Truyền thông bỏ qua giải pháp một nhà nước cho Israel/Palestine như thế nào?
Sự xung đột giữa nhà nước Israel và nhà nước Palestine trong 70 năm trời có thể được giải quyết một cách thông minh bằng giải pháp một quốc gia, nhưng có vẻ truyền thông dòng chính đã ít chú ý đến đề xuất này hòa bình này.
Giải pháp một quốc gia là ý tưởng mang lại công lý và hòa bình cho Israel/Palestine. Nhà nước này sẽ là nơi hợp nhất của tất cả các dân cư tại Palestine và các vùng đất bao gồm Israel, Bờ Tây, Jerusalem và dải Gaza. Tất cả những người đó sẽ sống trong một quốc gia 2 quốc tịch, nơi mà mọi người đều có quyền bình đẳng và các vấn đề chính trị được giải quyết dựa trên cơ sở mỗi người một phiếu bầu.
Nó khác hoàn toàn với giải pháp hai nhà nước, hay còn gọi là sự phân chia đất nước Palestine lịch sử theo các dòng tôn giáo. Cách làm này thực sự tương phản với các điều kiện hiện tại, khi người Palestine sống như một công dân hạng hai trong Israel và nằm dưới sự kiểm soát của Israel tại Jerusalem, Bờ Tây và Gaza, cuối cùng là họ phải chịu một cuộc vây hãm tàn nhẫn.
Thực tế cho thấy việc lựa chọn một nhà nước là sự thúc đẩy tích cực, nhưng những gì được đăng tải bao phủ trên truyền thông lại chỉ ra rằng: Chỉ có một phương án nên được sử dụng cho Palestine/Israel là giải pháp 2 nhà nước, hoặc tiếp tục chế độ chiếm đóng, thực dân và sự phân biệt chủng tộc của Israel.
Một bài đăng trên tạp chí Wall Street Journal của tác giả Yossi Klein Halevi (ngày 13/4/2018) nói rằng: “Việc phân vùng miền thật sự là lựa chọn duy nhất cho một quốc gia giống như Nam Tư, bởi trong đó hai đối thủ luôn muốn nuốt chửng nhau”.
Nhưng có một điều khá rõ ràng là nó không phải là “sự thay thế thực sự”. Vì trên thế giới có rất nhiều quốc gia đa chủng tộc hoặc đa quốc gia và các dân tộc của họ không “nuốt chửng lẫn nhau” như: Malaysia, Thụy Sĩ và Nam Phi.
Một báo cáo khác của kênh Reuters (ngày 3/4/2018) cho biết Ngoại trưởng Mỹ, ông State Mike Pompeo nói rằng: Ông “mở cửa cho một giải pháp hai nhà nước” và ông cũng liệt kê những nguyên nhân khiến cho sự áp dụng giải pháp này thất bại trước đó. Nó bao gồm những điều đáng lưu ý như sau:
Khoảng 70 năm sau khi Israel thành lập, triển vọng cho một nhà nước Palestine có vẻ mờ nhạt. Các cuộc đàm phán Hòa Bình của Palestine/Israel được thực hiện dựa trên các hiệp định Oslo năm 1993. Khi này dự định xây dựng một hai quốc gia được đưa ra.
Nhưng cuộc đàm phán này đã bị đình trệ trong nhiều năm qua và Israel đã xây dựng nhiều khu định cư ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Nơi mà nó đã chiếm giữ trong thời kỳ chiến tranh Ả Rập/Israel năm 1967.
Theo đó, Israel đã từ chối trao trả lãnh thổ cho người Palestine bị trục xuất hoặc chạy trốn (những người này đã trở thành dân tị nạn sau khi đất nước tuyên bố độc lập vào năm 1948), vì Israel lo sợ sự thiệt mạng của số đông người Do Thái.
Tuy nhiên, bài báo lại không ghi nhận rằng việc duy trì quyền tối cao của dân tộc không phải là lý do chính đáng để phủ nhận quyền con người được quốc tế thừa nhận. Trong đó bao gồm quyền trở về nhà của một con người. Nó cũng không bao gồm ý tưởng tất cả người dân sinh sống trên Palestine lịch sử là một phần của đất nước dân chủ, như một sự thay thế hợp pháp cho việc phân vùng.
Gần đây, thời báo Los Angeles Times (ngày 13/5/2018) đã xuất bản bài viết của ông Halevi, nhà nguyên cứu Israel gốc Do Thái. Trong đó, ông nói về Palestine/Israel rằng: Cần phải thừa nhận cả hai yêu cầu từ hai phía về việc chia sẻ mảnh đất tranh chấp giữa sông và biển là yêu cầu chính đáng, “nhưng giải pháp hai nhà nước là giải pháp duy nhất họ cần xem xét và bỏ qua khả năng mọi người cùng sống trên” vùng đất bị tranh chấp giữa sông và biển”.
Trong khi đó ban biên tập của tờ Independent (ngày 15/5/2018) cũng viết rằng: Quyết định của chính quyền Trump về việc di chuyển Đại sứ quán của mình tại Israel đến Jerusalem “đã giết chết tất cả hi vọng hòa bình và giải pháp hai nhà nước giữa Israel và Palestine”, mà họ không hề nhận ra rằng giải pháp hai nhà nước không phải là biện pháp duy nhất có thể được thực hiện để tạo ra hòa bình.
Trong một bài viết khác của tờ New York Time (ngày 14/5/2018) nói về vụ giết người hàng loạt của Israel với 62 người Palestine vào ngày 14/5 có nội dung là: Việc phân chia Palestine lịch sử thành 2 quốc gia dựa theo dân tộc là câu trả lời chính xác. Bài viết cũng chỉ trích “cánh hữu kế nhiệm của chính phủ Israel” khi “mở rộng” các khu định cư Do Thái ở Bờ Tây trên đất Palestine, nơi được dự kiến là một phần của bất kỳ nhà nước Palestine nào trong tương lai. Họ cũng đổ lỗi cho ông Trump vì đã không thúc giục “một công thức hòa bình” cho Palestine và Israel. “Chẳng hạn như” thiết lập Ranh Giới giữa hai quốc gia.
Tờ Washington Post (tháng 5/2018) tiếp tục xuất bản một bài viết của ông Daniel B. Shapiro, cố vấn của tổng thống Obama với tiêu đề: “Đừng để cuộc khủng hoảng Gaza dẫn đến sự phá hoại”.
Trong bài viết này ông Shapiro đã đổ lỗi cho Israel về việc giết hại những người Palestine không có vũ khí ở thành phố Hamas và ủng hộ phong trào đại sứ quán, nhưng ông cũng nói rằng cần phải thực hiện “giải pháp 2 quốc gia để chấm dứt xung đột trong bối cảnh rộng lớn hơn của Mỹ. Trong đó người Palestine cũng có thể nhận ra tham vọng của họ với một thủ đô ở phía đông Jarusalem”.
Ông chỉ ra rằng kết quả hai nhà nước là điều mà tất cả người dân Palestine khao khát.
Riêng ông Thomas Friedman (bài viết trên tờ New York Times, ngày 22/5/2018) ủng hộ sự tàn bạo đã diễn ra vào ngày 14/5. Ông (với tư cách là một người dân thuộc địa) đã hướng dẫn người Palestine rằng: Có thể Israel sẽ ngừng hành động giết người, nếu tất cả 2 triệu cư dân của Gaza di chuyển đến hàng rào giữa khu vực Strip và Israel với một nhánh ô liu trong tay, cùng một bảng hiệu khác được viết bằng cả tiếng Do Thái và Ả rập có nội dung: “Hai quốc gia cho hai dân tộc: Chúng tôi người Palestine ở Gaza muốn ký kết một hiệp ước Hòa Bình với người Do Thái. Đó là một giải pháp hai nhà nước dựa trên biên giới năm 1967 với những khoản điều chỉnh thống nhất chung”.
Sau đó, ông tiếp tục chỉ trích Thủ tướng Israel – Benjamin Netanyahu vì đã cho phép việc lắp ghép thêm những người định cư vào sâu bên trong các khu vực dân cư của người Palestine ở Bờ Tây. Hiện tại có số dân cư đã lên đến 100.000 người. Nó còn lớn hơn cả số dân tại các khu định cư mà Israel có thể giữ nguyên trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa hai bên. Nó chính là nguyên nhân làm cho việc chia tách Israel và Palestine ngày càng trở nên khó thực hiện. Do đó tình trạng phân biệt chủng tộc ngày càng có khả năng xảy ra.
Đối với ông Friedman, lựa chọn duy nhất là hai quốc gia riêng biệt hoặc “tình huống phân biệt chủng tộc”. Và như vậy giải pháp để tất cả các cư dân của vùng đất sống trong một quốc gia dựa trên nguyên tắc mỗi người một phiếu bầu đã bị loại khỏi những khuôn khổ của ông.
Ông lưu ý thêm rằng phép nghịch hợp “ngày càng không thể” xảy ra. Do vậy, nếu việc phân vùng đã là không thể, thì điều duy nhất đang có khả năng gia tăng là sự thành lập hiển nhiên của hai quốc gia dựa trên thực tế này. (Người ta cũng có thể chỉ ra rằng một “tình huống phân biệt chủng tộc” đã tồn tại ở Palestine/Israel và được mô tả ngắn gọn hơn là “phân biệt chủng tộc”).
Tóm lại, những trường hợp kể trên phù hợp với xu hướng dài hạn hơn. Nó đã được tìm kiếm trong các dữ liệu được lưu trữ trong 5 năm của tờ New York Time, bằng cách sử dụng bộ tổng hợp dữ liệu Factiva.
Kết quả tra cứu cho thấy có 1077 bài báo với các thuật ngữ “Israel”, “Palestine” (và các biến thể) và “giải pháp hai nhà nước” ghép nối “ Israel”, “Palestine”.
Bên cạnh đó là các biến thể “giải pháp một nhà nước” mang lại 93 kết quả. Các kết quả truy vấn tương tự đối với tờ Washington Post cho thấy có 283 bài báo đề cập đến giải pháp hai quốc gia và 18 bài viết có liên quan đến viễn cảnh của một nhà nước được xuất bản.
Trong khi đó đối với tờ Wall Street Journal con số này là 595 và 20 cho hai nhà nước và một nhà nước.
Như vậy bằng cách trấn áp ý tưởng một quốc gia, giới truyền thông đang cản trở nhận thức của công chúng trong việc thấu hiểu và tranh luận một cách đầy đủ, để có thể đạt được một giải pháp khả thi cho câu hỏi của Palestine. Cũng như những hành động phù hợp hơn dành cho Israel.
>>> Nam Hoa Tảo Báo về tay Alibaba liệu có thành công cụ tuyên truyền của ĐCSTQ?
>>> John McCain qua đời: Anh hùng dân tộc hay kẻ gây chiến toàn cầu?
Tú Văn, theo TAM