Trung Quốc xuất hiện thiên thạch rơi, dấy lên đồn đoán về cái chết của lãnh đạo

16/10/19, 09:06 Trung Quốc
Rạng sáng ngày 11/10, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: NTDTV)
Rạng sáng ngày 11/10, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: NTDTV)

Rạng sáng ngày 11/10, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống thành phố Tùng Nguyên, Tỉnh Cát Lâm, chỗ giáp với tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Hắc Long Giang. Nhiều người đã liên hệ với sự kiện thiên thạch rơi ở tỉnh Cát Lâm năm 1976 mang điềm chẳng lành, năm đó “3 đầu sỏ” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Chu Đức, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông đều tử vong.

Rạng sáng ngày 11/10, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: NTDTV)
Rạng sáng ngày 11/10, một thiên thạch bất ngờ rơi xuống phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang. (Ảnh: NTDTV)

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, khoảng 0 giờ 16 phút ngày 11/10, có một thiên thạch đã bất ngờ rơi xuống phía Đông Bắc tỉnh Cát Lâm, chỗ giao giới với tỉnh Hắc Long Giang.

Theo camera giám sát nhiều nơi ở thành phố Tùng Nguyên, tỉnh Cát Lâm cho thấy, lúc ấy từ màn trời đêm, đột nhiên xẹt qua một tia sáng nhanh chóng rơi xuống, sau đó, bầu trời bị một luồng ánh sáng cực mạnh chiếu sáng như ban ngày, toàn bộ quá trình chỉ có vài giây đồng hồ, sau đó bầu trời lại tối đen như cũ.

Người dân ở thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, thành phố Trường Xuân, Tùng Nguyên tỉnh Cát Lâm, thành phố Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Hắc Long Giang, đều nhìn thấy ánh sáng chói lòa khi thiên thạch rơi xuống, ai cũng đều cảm thấy ngạc nhiên.

Có người trên mạng nói, trong quá trình rơi xuống, thiên thạch cũng bị tan rã ra, sau đó rơi xuống phía Tây Bắc thành phố Tùng Nguyên tỉnh Cát Lâm, chỗ giao giới của tỉnh Cát Lâm và tỉnh Hắc Long Giang.

Ánh sáng chói lóa cả vùng trời được cho là do thiên thạch rơi tại tỉnh Cát Lâm vào sáng sớm ngày 11/10/2019.
Ánh sáng chói lóa cả vùng trời được cho là do thiên thạch rơi tại tỉnh Cát Lâm vào sáng sớm ngày 11/10/2019. (Ảnh cắt từ video)

Trên mạng xã hội Twitter, có không ít người đã liên hệ với sự kiện thiên thạch rơi ở tỉnh Cát Lâm năm 1976, bởi vì đây là báo hiệu của điềm xấu. Năm đó khi tỉnh Cát Lâm xuất hiện thiên thạch rơi, Mao Trạch Đông cùng những lãnh đạo của ĐCSTQ liên tục tử vong, Trung Quốc đã phát sinh rối loạn lớn.

Từ 3000 năm trước, Trung Quốc đã có những ghi chép liên quan đến sao băng và thiên thạch, thiên thạch thông thường được coi là điềm báo cho sự phát sinh của các việc trọng đại, mà đa số là điềm không may. 

Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, năm 1971, 1976, 1986, 1997, 2012 đều xuất hiện hiện tượng thiên thạch rơi, kèm theo đó là các sự kiện trọng đại của ĐCSTQ.

Mưa thiên thạch tỉnh Cát Lâm năm 1976

Buổi chiều ngày 8/3/1976, mưa thiên thạch đã xuất hiện ở vùng ngoại ô phía Bắc tỉnh Cát Lâm. Ngày 22/4 năm đó, Mao Trạch Đông nói “nhân viên thân cận” là Mạnh Cẩm Vân đọc tin tức cho mình nghe. Sau khi Mao nghe thấy tin tức về thiên thạch ở tỉnh Cát Lâm, tự biết là đại nạn đã giáng xuống, thở dài suy tư một lúc lâu.

Theo như cuốn sách “Những năm cuối đời của Mao Trạch Đông” đã ghi lại, lúc ấy Mao Trạch Đông bị một nỗi buồn bao phủ, trên mặt ông hiện ra vẻ lo lắng, bất an, tâm tình kích động. Mao nói Mạnh Cẩm Vân kéo rèm cửa ra, rồi bước tới đứng bên cửa sổ, nhìn về phía trời chiều.

Mao nói: “Trung Quốc có một học thuyết, gọi là thiên nhân cảm ứng. Nói rằng mỗi khi ở nhân gian có đại biến hóa thì sẽ cho con người một chút dự báo. Trời rung đất chuyển, trên trời có thiên thạch rơi xuống, chính là muốn nói sẽ có người chết”.

Hai tháng sau đó, 2 trận động đất 7 độ richter đã xảy ra tại huyện Long Lăng phía Tây Bắc, Vân Nam khiến 3000 người thương vong.

Ngày 28/7 cùng năm, một trận động đất khác mạnh 7,8 độ richter cũng xảy ra tại thành phố Đường Sơn tỉnh Hà Bắc khiến 240.000 người chết, 160.000 người bị thương.

Trùng hợp là trong năm 1976, nhiều nhân vật chính trị cao cấp của Trung Quốc lần lượt qua đời: Thủ tướng Chu Ân Lai qua đời ngày 8/1, “nguyên soái khai quốc” Chu Đức qua đời ngày 6/7, Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời ngày 9/9.

Quân đội khóc tiễn biệt Mao Trạch Đông
Quân đội khóc tiễn biệt Mao Trạch Đông năm 1976. (Ảnh: IFeng)

Ngoài ra, “bè lũ bốn tên” Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cũng lần lượt bị bắt vào tháng Mười cùng năm. Việc này là cột mốc đánh dấu Cách mạng Văn hóa kết thúc tại Trung Quốc.

Hiện tượng thiên thạch phần lớn đều gắn liền với các sự kiện lớn của ĐCSTQ

Năm 1971, một trận mưa thiên thạch nhỏ đã xảy ra ở huyện Song Dương, tỉnh Cát Lâm. Ngày 13/9 năm đó, Lâm Bưu, đã được công nhận trong hiến pháp là người kế vị của Mao Trạch Đông, mang theo vợ con lên máy bay bỏ trốn, và đã chết khi máy bay rơi ở hoang mạc của Mông Cổ.

Ngày 15/4/1986, một thiên thạch khối cầu, đã rơi xuống sườn núi Đại Yển, phía Đông Nam thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc. Năm đó, giới cao tầng của ĐCSTQ cho rằng Hồ Diệu Bang có khuynh hướng tự do hóa của giai cấp tư sản, dung túng cho phần tử tri thức, yêu cầu ông từ chức, về sau Hồ bị ép phải rớt đài. Từ cuối năm đó cho đến đầu năm 1987, phát sinh “Bát lục học triều” (phong trào sinh viên 86), và đã trở thành cuộc thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989.

Ngày 15/2/1997, xung quanh khu vực huyện Quyên Thành, thành phố Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông, đã có một trận mưa thiên thạch cỡ vừa, 4 ngày sau, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố, Đặng Tiểu Bình tử vong tại Bắc Kinh, năm đó được 93 tuổi.

Ngày 11/2/2012, ở huyện Hoàng Trung, thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, xuất hiện một trận mưa thiên thạch lớn, mấy trăm khối thiên thạch từ trên trời rơi xuống, rải rác tận 6 thôn trang, phạm vi hơn 100 km, quy mô chỉ sau trận mưa thiên thạch ở tỉnh Cát Lâm năm 1976.

Năm đó, trước khi Vương Lập Quân, cục trưởng cục công an thành phố Trùng Khánh, mang theo tài liệu mật trốn ở lãnh sự quán của Hoa Kỳ để xin tị nạn chính trị, đã tiết lộ những âm mưu kinh thiên động địa của tập đoàn Giang Trạch Dân, làm thế giới rúng động, đồng thời làm giới cao tầng của ĐCSTQ tan rã, duy trì như vậy cho tới ngày nay.

Nhiều người liên tưởng đến Giang Trạch Dân lành ít dữ nhiều?

Ông Giang Trạch Dân năm nay 93 tuổi, xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. (Ảnh: Getty Images)
Ông Giang Trạch Dân năm nay 93 tuổi, xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền. (Ảnh: Getty Images)

Tờ Đông phương Nhật báo tại Hồng Kông từng dẫn lời của nhà huyền học Hồng Kông nói rằng, theo truyền thống Trung Quốc, thiên thạch rơi là dự báo nhân vật cấp cao của chính đàn sẽ qua đời. Mấy năm gần đây, thỉnh thoảng lại có tin đồn về bệnh tình nguy kịch, thậm chí có tin nói cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân tử vong.

Ngày 01/10 năm nay, trong dịp kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ thành lập chính quyền, Bắc Kinh đã tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn, dàn lãnh đạo cấp cao đương nhiệm và đã nghỉ hưu cùng nhau xuất hiện trên thành Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân 93 tuổi cũng được người khác dìu ra.

Theo Apple Daily đưa tin, trong ngày duyệt binh, bắt đầu lúc 10:00 sáng, ông Giang được hai người dìu hai bên lên thành Thiên An Môn, ngồi xuống một cách loạng choạng. Phóng viên phát hiện, khoảng 11:05, cảnh quay của CCTV chuyển từ cảnh xe tăng trên Quảng trường sang cảnh thành Thiên An Môn, và lúc này ông Giang Trạch Dân vốn ngồi phía bên tay trái ông Tập Cận bình đã rời khỏi chỗ ngồi.

Bản tin nói, khoảng 30 phút sau, ông Giang mới quay trở lại chỗ ngồi ban đầu và nói chuyện với ông Lý Khắc Cường đang ngồi bên tay trái mình. Ông Giang “biến mất” khoảng 30 phút đầy bí ẩn, hiện chưa rõ nguyên nhân vì sao. Có người đoán “thuốc trợ tim ông Giang tiêm trước đó chỉ có thể cầm cự được một tiếng đồng hồ nên phải rời khỏi vị trí ra sau để tiêm tiếp”.

Theo truyền thông tiếng Trung bên ngoài Trung Quốc, để chuẩn bị cho lễ duyệt binh, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm các nguyên lão nhân dịp Trung Thu, ông muốn các nguyên lão cùng xuất hiện trên thành Thiên An Môn để quan sát duyệt binh, nhằm tạo cảnh tượng nội bộ ĐCSTQ đoàn kết. 

Tuy nhiên, lại có cư dân mạng chế giễu rằng: “Tập sợ Giang chết quá chậm, nên cố ý lôi ra cho hít thở không khí ô nhiễm một chút, trở về sẽ bị viêm phổi … làm tăng nhanh tốc độ tử vong của Giang”.

Minh Huy (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

    Trong lòng bạn như thế nào thì cuộc sống chính là như thế đó

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này