Truyền kỳ về A Dục Vương: “Tự thắng mình hơn chiến thắng người khác”

26/12/18, 17:48 Thế giới tâm linh

A Dục Vương là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại chủ trương “tự thắng mình hơn chiến thắng người khác”. Tín niệm kiên định với Phật Pháp đã nâng đỡ ông dùng cả cuộc đời để hoàn thành giấc mơ mà các đế vương khác không thể nào bì nổi.

Truyền kỳ về A Dục Vương: "Tự thắng mình hơn chiến thắng người khác". Ảnh 1
A Dục Vương. (Ảnh qua Dnaindia.)

A Dục Vương (Ashoka) là vị quân vương nổi tiếng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Ông nổi tiếng không chỉ vì đã kiến lập một đế quốc rộng lớn, mà còn bởi những cống hiến của ông trong việc truyền bá Phật giáo, và chế độ nhân chính mà ông thực thi.

>>> Hội kín phương Đông: 9 người đàn ông bí ẩn của Hoàng đế Ashoka

A Dục Vương sinh ra ở nước Ma Kiệt Đà (Magadha). Khi ông trưởng thành, ở Takkasilla phía Bắc Ấn Độ xảy ra biến loạn, phụ vương sai ông đi dẹp loạn. Vì ông không được phụ vương sủng ái nên trang bị vũ khí quân đội cho ông rất kém. Nào ngờ, A Dục Vương trí dũng song toàn đã hoàn thành nhiệm vụ và được phong làm tổng đốc tại Takkasilla. Vì vậy, ông được triều đình rất ủng hộ. Đến khi phụ vương băng hà, A Dục Vương kế vị, nắm triều chính.

Từ đó, A Dục Vương Nam chinh Bắc chiến, mở mang bờ cõi, dường như đã thống nhất toàn cõi Ấn Độ. Trong quá trình sử dụng chiến tranh thống nhất toàn cõi Ấn Độ này đã xảy ra những cuộc tàn sát lớn.

Lý do A Dục Vương quy y Phật giáo có 3 thuyết sau:

Thuyết thứ 1:

Những cuộc tàn sát trong chiến tranh khiến A Dục Vương kinh sợ và hối hận sâu sắc. Lúc này, lòng trắc ẩn trong ông đã được đánh thức. Sau lần đàm đạo rất lâu với cao tăng Phật giáo là Ưu Ba Thảm Đa, cuối cùng ông đã hiểu ra, quyết tâm quy y Phật giáo, đồng thời tuyên bố sẽ không chủ động phát động chiến tranh nữa. Nếu bất đắc dĩ có chiến tranh thì cũng hết sức giảm thiểu thương vong.

Truyền kỳ về A Dục Vương: "Tự thắng mình hơn chiến thắng người khác". Ảnh 2
Hệ quả của những đợt chinh phạt của vua A Dục là các cuộc chiến tranh, chết chóc đẫm máu. (Ảnh: Internet)

Thuyết thứ 2:

Khi A Dục Vương mới lên ngôi, ông hung dữ hiếu sát. Ông tuyển chọn những viên cai ngục tàn ác nhất để lập nên pháp trường tàn khốc mà mọi người gọi là ‘địa ngục trần gian’ để tàn hại bách tính. Người nào vào nhà ngục này thì không một ai sống sót trở về, thậm chí một số người đi đường ngang qua nhà ngục này cũng bị bắt sát hại.

Có một vị tăng nhân cầm bát hành khất, đi nhầm vào trước cổng nhà ngục, lập tức bị ngục tốt bắt và chuẩn bị giết hại. Vị tăng nhân này đã chứng đắc Thánh quả, coi sống chết như nhau, tuy bị ném vào một nồi nước lớn sôi sùng sục nhưng lại cảm thấy mát như trong hồ nước, từ trong nước còn mọc ra những bông sen lớn đỡ vị tăng nhân. Chúa ngục nhìn thấy Thần tích này vô cùng kinh sợ, lập tức sai người báo cáo A Dục Vương. A Dục Vương trông thấy Thần tích này thì cảm động sâu sắc, từ đó thành tín Phật giáo.

Thuyết thứ 3:

A Dục Vương đặt các chỗ ngồi được trang trí bằng các chất liệu khác nhau trong hoàng cung, mời khách từ các tôn giáo khác nhau đến, xem họ ngồi vị trí nào để phán đoán tín ngưỡng của họ. Các đại biểu của các tôn giáo tìm chỗ ngồi, duy nhất một chỗ ngồi cao nhất, hoa lệ quý phái là không có người dám ngồi. Họ đều sợ vô ý chọc giận A Dục Vương.

Lúc đó, sa di Ni Cừ Đà đại diện cho Phật giáo đến, Ni Cừ Đà trong lòng tràn đầy chánh tín, trong tâm luôn đặt Phật Pháp ở vị trí cao nhất, do đó vừa đến liền thong dong ngồi vào chỗ ngồi cao nhất, tiếp nhận cúng dường của A Dục Vương. Phong thái mẫu mực của đệ tử Phật khiến A Dục Vương không ngớt lời ca ngợi. A Dục Vương dần dần hiểu được Đạo lý của Phật Pháp, sinh lòng thành tín, cuối cùng đã quy y Phật giáo.

Truyền kỳ về A Dục Vương: "Tự thắng mình hơn chiến thắng người khác". Ảnh 3
A Dục Vương quy y Phật Giáo và trở thanh một vị vua vĩ đại. (Ảnh minh họa: Indiacurrents.com)

A Dục Vương hoằng dương Phật giáo

Sau khi A Dục Vương quy y, ông tuyên bố Phật giáo là quốc giáo, đồng thời đến các nơi mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi qua để tham bái và xây dựng tháp cúng dường. Ông còn dựng cột đá A Dục Vương để lưu truyền di tích cho hậu thế. Tương truyền, khi đi đến Câu Thi Na Già (Kushinagar), A Dục Vương nghe nói đây là nơi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, ông thậm chí vì đau buồn cực độ mà ngất đi.

A Dục Vương cho khắc chiếu lệnh của mình lên vách đá và cột đá, trở thành Pháp sắc vách đá A Dục Vương và Pháp sắc cột đá A Dục Vương nổi tiếng. Những trụ khắc đá này đã trở thành báu vật của các dân tộc Ấn Độ. Trong số các bản văn tự khắc đá có truyền tải những nội dung cơ bản sau:

  • Đối với người phải nhân ái từ bi, con cái phải hiếu kính cha mẹ, thiện đãi bạn bè thân thích và người khác.
  • Đối với động vật cũng phải tôn trọng sinh mệnh của chúng.
  • Cần làm nhiều việc tốt có lợi cho công chúng như: Dựng cầu, làm đường, trồng cây, xây đình, v.v..
  • Nghiêm cấm công kích lẫn nhau giữa các giáo phái. Không sử dụng các biện pháp cưỡng chế để thay đổi tín ngưỡng của mọi người.

Những nội dung này đã thể hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo. Hơn nữa, bản thân A Dục Vương cũng làm như vậy. Ông chú trọng khoan dung và phi bạo lực, thời gian thống trị của ông kéo dài suốt 41 năm trong tiếng ngợi ca của dân chúng.

Cả đời A Dục Vương đã thí xả rất lớn đối với tăng đoàn Phật giáo. Ông còn xây dựng các kiến trúc Phật giáo khắp nơi trong toàn quốc. Tương truyền, tổng cộng ông đã xây dựng 84 nghìn tháp Phật thờ cúng xá lợi Phật. A Dục Vương còn phái các sứ đoàn Phật giáo bao gồm cả các vương tử và công chúa đến các vùng biên thùy và các quốc gia xung quanh để truyền bá Phật giáo: Sri Lanka, Myanmar, thậm chí vùng đất Syria, Ai Cập… cũng có dấu chân cần cù của các sứ đoàn. Đây là sự khởi đầu cho việc Phật giáo bước ra ngoài Ấn Độ, truyền ra thế giới. A Dục Vương đã tích cực bảo hộ nhân dân, bảo hộ sinh mệnh, bảo hộ Phật giáo, cho nên ông được người đương thời và người hiện nay tôn xưng là “Hộ Pháp danh vương”, nghĩa là “Vị vua danh tiếng bảo hộ Phật Pháp”.

Cả đời A Dục Vương đã tạo nên nhiều kỳ tích, không phải vì ông chinh phục được đất đai rộng lớn mà là vì A Dục Vương đã cảm hóa được hàng triệu triệu tâm hồn. Ông không dựa vào khẩu hiệu gào thét, cũng không thuyết giáo đạo đức suông, mà dựa vào tín ngưỡng chân thành của mình, nguyện vọng tốt đẹp của mình, dựa vào tín niệm kiên định của tâm hồn thiện lương và chân thành thực hiện những tín niệm đó trong mỗi tình tiết của cuộc sống.

Quả thực, A Dục Vương đã từng giết chóc tàn sát rất nhiều; nhưng một khi hối lỗi, thì tín tâm của ông đối với Phật Pháp, khát vọng của ông đối với cuộc sống đạo đức thuần khiết lại mãnh liệt không gì so sánh nổi. Sức mạnh cường đại này đã nâng đỡ ông dùng cả cuộc đời để hoàn thành giấc mơ mà các đế vương khác không thể nào bì nổi: Dùng Phật Pháp chiến thắng tà ác trong tâm mọi người.

Khi hối lỗi, thì tín tâm của A Dục Vương đối với Phật Pháp lại mãnh liệt không gì so sánh nổi. (Ảnh minh họa: superwallpapers.in)

Nỗ lực tịnh hoá giới tu hành

Vào thời đại A Dục Vương có rất nhiều tín đồ các tôn giáo khác vì tham cúng dường nên đã tự xưng là tăng nhân Phật giáo, trà trộn lẫn vào trong tăng đoàn. Bọn họ thường coi thường giới luật, vượt khỏi quy phạm của tăng đoàn, đồng thời thường đưa ra kiến giải của bản thân đối với Pháp và giáo nghĩa của Phật giáo. Các loại tà thuyết dị đoan liên tiếp xuất hiện, do đó đã nảy sinh rất nhiều phân tranh. A Dục Vương lo lắng những hòa thượng giả mạo này sẽ phá hoại tăng đoàn, thế là ông hạ lệnh đuổi hết những kẻ loạn Pháp, tà kiến, phá giới trong tăng đoàn đi, không cho phép bọn họ ở lẫn trong tăng đoàn. Đồng thời, để phân biệt chính tà, giải quyết phân tranh, ông đã tổ chức lần tập kết kinh thư thứ 3 trong lịch sử Phật giáo ở thủ đô thành Hoa Thị.

Dưới sự chủ trì của cao tăng Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (Moggaliputta-Tissa), A Dục Vương đích thân triệu tập tổng cộng 1000 tăng nhân tinh thông giáo lý Phật giáo tham gia đại hội tập kết. Đức Mục Kiền Liên Tử Đế Tu thu thập hơn 200 quan điểm có tranh luận đương thời để mọi người cùng thảo luận, bài trừ các luận thuật sai lầm, đồng thời biên tập những phê bình và phản bác này thành một bộ “Luận sự”. Sự ra đời của bộ “Luận sự” này đánh dấu sự xuất hiện của “Luận” trong Tam tạng Phật giáo.

Mục đích ban đầu của bộ “Luận sự” này là để kết thúc sự hỗn loạn về tư tưởng trong tăng đoàn. Nhưng từ đó trở đi, càng ngày càng nhiều tăng nhân học theo hình thức của “Luận sự”, đem những quan điểm và cách nhìn của mình đối với giáo nghĩa Phật giáo nói thành “Luận”, đã tạo ra rất nhiều cách giải thích khác nhau đối với Phật Pháp trong Phật giáo, khiến tư tưởng của mọi người càng ngày càng hỗn loạn. Việc này e rằng A Dục Vương và các tăng nhân tham gia tập kết kinh thư đương thời cũng không nghĩ đến.

Trải qua lần tập kết này, đại bộ phận hòa thượng giả trà trộn vào trong Phật giáo đã bị đuổi khỏi tăng đoàn. Tuy nhiên có truyền thuyết kể rằng, vẫn còn có 300 hòa thượng giả giỏi hùng biện, mọi người không có cách nào phản bác được họ để đuổi ra khỏi tăng đoàn, đành phải lệnh cho họ ở một chỗ khác, từ đó Phật giáo tiến thêm một bước chia rẽ.

Câu chuyện về vua A Dục Vương không chỉ khiến chúng ta khâm phục ông, mà còn phát hiện ra trong nội bộ Phật giáo khi đó đã xuất hiện các việc hỗn loạn. Lần tập kết thứ 3 trong Phật giáo cũng không thể ngăn chặn hiện tượng hỗn loạn về căn bản, trái lại lại bắt đầu một trào lưu dùng “Luận” để thống nhất tư tưởng giải thích giáo lý Phật giáo. Từ đó, càng ngày càng nhiều tăng nhân dùng nhân tâm sáng tạo ra “Luận” với đủ các loại các dạng, khiến cho Phật giáo hỗn loạn thêm, đưa Phật giáo đến mạt Pháp.

Kinh Phật giảng rằng thời mạt Pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế truyền chân Pháp cứu độ chúng sinh. Hi vọng rằng những người thiện lương, thành tâm hướng Phật như vua A Dục Vương sẽ đều có cơ duyên được nghe Đại Pháp của Ngài.

>>> Duyên phận cao tăng: Tôn Quyền chủ Đông Ngô, cúi mình bái Phật Pháp

>>> Kết cục của 4 người từng vũ nhục và hủy hoại tượng Phật trong lịch sử

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?