Từ bỏ sự yếu nhược, chính quyền Trump đã có cách tiếp cận cứng rắn đối với mối đe dọa từ TQ
Bốn năm qua, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump đã đoạn tuyệt cách tiếp cận yếu nhược của các chính phủ tiền nhiệm để đối đầu trực diện với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đẩy lùi các hành động tà ác nhằm mục đích tái tạo hình mẫu thế giới theo chủ nghĩa kỹ trị toàn trị của đảng này.
Các chính quyền tiền nhiệm từng nói rằng sự bành trướng trong chiến dịch xâm nhập của chính quyền Trung Quốc hầu như không có khía cạnh nào ảnh hưởng đến xã hội Mỹ. Tuy nhiên, Các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc cho biết, chính quyền Trump đã nhìn thấy rất rõ ràng một sự thật: Các mối đe dọa của Bắc Kinh là một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào sự thịnh vượng kinh tế, an ninh quốc gia và tự do của Mỹ, cũng như của các nền dân chủ trên toàn cầu.
Khi mô ta sự bành trướng của Trung Quốc không ảnh hưởng tới Hoa Kỳ, Washington đã từ bỏ sự khôn ngoan truyền thống hàng thập kỷ đã thông báo cho một chính sách can dự đối với Bắc Kinh – rằng tự do hóa kinh tế sẽ dẫn đến một Trung Quốc dân chủ hơn. Điều may mắn là suy nghĩ đó ngày nay đã được nhiều người thừa nhận là sai lầm.
“Thành tựu lớn nhất của Cựu Tổng thống Donald Trump là ông đã thay đổi hoàn toàn các điều khoản tranh luận ở Hoa Kỳ về cách đối phó với Trung Quốc cộng sản,” J.Michael Waller, nhà phân tích cấp cao về chiến lược tại Trung tâm chính sách an ninh có trụ sở tại Washington, nói với Epoch Times.
“[Tổng thống] Trump đã xé toạc một lỗ hổng thông qua đường lối tuyên truyền của ĐCSTQ với cái cớ là vì hòa bình, cùng phát triển và hợp tác lẫn nhau trên toàn thế giới. ĐCSTQ đã có thể tiến xa bằng sự dối trá này trong nhiều năm, cho dù đó là dưới thời một tổng thống Đảng Cộng hòa hay Dân chủ,” ông nói.
Các quan chức chính quyền cấp cao, đặc biệt là cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, lần đầu tiên công nhận bản chất của ĐCSTQ (khác biệt với người dân Trung Quốc) là một chế độ theo chủ nghĩa Mác-Lênin, và cách hệ tư tưởng này định hình mục tiêu bá chủ toàn cầu và con đường mà nó tìm cách đạt được tham vọng đó.
“Trung Quốc đang tham gia vào một nỗ lực toàn nhà nước để trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới bằng mọi cách cần thiết,” Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết vào tháng 7 năm ngoái.
Waller nói, sự chuyển đổi quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump thay đổi đến mức “nó không bao giờ có thể trở lại như cũ”. Ông nói thêm, chính quyền Biden hiện đang theo đuổi một cách tiếp cận dễ chịu hơn đối với Bắc Kinh. Thật vậy, Ngoại trưởng sắp tới của Biden, Antony Blinken, tại phiên điều trần xác nhận tại Thượng viện gần đây, thừa nhận rằng “Trump đã đúng” khi thực hiện cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc, mặc dù ông không đồng ý về cách thức thực hiện.
Trong khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chiếm ưu thế trên các lĩnh vực trong phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của Trump, cùng hàng loạt các hành động khác được đưa ra nhằm giải quyết các mối đe dọa kinh tế và an ninh quốc gia từ Bắc Kinh. Ngoài ra, vào đầu năm 2020, khi có bằng chứng là chính quyền Trung Quốc che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát Virus Corona (còn gọi là virus ĐCSTQ) – khiến nó lây lan ra toàn thế giới – chính quyền Washington đã nỗ lực tăng cường để đối đầu với Bắc Kinh. Kết quả là một cuộc đàn áp toàn bộ chính phủ. Theo Axios, đến cuối năm nay, chính quyền sẽ khởi động ít nhất 210 hành động trên 10 cơ quan.
Xử lý các hoạt động thương mại không công bằng
Thực hiện đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử: Buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các hành vi thương mại không công bằng của mình, vào mùa xuân năm 2018, Tổng thống Trump đã công bố thuế quan đối với một danh sách dài các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, gây ra cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Thuế quan được đánh sau một cuộc điều tra theo “Mục 301” phát hiện ra Bắc Kinh đã và đang tham gia vào hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ do nhà nước thao túng. Tổng thống Trump đã liên tục đánh thuế đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trước khi thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết vào tháng 1/2020.
Thỏa thuận thương mại bao gồm các cam kết từ Bắc Kinh về việc mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ vào năm 2020 và 2021, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngừng cưỡng bức chuyển giao công nghệ và cung cấp sự minh bạch về các thông lệ ngoại hối. Nhưng một báo cáo tháng 1/2021 cho thấy Trung Quốc mới chỉ mua 58% lượng hàng hóa mà họ đã hứa.
Thuế quan của Trump, vẫn còn nguyên giá trị đối với hàng nhập khẩu trị giá 360 tỷ USD của Trung Quốc, dẫn đến việc nhiều nhà sản xuất chuyển sản xuất của họ khỏi Trung Quốc sang Đông Nam Á. Xu hướng này tăng nhanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi cuộc khủng hoảng bộc lộ tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong các ngành quan trọng.
Thiện Thành
Theo theepochtimes.com