Trung Quốc vẫn mổ cướp nội tạng của những tù nhân lương tâm?

Một báo cáo được thực hiện vào cuối năm 2014 bởi các quan chức chính phủ Trung Quốc cho thấy nước này đã lên kế hoạch chấm dứt những hành động thu hoạch nội tạng vào đầu năm 2015. Tuy nhiên, theo nhiều nhà hoạt động nhân quyền, Trung Quốc vẫn tiếp tục cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân.

Trung Quốc vẫn thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm.
Trung Quốc vẫn mổ cướp nội tạng của các tù nhân lương tâm.

Trong Hội nghị thượng đỉnh lần 2 của Nhà Trắng ngày 13/6, một số nhà lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết tại Hạ viện lên án hoạt động mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm của Trung Quốc.

Nghị quyết HR 343, kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành một phân tích chi tiết hơn về nạn mổ cắp nội tạng được nhà nước hậu thuẫn, gây ra cho các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc mà không cần sự đồng ý của họ. Nghị quyết cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo kết quả của một đạo luật hiện hành về việc không cấp visa cho các công dân muốn sử dụng nguồn tạng này tại Trung Quốc.

Theo dự luật, chính quyền Trung Quốc đã báo cáo trong năm 2011 rằng phần lớn nội tạng sử dụng cho việc cấy ghép trong nước đến từ các tử tù, bao gồm một số lượng lớn nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Theo Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp, Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc cổ xưa, bao gồm các bài tập thiền định và triết lý đạo đức tập trung vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Trung Quốc đã duy trì những vi phạm nhân quyền khủng khiếp và nghiêm trọng nhất đối với các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác, nhưng hầu như không gặp phải bất kỳ sự chỉ trích nào“, đại diện đảng Cộng hòa Ileana Ros-Lehtinen – người đề xướng nghị quyết này nhấn mạnh rằng: “Chế độ cai trị độc tài và phi nhân đạo, đã cướp đi quyền tự do cá nhân của con người, đẩy họ vào những trại lao động, nhà tù, sau đó hành quyết và thu hoạch nội tạng của họ để cấy ghép, đó là hành động vượt quá sự nhận thức và phải bị phản đối trên toàn thế giới và kết thúc vô điều kiện”.

Một báo cáo được thực hiện vào cuối năm 2014 bởi các quan chức chính phủ Trung Quốc, khiến cho giới truyền thông tin rằng nước này đã bắt đầu lên kế hoạch chấm dứt những hành động thu hoạch nội tạng vào đầu năm 2015. Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động nhân quyền cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân.

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế báo cáo: “Đến năm 2015, hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt và bị đưa đến các trại giam, nơi họ phải chịu đựng tra tấn và cuối cùng đã bị hành quyết. Các chuyên gia đã điều tra kỹ lưỡng trong nhiều năm, các báo cáo về chủ đề này cung cấp thông tin chi tiết của một hệ thống cung cấp nội tạng, trong đó có lẽ các tù nhân đã bị hành hình cho các đơn đặt hàng nội tạng“.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp cho thấy thời gian chờ đợi của các bệnh nhân cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc là cực ngắn so với các nước khác, chẳng hạn như Mỹ, thời gian chờ đợi trung bình cho một lá gan là 2 năm và 3 năm cho một quả thận. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, bệnh nhân thường chờ đợi chỉ một vài tuần cho một cơ quan nội tạng. Báo cáo cho thấy thời gian chờ đợi ngắn cũng áp dụng đối với người ngoại quốc “du lịch ghép tạng”.

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp cho rằng ở Trung Quốc bệnh nhân không phải chờ để có nội tạng. Thay vào đó, nội tạng đang chờ bệnh nhân.

Theo một bài báo đồng tác giả vào năm 2011 của Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ y tế cộng đồng Trung Quốc, được xuất bản trên tạp chí The Lancet cho biết: “Trung Quốc đã tiến hành khoảng 10.000 ca ghép tạng mỗi năm kể từ năm 2008. Ông Hoàng ước tính có khoảng 65% nội tạng được cấy ghép mỗi năm đến từ các tử tù”.

Không giống các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện không có hệ thống – nơi người dân có thể chọn để tình nguyện hiến tạng trước khi chết.

Trong năm 2011, Arthur Caplan, Giám đốc y đức tại Sở Y tế dân số của Trung tâm Y tế Langone NYU, đề nghị tẩy chay tình trạng cấy ghép tạng ở Trung Quốc. Trong một bài báo ông viết cho tạp chí The Lancet, Caplan đề nghị các nhà khoa học trong cộng đồng y sinh học quốc tế, không cho phép trình bày tại các cuộc họp, xuất bản các bài báo và hợp tác nghiên cứu liên quan đến việc cấy ghép tạng, trừ khi có thể xác minh được nguồn gốc nội tạng cho các nghiên cứu, không đến từ các tử tù.

Caplan nói: “8 tạp chí lớn đã đồng ý từ chối các tài liệu do các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc cung cấp về cấy ghép nội tạng“.

Để có được tín nhiệm, họ bắt đầu thiết lập phần khởi đầu của một hệ thống tử thi, nhưng nó rất khó được chấp nhận trong văn hóa Trung Quốc“, Caplan nói. Trong năm 2010, ví dụ, chính phủ Trung Quốc thực hiện một chương trình thí điểm để mua nội tạng từ các bệnh nhân tim mạch. Quốc gia này cũng thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nhằm phân bố nôi tạng, tuy nhiên kết quả không khả quan.

Các chuyên gia nói rằng hệ thống của Trung Quốc không tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, nơi đòi hỏi sự rõ ràng và minh bạch nguồn gốc của tất cả các cơ quan nội tạng, tất cả phải từ sự tự nguyện hiến tặng mà không liên quan đến mua bán.

Tại Hoa Kỳ, người hiến tạng đầu tiên là một người còn sống đã cho anh em sinh đôi một quả thận. Đó là vào năm 1954, và phải mất nhiều thập kỷ cho việc hiến tạng được chấp nhận rộng rãi. Năm 1968, chính phủ xây dựng Văn phòng hiến tặng tử thi, nơi được xây dựng bài bản theo y học và nhân đạo. Trong đó các cơ quan có thể được hiến tặng và cấy ghép.

Tuy nhiên, trước đó công chúng đã phản đối hành động này, cần phải sau khi có sự phê chuẩn từ các nhà lãnh đạo tôn giáo, gồm cả những phát biểu của Đức Giáo Hoàng, rằng hệ thống tử thi không đi ngược lại giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Kể từ đó, hiến tạng nhân đạo mới được chấp nhận.

Dịch từ Epoch Time

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?