuốc, dẫn đến bị thoát vị ruột. Cuối cùng người đàn ông ngoan cố này qua đời, chỉ vì sự hâm mộ thái quá của mình.

Túc cầu ngày càng trở nên thịnh hành qua hàng chục thế kỷ. Đến triều đại nhà Thanh (1644 – 1911) thì trò chơi này được cải biến để chơi trên sân băng.

Bức tranh vẽ cảnh các gia nhân của một viên thái thú đang chơi túc cầu (Nguồn: Internet)

Đỉnh cao và thoái trào

Vào thời Đường Tống, túc cầu đã trở thành môn thể thao của mọi tầng lớp, mọi giới tính trong xã hội, không kể nam nữ, thường dân hay hoàng tộc. Một tài liệu cổ đã miêu tả một trận túc cầu khổng lồ của 153 nữ cầu thủ. Họ mặc quần áo thêu, đeo thắt lưng với 4 màu sắc khác nhau và chơi bóng trước hàng vạn khán giả.

Khoảng thế kỷ 10, vào thời Tống, các hội quán túc cầu chuyên nghiệp lúc này đã xuất hiện trên nhiều địa phương. Các cầu thủ cũng gặt hái được nhiều thành công, danh tiếng và của cải đều có cả. Các hội quán này được coi là những câu lạc bộ thể thao đầu tiên trên thế giới.

Các cầu thủ túc cầu được lựa chọn rất kỹ càng. Thông thường, các cầu thủ không chuyên sẽ được các chuyên gia huấn luyện và phải đạt được một trình độ nhất định trước khi được nhận vào các câu lạc bộ. Cao Cầu, một viên quan dưới thời hoàng đế Tống Huy Tông, là một chân sút nổi tiếng trong làng túc cầu thời ấy. Giải túc cầu toàn quốc được tổ chức hàng năm có tên là “Tề Vân Xã”.

Tống Thái Tổ rất nổi tiếng với kỹ thuật chơi bóng của mình, ông có thể giữ bóng không chạm đất trong một thời gian rất lâu bằng cách tâng bóng bằng đầu, vai, lưng, bụng và đầu gối.

Tống Thái Tổ chơi túc cầu cùng thừa tướng Triệu Phổ. (Ảnh: Internet)

Túc cầu cũng có mặt trong truyện “Thủy Hử”, một trong tứ đại danh tác của Trung Hoa. Trong tiểu thuyết này, Cao Cầu xuất hiện như một nhân vật phản diện, nhờ tài đá cầu mà được Tống Huy Tông trọng dụng và phong làm Thái úy. Cũng như vào triều Hán, túc cầu rất được yêu thích dưới thời nhà Tống.

Cuối cùng, túc cầu trở nên suy thoái vào thời nhà Minh (1368-1644). Trò chơi này bắt đầu xuất hiện cả ở chốn kỹ viện và những nơi ô tạp. Các kỹ nữ cũng chơi túc cầu để mua vui cho khách và thu hút nhiều khách đến kỹ viện hơn. Quan lại, quý tộc cũng bỏ bê chức trách mà chìm đắm vào túc cầu và các loại hình vui chơi giải trí khác. Đứng trước tình cảnh đó, Minh Thái Tổ đã ra lệnh cấm trò chơi này. Thời gian trôi đi, túc cầu phải hứng chịu tai tiếng không đáng có và dần trở nên lỗi thời. Cho đến thời hiện đại, túc cầu đã hoàn toàn biến mất khỏi xã hội Trung Quốc.

Mặc dù túc cầu đã biến mất khỏi Trung Quốc, nhưng nó lại tồn tại và duy trì trên đất Nhật Bản với một hình thức biến thể có tên là “kemari”. Kemari xuất hiện cách đây 1.400 năm vào thời kỳ Asuka ở Nhật Bản. Không giống như túc cầu, kemari không mang tính cạnh tranh cũng không có hình thức thi đấu chuyên nghiệp, mục tiêu của môn thể thao này là giữ cho trái bóng ở trên không càng lâu càng tốt. Cho đến tận thế kỷ 19 và 20, khi Nhật Bản trải qua giai đoạn hiện đại hóa, môn thể thao này vẫn nhận được sự ủng hộ của Thiên hoàng và các quý tộc, nhờ thế mà bảo tồn được môn thể thao mang đậm tính truyền thống này.

Kemari, một biến thể của túc cầu ở Nhật bản. (Nguồn: Internet)

Theo Vietdaikynguyen.com

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc