Trung Quốc thương lượng lập căn cứ quân sự ở Djibouti

09/05/15, 17:45 Tin Tổng Hợp
(TNO) Trung Quốc đang thương lượng việc lập một căn cứ quân sự ở thủ đô đồng thời là thành phố cảng chiến lược Djibouti của nước cộng hòa Djibuti ở châu Phi, mở ra triển vọng về sự hiện diện song song các căn cứ của Mỹ và Trung Quốc tại nước này.

(TNO) Trung Quốc đang thương lượng việc lập một căn cứ quân sự ở thủ đô đồng thời là thành phố cảng chiến lược Djibouti của nước cộng hòa Djibuti ở châu Phi, mở ra triển vọng về sự hiện diện song song các căn cứ của Mỹ và Trung Quốc tại nước này.

Djibouti hiện là một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới – Ảnh: AFP

“Các cuộc thảo luận đang được tiến hành”, Tổng thống Omar Guelleh nói với hãng tin AFP trong một cuộc phỏng vấn ở Djibouti hôm 9.5, khẳng định sự hiện diện của Bắc Kinh “sẽ được hoan nghênh”.
Djibouti là nơi Mỹ có căn cứ Lemonnier, sử dụng cho các chiến dịch bí mật chống khủng bố và các hoạt động khác ở Yemen, Somalia và những nơi khác ở châu Phi.
Pháp và Nhật Bản cũng có căn cứ tại cảng Djibouti, một nước từng là thuộc địa của Pháp án ngữ cửa ngõ vào Biển Đỏ và kênh đào Suez, và đã được hải quân các nước châu Âu và quốc tế dùng làm căn cứ trong cuộc chiến chống cướp biển ở nước láng giềng Somalia.
Trung Quốc đã tài trợ nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn với chi phí hơn 9 tỉ USD nhằm nâng cấp cảng, sân bay và các tuyến đường sắt nối với Ethiopia, nước sử dụng cảng Djibouti để giao thương với thế giới.
“Sự hiện diện của Pháp thì đã lâu, và người Mỹ nhận thấy vị trí của Djibouti có thể hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố trong khu vực. Người Nhật muốn bảo vệ khỏi cướp biển, và giờ người Trung Quốc cũng muốn bảo vệ quyền lợi của họ và được hoan nghênh”, ông Guelleh nói.
Djibouti nằm gần eo biển Bab al-Mandeb chia cách châu Phi với bán đảo Ả Rập, và là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, dẫn vào Biển Đỏ và đến Địa Trung Hải.
Djibouti và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận quân sự cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Djibouti vào tháng 2.2014, một động thái khiến Mỹ phật ý.
Trong những năm gần đây, Tổng thống Guelleh có xu hướng quay sang Trung Quốc như một đối tác kinh tế then chốt.

Trùng Quang

Theo Thanh Niên

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp