Truyền thống và thần thoại phương Tây qua biểu tượng cây thường xuân

Sinh trưởng mạnh mẽ trong môi trường ôn đới và tự tin có mặt khắp mọi nơi, cây thường xuân đã đi vào thần thoại và truyền thống phương Tây như một biểu tượng văn hóa.

Thường xuân là biểu tượng của văn hóa và thần thoại phương Tây. (Ảnh: pixabay)

Thường xuân – Loài cây có sức sống mạnh mẽ

Cây thường xuân bám trên tường của những ngôi nhà cổ. (Ảnh: pixabay)

Cây thường xuân có các thùy và phiến lá lớn. Chúng có thể sinh trưởng trong nhiều môi trường khác nhau và mở rộng phạm vi phát triển một cách mạnh mẽ. Loài cây này có thể bò lên những nơi rất cao bằng chính bộ rễ đặc biệt của mình.

Đó là lý do vì sao cây thường xuân có thể tạo nên những lớp phủ dày đặc nếu được sinh trưởng tự nhiên và không bị con người quấy rầy. Mặc dù là loại dây leo nhưng loài cây này không hút sinh lực của vật chủ như loài tầm gửi, bởi chúng tự nuôi dưỡng bản thân bằng các dưỡng chất từ bộ rễ cắm sâu dưới lòng đất. Trong khi đó, phần rễ ở thân trên phục vụ chức năng bám trụ chứ không tham gia vào quá trình hút dinh dưỡng.

Hình ảnh thảm thực vật xanh rì được tạo nên sau một thời gian “leo trèo” của cây thường xuân có lẽ đã trở nên quá quen thuộc ở các nước phương Tây. Màu xanh ấy là do sự đan xen của những chiếc lá thường xuân to và xanh bóng. Gân lá thường xuân thường rất dễ thấy, có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Lá có hình bầu dục với các đầu nhọn.

Lá thường xuân còn đọng nước sau cơn mưa. (Ảnh: internet)

Sự hấp dẫn từ vẻ đẹp của cây thường xuân

Cây thường xuân thuộc họ nhân sâm, là loài dây leo thường sinh trưởng xung quanh và tạo thành một lớp phủ dày đặc quanh các cây khác.

Vẻ đẹp của thảm cây thường xuân trên các bức tường nhà thường khiến nhiều người trầm trồ, thích thú. thường xuân mang trong mình ý nghĩa quan trọng và là một phần của những câu chuyện thần thoại. Thậm chí ngày nay tính biểu tượng của nó được nhiều người đánh giá cao.

Cây thường xuân có nguồn gốc ở châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Hiện nay, nó đã trở nên phổ biến trên nhiều vùng đất khác nhau với vai trò là một loài cây cảnh. Lá cây thường xuân thường khá lớn và xanh quanh năm. Đây cũng là điểm đặc biệt khiến nó được chú ý.

Thường xuân là “đồ trang trí” hết sức tự nhiên cho những ngôi nhà kiến trúc châu Âu. (Ảnh: internet)

Cây thường xuân gắn liền với vị thần rượu cổ xưa

Dionysus trong thần thoại Hy Lạp là vị thần rượu nho, gắn liền với hoạt động nông nghiệp, lễ hội và các loại hình nghệ thuật sân khấu.

Do vậy, những lễ hội liên quan đến Dionysus thường có rượu. Lúc này mọi người có thể uống rượu thỏa thích và say mê. Rượu dĩ nhiên được xem là một thành phần quan trọng trong mỗi cuộc vui. Theo đó, Dionysus còn được gọi là thần rượu.

Hầu hết các phiên bản truyện cổ về Dionysus đều cho biết cha ông là Zeus – Vua của các vị thần và mẹ anh là Seleme – một người trần bình thường. Cả cây nho và cây thường xuân đều là biểu tượng của ông.

Dionysus thường được mô tả là hình ảnh một vị thần đang đội chiếc vương miệng được làm từ cây thường xuân. Trên tay ông cầm trượng Thyrsus, được làm từ thân cây thì là và quấn quanh nó là nhánh cây thường xuân.

Hình vẽ thần Dionysus với vương niệm làm từ cây thường xuân. (Ảnh: internet)

Kết nối thú vị của cây thường xuân, rượu nho và thần Dionysua

Thần Dionysus được cho làm người khám phá ra cách làm rượu nho và truyền dạy lại cho con người. Đây cũng là thời điểm cây thường xuân phát triển rất nhiều trên ngọn núi Nysa thần thoại. Đó cũng chính là ngôi nhà thời thơ ấu của thần rượu nho.

Mặt khác ở thời Trung Cổ, trước mỗi quán rượu đều sẽ treo một loạt các nhánh cây thường xuân để làm ám hiệu. Những địa điểm này được gọi là Alepole hoặc Alestake.

Cây thường xuân cũng được gắn liền với câu nói: “Rượu ngon không cần tên hiệu”. Câu này có ý nghĩa là một thứ ngon sẽ không cần quảng cáo quá nhiều. Vì tiếng thơm sẽ được truyền miệng từ người này sang người khác.

Một góc quán rượu có phong cách thời trung cổ. (Ảnh: internet)

Biểu tượng cây thường xuân

Cây thường xuân có thể bò dọc mặt đất và trèo lên thân cây, tạo hành các bức tường và hàng rào vững chắc. Sự sinh trưởng của chúng không bị giới hạn nên có thể bò từ cây này sang cây khác và đan kết với nhau. Chính vì thế, cây thường xuân còn được xem là biểu tượng của sự ràng buộc.

Điều này đã được nhắc đến trong các câu truyện truyền thuyết kể về Tristan và Isolde, hoặc Iseult.

Tristan là một hiệp sĩ vùng Cornish và Isolde là một công chúa Ireland. Tristan đến Ireland để xin cưới Isolde cho Vua Mark. Trong cuộc hành trình trở lại Cornwall, Tristan và Isolde đã yêu nhau sau khi uống lọ thuốc tình yêu.

Có rất nhiều biến thể trong câu chuyện này. Một số phiên bản kể rằng, sau khi Tristan và Isodle chết họ đã được vua Mark chôn cất trong hai ngôi mộ riêng biệt để không thể ở gần nhau. Nhưng mỗi ngôi mộ đã mọc ra một cây thường xuân và bện chặt vào nhau. Ngay cả khi nhà vua cho chặt bỏ cây đi, chúng vẫn mọc lại và quấn quýt không rời.

Ngoài ra, cây thường xuân còn đại diện cho sự hòa bình tại nơi tu sự của các tôn giáo cổ. Ngày nay, cây thường xuân được sử dụng trong các đám cưới, nơi nó được xem là biểu tượng của sự trung thực và chung thủy.

Vào thời Trung Cổ, nếu cây ô rô đại diện cho sự nam tính, thì cây thường xuân biểu trưng cho nữ tính. Chúng được xem là 2 loài cây có sức sống mạnh mẽ trong mùa đông.

Phong cách trang trí lễ cưới với dây thường xuân. (Ảnh: internet)

>>> 4 quan niệm tâm linh trong ngày cưới ở châu Âu

Cây thường xuân và bài hát mừng Giáng Sinh cổ

Edith Rickert (1871-1938) là giáo sư người Anh tại Đại học Chicago. Trước khi trở thành một giáo sư, bà là một nhà nghiên cứu chuyên sâu văn học Anh và những bài hát mừng.

Trong đó, một trong những ấn phẩm nổi tiếng của Rickert có thể kể đến là cuốn sách “Ancient English Christmas Carols:1400-1700″ (Những bài hát mừng Giáng Sinh xưa: 1400-1700) được xuất bản vào năm 1910.

Đây là quyển sách nói về các bài hát mừng Giáng Sinh cổ điển. Trong lời bài hát thường có sự xuất hiện của cây ô rô và cây thường xuân. Khi này chúng được nhắc đến như là đại diện của 2 phái: Đàn ông và phụ nữ.

Các bài hát ăn mừng thường diễn giải lý do vì sao cây ô rô lại có sự vượt trội hơn cây thường xuân? Tại sao người nam lại mạnh mẽ hơn người nữ? Chúng cũng chỉ ra rằng: Trong khi cây ô rô được dùng để trang trí căn nhà vào mùa đông, thì cây thường xuân lại không được chọn.

Các bài hát này được cho là có niên đại từ năm cuối những năm 1400 đến năm 1500. Nhưng chúng chỉ được nhắc đến vào những năm 1800. Phiên bản mới nhất được xuất bản vào năm 1868 trong một cuốn sách được tác giả William Husk biên soạn. Ấn phẩm này được gọi là Songs of the Nativity (Tạm dịch: Những bài hát mừng Chúa giáng sinh).

Cây thường xuân ngày nay

Thường xuân là loài cây thú vị, ngoan cường và rất hữu ích đối với môi trường. Ngày nay người ta xem nó là cây cảnh hoặc một phần của quan trọng thiên nhiên bởi mật và phấn hoa thường xuân rất quan trọng với các loài ong, bướm.

Tuy nhiên cũng có người không thích trồng loại cây này vì chúng phát triển quá nhanh và che đi hết ánh sáng mặt trời của nhiều loài cây khác. Nhưng dù thế nào đi nữa thì từ trước đến nay, cây thường xuân vẫn là loài cây có sức sống bền bỉ và mang đầy tính biểu tượng.

>>> Những ngôi làng châu Âu phủ hoa tươi đẹp như cổ tích

>>> Truyền thuyết về rồng trong thần thoại Slav

Uniwriter, theo OC

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng