Truyện gian thần bên cạnh Võ Tắc Thiên: Miệng nam mô bụng một bồ dao găm

14/09/17, 11:41 Cổ Học Tinh Hoa

Trong mỗi triều đại, có trung thần không sợ chết liều mình can gián quân vương thì cũng có những kẻ gian thần chuyên nịnh hót, lừa dối bề trên vì tư lợi. Nhưng cho dù họ có đạt được quyền lợi to lớn thế nào thì cuối cùng cũng phải chuốc lấy quả báo bi thảm.

Gian thần dù xu nịnh, ba hoa đến đâu, đạt được quyền lợi to lớn thế nào thì cuối cùng cũng sẽ nhận kết quả bi thảm. (Ảnh: mwjx)

Sử sách nhà Đường ghi lại, Võ Tắc Thiên khi tranh giành hậu vị đã sát hại Vương Hoàng hậu và Tiêu Thục phi. Vì Thục phi trước khi chết đã nguyền rủa: “Nguyện người sinh ta là mèo, họ Võ là chuột, đang sống sờ sờ bóp chặt cổ họng bà ta“. Từ đó về sau Võ Tắc Thiên liền sợ mèo, trong cung không hề nuôi bất kỳ con mèo nào. Nhưng điều châm chọc là bên cạnh bà lại có một tâm phúc sủng thần được gọi là “nhân miêu”.

Người này ngoài mặt tỏ ra cung kính hữu lễ nhưng nội tâm lại hẹp hòi đố kị, khi giao thiệp với mọi người vẻ mặt ôn hòa, tươi cười nhưng hầu như là “trong cười ẩn đao”, một khi bị động chạm đến uy nghiêm và lợi ích thì nhất định sẽ tùy thời sát hại. Vì lời nói ôn hòa nhưng hành động thì lại đâm sau lưng đả thương người, tính tình thất thường giống như con mèo khó có thể nắm bắt, nên được người đời đặt biệt danh là “nhân miêu”.

Đây chính là gian thần thứ hai xuất hiện trong “Gian thần truyện” – Lý Nghĩa Phủ. Ông ta là quan đồng liêu với Hứa Kính Tông, họ cấu kết với nhau, lợi dụng ý chỉ của Võ Tắc Thiên mưu hại trung lương. Đồng thời, Lý Nghĩa Phủ còn dựa vào thế lực của hoàng hậu, tự cho là vững như thái sơn, làm nhiều việc trái pháp luận, thủ đoạn âm hiểm gian trá. Lý Nghĩa Phủ có con đường phát tài rất giống Hứa Kính Tông, nhưng rêu rao và cuồng vọng hơn, do đó bị bêu danh nhiều hơn, sau khi phúc phận cả đời hắn hao hết vào phú quý, hắn liền nhận báo ứng ngay trong kiếp này, rơi vào tình trạng lưu vong trường kỳ, ưu sầu mà chết.

Tiến thân dùng bút, vịnh quạ phong quan

Lý Nghĩa Phủ xuất thân nghèo hèn, tổ tiên cao nhất mới làm tới chức Huyện thừa, bản thân hắn vốn cũng chỉ là một thư sinh giỏi làm văn. Vào năm Trinh Quán, hắn dựa vào khai quốc công thần Lý Đại Lượng tiến cử, thông qua khảo hạch sách vấn (phần thi vấn đáp về chính trị thời xưa) mà thi đậu, được bổ sung làm môn hạ của Tỉnh Điển Nghi. Không lâu sau, tài làm văn của Lý Nghĩa Phủ lan truyền vào trong cung, lại được Lưu Ký và Mã Chu ra sức đề cử, rốt cục may mắn được diện kiến vua. Lúc ấy, Đường Thái Tông muốn khảo thí khả năng làm văn của hắn bèn ra đề ngẫu hứng làm thơ “vịnh quạ”. Lý Nghĩa Phủ không phụ hy vọng của thánh thượng, cầm bút viết thành:

Nhật lý dương triêu thải, cầm trung bạn dạ đề.

Thượng lâm như hứa thụ, bất tá nhất chi tê.

Nghĩa là ban ngày, dưới ánh nắng Mặt trời chiếu rọi, quạ đen lấp lánh tỏa sáng, ban đêm, mọi người cũng có thể nghe được từng tiếng đàn “Ô dạ đề”. Bởi vì quạ đen là loài chim mang điềm xấu, cho dù ở trong vườn ngự uyển hoàng gia cây cối sum xuê, nó cũng không thể mượn dù chỉ một cành cây làm nơi cư trú. Bài thơ này ngắn gọn nhưng có chỗ ký thác, Lý Nghĩa Phủ đúng là mượn hình tượng con quạ để ví von, hàm súc biểu đạt tâm khát vọng mưu cầu nhất quan bán chức trong Đại Đường thịnh thế.

Quả nhiên, Thái Tông nghe xong vô cùng vui mừng: “Ta cho ngươi mượn tất cả cây, há chỉ một cành!” Lý Nghĩa Phủ lập tức được thăng từ cửu phẩm tiểu quan lại lên bát phẩm giám sát Ngự Sử. Chính thơ phong tự do thanh tân cùng hoàn cảnh chính trị khai sáng khoan dung của triều Đường đã tạo ra cơ hội cho Lý Nghĩa Phủ bộc lộ tài năng, “vịnh quạ phong quan”, đã trở thành một đoạn giai thoại trong thi đàn Sơ Đường. Không lâu sau, Thái Tông đặc biệt triệu kiến Lý Nghĩa Phủ làm bổn quan kiêm tùy tùng của Tấn Vương Lý Trị. Khi Tấn Vương trở thành thái tử, Lý Nghĩa Phủ cũng theo đó lên chức xá nhân Thái tử, học sĩ Sùng Hiền Quán, chưởng quản công văn Đông cung.

Xét theo chức quan mới được phong này, Lý Nghĩa Phủ giống như một vị văn thần “tài đức vẹn toàn”. Hắn không chỉ có tài văn chương tương đương Lai Tể, được người đương thời xưng là “Lai, Lý”, mà còn tặng bài “Thừa hoa châm” cho Thái tử, văn vẻ tinh tế cẩn thận.

Khi Thái tử Lý Trị lên ngôi thành Đường Cao Tông, Lý Nghĩa Phủ dựa vào tình cảm quân thần sau nhiều năm hầu hạ lại được lên chức Trung thư xá nhân ngũ phẩm, kiêm học sĩ Hoằng Văn Quán, đồng thời là Sử quan biên soạn. Là một hàn sĩ trẻ tuổi trong triều, tài năng của hắn được trọng dụng, xuôi gió xuôi nước, tiền đồ của Lý Nghĩa Phủ dường như bừng sáng. Thế nhưng, ngay tại năm thứ sáu Vĩnh Huy (năm 655), khi đến tuổi tứ tuần, hắn đột nhiên gặp phải nguy cơ đầu tiên trong quan trường.

Nịnh hót có loại, gian tà nhiều cách

Nói về sự nịnh hót của Lý Nghĩa Phủ trong lúc hầu hạ Thái tử, “Tân Đường thư” tả rằng, giỏi làm văn chỉ là bề ngoài, hắn ngụy trang bản thân thành hình tượng trung thần can gián cương trực. Tâm kế của hắn có lẽ sớm bị những đại thần khác nhìn thấu. Vì không để tiểu nhân bề ngoài tỏ ra cung kính nhưng lại ẩn giấu lòng dạ ác độc ở bên cạnh Cao Tông, Tể tướng Trưởng Tôn Vô Kỵ đã dâng tấu xin cách chức hắn làm Tư Mã Bích Châu. Cái gọi là “Tư Mã” bất quá chỉ là một chức quan nhàn tản, nhìn vẻ vang nhưng lại không có thực quyền, lúc này vận làm quan của Lý Nghĩa Phủ tràn đầy nguy cơ.

Khi chiếu thư chưa truyền xuống, Lý Nghĩa Phủ từ sớm đã bí mật biết được, vội vàng tìm đồng liêu Vương Đức Kiệm bàn bạc đối sách. Người này là cháu ngoại trai của Hứa Kính Tông, giỏi về tâm kế, hắn lập tức đưa ra một “diệu kế” cho Lý Nghĩa Phủ. Cao Tông muốn lập sủng phi Võ Chiêu nghi làm hậu, chỉ là lo lắng Tể tướng và các vị đại thần phản đối, nếu Lý Nghĩa Phủ có thể  lên tiếng vì Hoàng đế, ủng hộ lập Võ Chiêu nghi làm Hoàng hậu, liền có thể chuyển nguy thành an.

Quân tử nói về nghĩa, tiểu nhân nói về lợi. Vương hoàng hậu không có khuyết điểm, chỉ vì hậu cung là nơi tranh giành tình cảm, nên hoàng hậu nhiều lần bị Võ Chiêu nghi vu cáo hãm hại đến mức mất đi sự sủng ái của nhà vua. Cao Tông muốn phế hậu lập thiếp nhưng bị các quan đại thần chính phụ dị nghị. Mà hạng tiểu nhân như Lý Nghĩa Phủ lại lấy tư lợi cá nhân làm trọng, hắn bắt đầu lừa dối quân vương.

Vào một ngày, Lý Nghĩa Phủ trực đêm thay Vương Đức Kiệm, đã dâng tấu lên hoàng đế Cao Tông, thỉnh cầu phế Vương Hoàng hậu, lập Võ Chiêu nghi, còn khoác lác không biết ngượng miệng rằng đây là điều nhân dân mong muốn. Cao Tông cực kỳ vui mừng, đặc biệt ban thưởng một đấu ngọc trai, cũng ngừng phát chiếu thư giáng chức hắn, vẫn để hắn đảm nhiệm chức cũ. Võ thị biết được cũng âm thầm ban thưởng cho Lý Nghĩa Phủ. Năm thứ hai, hoàng đế Cao Tông hạ chiếu chỉ, phế Vương hoàng hậu, Tiêu Thục phi xuống làm Thứ nhân, lập Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu.

Chỉ trong một tháng, Lý Nghĩa Phủ được phá cách đề bạt, từ Trung thư thị lang lên Trung thư môn hạ tam phẩm, đồng thời được ban thưởng tước vị. Một bản tấu thư dụng tâm kín đáo, không chỉ có thể hóa giải nguy cơ của Lý Nghĩa Phủ mà còn giúp con đường thăng quan tiến chức của hắn từ nay về sau hanh thông. Lựa ý, hùa theo yêu thích của quân vương đúng là một con đường tắt thẳng lên trời cao. Lý Nghĩa Phủ dùng tài học nhập sĩ, đã rất nhanh học được cách làm gian quan, có thể đoán ý bề trên, biết cách xu nịnh, bản chất gian thần của hắn cũng dần dần lộ ra.

Võ Tắc Thiên sau khi lên ngôi hoàng hậu liền thay đổi dáng vẻ ôn nhu “khuất thân nhẫn nhục, phụng thuận thượng ý”, trước tiên giết hại Vương Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi, tiếp theo khi nhân cơ hội hoàng đế Cao Tông trúng gió thì can thiệp triều chính, trải ra con đường để sau này lên ngôi Nữ hoàng. Ngoài ra còn có ý thu nạp Lý Nghĩa Phủ người năm xưa đã ủng hộ mình làm tâm phúc, xa lánh, mưu hại Trưởng Tôn Vô Kị và các vị đại thần phụ chính đức cao vọng trọng.

Những kẻ tiểu nhân như Lý Nghĩa Phủ nhờ vậy mà nương theo chiều gió, từ hạ thần tùy tùng của hoàng đế Cao Tông dần dần biến thành nanh vuốt của Hoàng hậu, cùng Võ Hoàng hậu làm Cao Tông mất quyền lực, khiến triều đình nhiều lần xuất hiện tình huống rối loạn “Vua không thể đảm đương nổi”, “Thiên tử chắp tay thế thôi”.

Tiến chức do gian thần, hành vi trái pháp nhiều vô kể

Có thể nói, trong việc Vương Hoàng hậu cùng Tiêu Thục phi bị hãm hại, Võ Hoàng hậu loạn chính, trách nhiệm của bọn người Lý Nghĩa Phủ là không hề nhỏ. Mà khi nắm quyền, bọn hắn càng xem thường báo ứng thiện ác cùng luân thường đạo lý và pháp luật, hành vi càng ngang ngược kiêu ngạo phóng túng.

Lúc ấy, Thuần Vu thị ở Lạc Châu phạm pháp nên bị Đại lý tự bắt giam, Lý Nghĩa Phủ nghe nói nàng có nhan sắc quyến rũ, liền phân phó Đại lý tự Thừa tên Tất Chính Nghĩa đặc xá tội của nàng, rồi nạp Thuần Vu thị làm thiếp. Đại lý tự Khanh khi đó là Đoạn Bảo Huyền đã thượng tấu theo sự thật, hoàng đế Cao Tông phái quan viên lập án thẩm tra xử lí. Lý Nghĩa Phủ sợ sự tình bại lộ, lén bức bách Tất Chính Nghĩa treo cổ tự tử trong ngục, khiến vụ án này không thể tiếp tục điều tra.

Ngự sử Vương Nghĩa Phương muốn mượn việc của Chính Nghĩa vạch tội Lý Nghĩa Phủ, cho rằng hắn tự ý giết quan lục phẩm; cho dù viên quan đó tự sát, cũng là xuất phát từ sự sợ hãi uy quyền của Lý Nghĩa Phủ. “Uy quyền sinh sát, không do Thánh thượng ra”. Hành động của Lý Nghĩa Phủ hoàn toàn khinh nhờn tôn nghiêm Đế vương, ấy vậy mà hoàng đế Cao Tông lại nhớ việc hắn ủng hộ phế Vương Hoàng hậu lập Võ Chiêu nghi, không những không hỏi tội mà còn giáng chức người bênh vực lẽ phải Vương Nghĩa Phương làm Ty hộ Lai Châu.

Năm thứ hai Hiển Khánh tức năm 657, Lý Nghĩa Phủ thăng làm Trung thư lệnh, thẩm tra đối chiếu sự thật ngự sử đại phu, Thái tử Tân khách cùng nhiều chức vị khác, phong Quận Công. Năm 658, cha hắn được truy phong làm Thứ sử Ngụy Châu, tất cả con trai của Lỹ Nghĩa Phủ kể cả đứa trẻ đang quấn tã lót cũng được phong quan, cũng có thể đại tu nhà riêng. Năm 659, Lý Nghĩa Phủ lại lên chức chính tam phẩm Lại bộ Thượng thư, chưởng quản việc bổ nhiệm và miễn nhiệm quan viên, nắm đại quyền khảo hạch. Lúc này Lý Nghĩa Phủ, là nghi trượng thế lực của Võ Hoàng hậu, ở bên ngoài thì liên hợp với người nhà mua quan bán tước, trong triều lại dẫn dắt nhiều tâm phúc, kết bè kết cánh, trong lúc nhất thời quyền khuynh triêu dã.

Trong lúc đang đắc chí vừa lòng, Lý Nghĩa Phủ lại nghĩ cách để “làm rạng rỡ tổ tông”. Vào thời Trinh Quán, Đường Thái Tông đã ra lệnh cho chúng đại thần ẩn sĩ, nhóm quan viên Sầm Văn Bản soạn tu trăm cuốn “Thị tộc chí”, định ra gia thế quý tộc tứ phương. Lý Nghĩa Phủ xuất thân từ gia tộc nghèo hèn, không thể liệt vào chí thư nên lấy làm hổ thẹn, liền thượng tấu thỉnh cầu trùng tu cuốn sách này. Hắn cùng Hứa Kính Tông trước tiên nịnh nọt Võ Hoàng hậu, ra lệnh cho quan viên trùng tu bản ghi chép này đổi tên “Thị tộc chí” thành “Tính thị lục”, liệt dòng họ Võ vào thế gia vọng tộc đệ nhất, tiếp theo lừa dối xưng tổ tiên hắn là dòng họ Lý Triệu Quận, đồng tông với hoàng thất. Hắn còn hạ lệnh: “Người từ quan ngũ phẩm trở lên, đều thăng sĩ lưu“. Cuốn sách này ghi sai tình hình thực tế cùng lễ phép, xếp sĩ binh như thị tộc, bị quan đại phu chế nhạo.

Lý Nghĩa Phủ lại thỉnh cầu di dời mộ ông nội, xây dựng rầm rộ ở phụ cận Vĩnh Khang lăng của ông nội Đường Cao Tổ. Ba vị Huyện lệnh vì nịnh nọt quyền thần, một mình phái ra tráng đinh cùng xe trâu, ngày đêm chở đất xây mộ. Huyện lệnh của bảy huyện lân cận cũng không thể không dồn dập phái dân chúng tham dự công sự xây lại mộ. Trong đó Huyện lệnh của huyện Cao Lăng tên là Trương Kính Nghiệp, làm người cung kính, hèn nhát, lại không chịu nổi vất vả, mệt chết trên công trường. Các vị vương công đại thần khác thì lại tranh nhau tặng quà truy điệu, lễ hậu tuẫn táng, cũng vào ngày cải táng, kết thành đội ngũ đưa táng kéo dài bảy mươi dặm. Sự phô trương xa hoa lãng phí như thế cũng đủ thấy gian thần hại nước hại dân thế nào.

Tham tài lộng quyền, khó thoát lưới trời

Năm thứ ba Long Sóc tức năm 663, Lý Nghĩa Phủ thăng làm hữu tướng, địa vị cao nhất trong triều, khiến bách quan tức giận nhưng không dám nói ra. Đến tận đây, Lý Nghĩa Phủ hoàn toàn bại hoại thành đại tham quan, đại gian thần, hắn bị quyền lợi dục vong mê mờ tâm trí lại không tuyển người hiền đức tài năng, mà chuyên làm chuyện bán quan bán tước, làm cho triều đình hiền ngu hỗn tạp, chính khí suy yếu.

Hoàng đế Cao Tông cũng nghe được tiếng xấu của Lý Nghĩa Phủ, khuyên bảo: “Nghe tin con trai, con rể của khanh đều không dè dặt, nhiều lần phạm lỗi, ta cũng che dấu cho khanh, không màng công ngôn, nhưng khanh có thể khuyên nhủ, chớ làm như thế“.

Ai ngờ, Lý Nghĩa Phủ từ lâu đã không còn là tiểu quan hầu hạ thái tử năm đó, phản ứng của hắn được sách sử ghi lại rằng, “đột nhiên biến sắc, gân xanh trên cổ trên trán đều nổi lên“, lập tức chất vấn Cao tông: “Ai nói việc này với bệ hạ?

Cao Tông cũng không vui nói: “Chỉ cần biết ta nói như thế, không cần hỏi ta nghe từ đâu!” Lý Nghĩa Phủ không hề có ý chột dạ hay áy náy, không tạ tội liền nghênh ngang rời đi. Cao tông dù không truy tội đến cùng nhưng nội tâm lại rất bất mãn.

Dù vậy, Lý Nghĩa Phủ vẫn chú ý quân quyền triều đình, thực sự lo lắng lên càng cao thì ngã càng nặng, vinh hoa tan thành mây khói. Hắn mời thuật sĩ Đỗ Nguyên Kỷ nhìn khí thế phủ trạch, Đỗ Nguyên Kỷ nói rằng: “Phủ trạch có ngục khí, gom hai mươi triệu lượng mới có thể yếm thắng“. Từ đó về sau, Lý Nghĩa Phủ càng ra sức vơ vét của cải. Có một lần, ông ta gọi cháu của Trưởng Tôn Vô Kị là Trưởng Tôn Diên đến nói: “Ta để cho ngươi một chức quan“. Năm ngày sau, Trưởng Tôn Diên được phong làm quan Ti tân giám, Lý Nghĩa Phủ dựa vào chuyện này đòi hối lộ bảy trăm nghìn lượng.

Lưới trời lộng lộng, tuy thưa mà khó thoát. Sau việc bán chức quan này, đại thần biết rõ tình tiết sự việc rốt cuộc không thể nào khoan nhượng hành vi phạm tội này, mạo hiểm dâng tấu vạch tội. Lý Nghĩa Phủ phong quang cả đời, rốt cục cũng đến ngày phải đeo xiềng xích ngồi tù. Có lẽ vì tội lỗi của hắn quá sâu nặng, triều đình và dân gian oán hận chất chứa đã lâu, Võ Tắc Thiên cũng không ra mặt bao che. Quan viên thẩm tra xử lí theo lẽ công bằng, vạch từng tội trạng. Không lâu sau, hoàng đế Cao Tông hạ chiếu phán Lý Nghĩa Phủ lưu vong dài hạn ở Tây Châu, con trai và con rể hắn cũng bị trừng trị.

Gian thần sa lưới, quan dân đều vui mừng vỗ tay. Có người làm văn dán khắp đường lớn, mắng Lý Nghĩ Phủ sưu cao thuế nặng quá đáng là “đại tặc Đồng Sơn”. Ba người con trai và con rể của ông ta hành vi vẫn hung ác làm càn, người đương thời đều gọi việc trừng trị họ là “Tru tứ hung”.

Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc