Truyền thông HK: Tập Cận Bình quản được “Bí thư Ted” nhưng không quản được Nhậm Chí Cường

25/04/20, 08:19 Trung Quốc

Virus viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng trên toàn thế giới, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ bị cộng đồng quốc tế lên án mà còn gây ra sự bất mãn mạnh mẽ trong Đảng. Truyền thông Hồng Kông mới đây đăng bài chế giễu, Tập Cận Bình quản được Tedros Adhanom, nhưng lại không quản được Nhậm Chí Cường.

Tập Cận Bình đang trong cuộc khủng hoảng lớn nhất đời mình. (Ảnh qua chinadailyhk.com)

Tedros Adhanom hứng chịu hỏa lực cho ĐCSTQ

Mới đây, Apple Daily của Hồng Kông đã đăng tải một bài bình luận chỉ ra, WHO đáng lẽ là người gõ chuông và là điều phối viên trong cuộc chiến với đại dịch toàn cầu, nhưng lại nghiễm nhiên trở thành cơ quan quốc tế dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ. 

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom không những thay ĐCSTQ tuyên truyền đánh lạc hướng thế giới về dịch bệnh, mà gần đây còn chỉ trích Hoa Kỳ và Đài Loan, gánh chịu một phần lửa đạn cho ĐCSTQ.

Sau khi dịch bệnh ở Vũ Hán mất khống chế và phải phong tỏa thành phố vào ngày 23/1, Tedros Adhanom đã bay tới Bắc Kinh để gặp Tập Cận Bình, khen ngợi ông Tập “đích thân chỉ đạo, đích thân sắp xếp, thể hiện năng lực lãnh đạo xuất sắc”. Bài viết cho biết, bắt đầu từ đó, cái mông của WHO đã ngồi sai chỗ. 

Hình ảnh cho thấy ngày 28/1/2020, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (trái) đến thăm Bắc Kinh. (Ảnh: Getty Images)

Sau đó, Tedros Adhanom còn công bố, các quốc gia không cần hạn chế dòng người di chuyển quốc tế và thương mại quốc tế, cũng phản đối Hoa Kỳ di tản kiều vào và đặt ra các hạn chế nhập cảnh với người Trung Quốc.

Sau khi dịch bệnh lan rộng khắp thế giới, vào ngày 11/3, Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán, nơi dịch bệnh diễn ra, và tuyên bố rằng cuộc chiến chống lại dịch bệnh của ĐCSTQ đã “đạt được thắng lợi mang tính giai đoạn”. Vào ngày 12/3, Tedros Adhanom mới khoan thai, chậm rãi tuyên bố về đại dịch toàn cầu, chỉ trích “các quốc gia không hành động”.

Sự che giấu thông tin của ĐCSTQ khiến dịch bệnh bùng phát lớn trên toàn cầu, gần đây, Hoa Kỳ, Anh và các nước khác đều đã yêu cầu truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ, và đòi bồi thường một khoản lớn. Đồng thời, Hoa Kỳ mới đây cũng đã tuyên bố tạm dừng tài trợ WHO vì tổ chức này đã giúp ĐCSTQ giấu dịch và đưa ra những đề xuất sai lầm.

Thế nhưng, Tedros Adhanom không chỉ công kích Hoa Kỳ chính trị hóa virus Vũ Hán, mà còn chỉ trích Đài Loan, một khu vực đạt hiệu quả cao trong phòng chống dịch bệnh và được thế giới đánh giá cao, nói rằng họ phân biệt chủng tộc và công kích người thân của ông. Ngôn luận của Tedros Adhanom đã vấp phải sự phản kích kịch liệt đến từ Tổng thống Trump và Tổng thống Thái Anh Văn.

Không chỉ vậy, Tedros Adhanom còn nói: “Hoa Kỳ và Trung Quốc nên đoàn kết chiến đấu với kẻ thù nguy hiểm này”. Có nhà phân tích cho biết, Adhanom không hổ là “Bí thư”, một lần nữa trở thành phát ngôn viên của ĐCSTQ.

Đối mặt với áp lực truy cứu trách nhiệm của quốc tế, ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố rằng các quốc gia không nên đổ lỗi cho nhau mà nên cùng nhau chống lại dịch bệnh, thực tế là họ muốn chuyển hướng ánh mắt truy cứu trách nhiệm của các nước.

Trong làn sóng chỉ trích của quốc tế, chỉ có Bộ Ngoại giao ĐCSTQ tán thưởng WHO và Tedros Adhanom, và nhắc lại rằng ĐCSTQ “ủng hộ WHO”.

Bài báo chỉ ra, ĐCSTQ và WHO không chỉ là đồng lõa đồng mưu, tâng bốc lẫn nhau mà còn thể hiện ý đồ buông rèm chấp chính của Tập Cận Bình đối với WHO: WHO lãnh đạo chống dịch, Đảng lãnh đạo WHO, Tập Cận Bình “trông coi Tedros Adhanom để thao túng WHO”.

Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai?

Tuy nhiên, bài viết cũng biểu thị, mặc dù chính quyền ĐCSTQ có thể quản được Tedros Adhanom, nhưng lại không quản được Nhậm Chí Cường, một người trong ĐCSTQ. 

Mặc dù ĐCSTQ không cho phép dị nghị và nghi ngờ trong nước, nhưng việc xử lý dịch bệnh không đúng cách của ĐCSTQ vẫn gây ra nhiều bất mãn trong đảng, làn sóng “lật Tập” trong ĐCSTQ nối liền từng đợt.

Đầu tháng 3, trên mạng xuất hiện một bài viết ký tên “Nhậm Chí Cường”, chỉ trích chính phủ ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và kiểm soát truyền thông khi dịch bệnh bùng phát, hiện cuộc sống của người dân bị tổn hại bởi virus và cả thể chế ĐCSTQ. Bài viết còn ám chỉ Tập Cận Bình là “một chú hề khăng khăng muốn trở thành hoàng đế sau khi cởi bỏ quần áo”.

Ngay sau khi bài viết được đăng tải, trên mạng lan truyền tin tức Nhậm Chí Cường bị bí mật bắt đi. Ngày 7/4, ĐCSTQ chính thức công bố, Nhậm Chí Cường đang tiếp nhận điều tra của Ban Kỷ luật Thanh tra. Ngoại giới đều cho rằng ông bị định tội vì ngôn luận. 

Nhà bình luận tình hình chính trị đương thời ở Bắc Kinh, Hoa Pha cho rằng, Tập Cận Bình hiện đang đối mặt với quá nhiều thách thức, không thể nhượng bộ, ông có thể sẽ thu thập các vấn đề kinh tế của Nhậm Chí Cường để trị tội.

Nhưng Hồ Bình, Cựu Tổng biên tập danh dự của tạp chí Beijing Spring, và là nhà chính luận về các vấn đề Trung Quốc, ông đã nói với Epoch Times rằng, xử lý Nhậm Chí Cường như thế nào vẫn là một vấn đề tương đối khó giải quyết với Tập Cận Bình. Xử lý nhẹ không được, xử lý nặng cũng không xong.

Hồ Bình nói, bởi vì đặc thù thân phận của Nhậm Chí Cường, là Hồng nhị đại, và là nhà bất động sản. Bài viết của ông nhắm vào Tập Cận Bình ngày đó cũng thể hiện rằng có một thế lực rất mạnh ở đằng sau đang chống lưng cho ông.

Ngoài Nhậm Chí Cường, Hồng nhị đại Trần Bình sống ở Hồng Kông, đã đăng tải một bức “Thư kiến nghị” nhằm “thảo luận về việc đi hay ở của Tập Cận Bình”, tiếp tục vén lên một màn sóng to gió lớn. Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông gần đây, Trần Bình nói rằng bức thư ngỏ của Nhậm Chí Cường và “Thư đề nghị” của ông đều đại biểu cho một loại dân ý, phản ánh những thay đổi trong tâm trí của mọi người.

Tờ “Le Monde” của Pháp đưa tin, trong tình hình căng thẳng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kể từ cuối tháng Hai, 6 Thường ủy của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã im lặng một cách kỳ lạ. Một nhà ngoại giao phương Tây giải thích, ở quốc gia này, im lặng chính là không đồng ý. Tập Cận Bình còn có thể dựa vào ai khi phải đối mặt với khó khăn chồng chất như thế này?

Gia Hưng (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng