Trung Quốc ‘rớt đài’, Ấn Độ và 4 quốc gia khác sẽ thay thế vị trí “công xưởng của thế giới”
Công ty kế toán – kiểm toán nổi tiếng thế giới Deloitte gần đây cho rằng, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam trong 5 năm tới, sẽ thay thế vị trí “công xưởng thế giới” của Trung Quốc. Ký hiệu 5 quốc gia này theo tên tiếng Anh thứ tự abc là “MITI-V”.
5 quốc gia khác sẽ trở thành công xưởng mới của thế giới
Theo tin tức từ báo “kinh tế hàng ngày” của Hồng Kông ngày 22/2, Giám đốc điều hành ngành công nghiệp của công ty Deloitte – một trong nhóm 4 công ty kế toán hàng đầu thế giới, gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy: Trong 5 năm tới, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất với chi phí sản xuất thấp, sản xuất sản phẩm hàng hóa thâm dụng lao động như quần áo, đồ chơi, hàng dệt may và các sản phẩm điện tử tiêu dùng cơ bản. Họ sẽ trở thành công xưởng mới của thế giới.
Bài báo cho biết, tình hình của 5 quốc gia này không giống nhau, nền kinh tế cũng có những ưu thế và bất lợi riêng, tuy nhiên Ấn Độ nói riêng sẽ chạm đích.
Ấn Độ có tiềm năng để trở thành trung tâm công xưởng sản xuất với chi phí thấp. Hồi tháng 9 năm ngoái, Huawei tuyên bố rằng sẽ sản xuất 3 triệu điện thoại thông minh hàng năm ở Ấn Độ, còn Foxconn sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào Ấn Độ để mở nhà máy iPhone.
Ấn Độ có ưu thế đặc biệt là lao động tay nghề cao, và có tới 12 triệu người tiêu dùng, đây là một thị trường khổng lồ. Mặc dù đất nước này còn nhiều người nghèo, nhưng thu nhập của họ đang tăng lên. Ấn Độ có một số lượng lớn các sinh viên tốt nghiệp đại học tốt để đáp ứng nhu cầu cho các vị trí kỹ sư sản xuất, kỹ sư thiết kế và quản lý.
Điều này đối với các nước khác trong nhóm MITI-V là rất thuận lợi
Giám đốc khu vực Đông Nam thuộc Công ty tư vấn rủi ro Oxford Analytica, ông Carlo Bonura cho rằng, Thái Lan và Malaysia quan tâm nhiều hơn đến công nghệ sản xuất thứ cấp, chứ không phải là theo công nghiệp sản xuất chi phí thấp.
Thái Lan có ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ như ô tô, điện tử, thực phẩm và các ngành công nghiệp hóa học, trong khi Malaysia có ngành công nghiệp hóa chất mạnh, gia công cơ khí và cao su lớn mạnh. Còn đối với Việt Nam, lợi thế lớn nhất là chi phí nhân lực.
Hình ảnh “công xưởng thế giới” của Trung Quốc đã mất
Trong những năm gần đây, thuận theo việc đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc các nhà máy chuyển sang Trung Quốc không ngừng sụt giảm, cảnh quan của Trung Quốc nhìn chung không còn là công xưởng của thế giới.
Vào giữa tháng 1/2017, 200 nhân viên vị trí R & D thuộc công ty công nghệ của Mỹ Oracle tại Bắc Kinh đã bị cắt giảm, những nhân viên này được yêu cầu phải từ chức trước ngày 3/3.
Ngày 9/1/2017, Tập đoàn McDonald’s đã bán 80% cổ phần tại Trung Quốc và Hồng Kông cho tập đoàn Citic Group và Carlyle Group LP với giá 16,1 tỷ $ HK.
Ngày 7/1/2017, nhà máy sản xuất ổ cứng lớn nhất thế giới Seagate công bố việc đóng cửa nhà máy ở Tô Châu, sa thải gần 2.000 người.
Vào đầu tháng 11/2016, Marks & Spencer công bố sẽ đóng cửa 53 cửa hàng trên toàn thế giới, sa thải lên đến 2.100 người. Trong đó, tại Trung Quốc có tất cả 10 cửa hàng sẽ bị đóng cửa.
Cuối tháng 5/2016, công ty điện tử lớn nhất thế giới Philips công bố việc đóng cửa và sa thải nhân viên của công ty được đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc.
Tháng 2/2016, Nokia đã công bố việc đóng cửa các nhà máy được đặt tại Thượng Hải, một năm trước đó, Nokia đã đóng cửa 4 nhà máy ở Trung Quốc.
Ngày 23/2, theo số liệu thống kê của Văn phòng quốc gia Trung Quốc, năm 2016 đầu tư tài sản cố định của nước ngoài vào Trung Quốc có 1211,97 tỷ, so với năm 2011 là 3269,81 tỷ, như vậy chỉ trong vòng 5 năm đã giảm 62,94%. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc công bố hôm 16/2, trong tháng 1 năm nay, thực tế đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm 14,73%, chỉ có 120 tỷ USD.
Tăng chi phí và môi trường đầu tư không thân thiện là nguyên nhân chính của việc thoái vốn
Lý do tại sao các nhà đầu tư nước ngoài lại rút khỏi thị trường Trung Quốc?
Đầu tiên, bởi vì chi phí đất đai, lao động tăng, trong khi đó lợi nhuận tương ứng của công ty lại bị giảm. Trang Nikkei ngày 21/2 đưa tin, tiền công của Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức 10% hàng năm tại các nhà máy giày Asahi. Bài báo viết: “Ở Trung Quốc, chi phí lao động trong 10 năm tăng khoảng 7 lần, trong khí đó chi phí sản xuất của Trung Quốc hiện nay thấp hơn so với ở Mỹ chỉ có 4%”.
Thứ hai, môi trường đầu tư của Trung Quốc không còn thân thiện. AmCham-Trung Quốc, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc hôm 18/1 đã công bố kết quả một cuộc khảo sát, cho biết hơn 80% doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã có kế hoạch kinh doanh rút khỏi Trung Quốc.
Báo cáo của Phòng Thương mại EU cũng nhấn mạnh: quá trình ĐCSTQ thực thi pháp luật ở nước ngoài là rất mờ ám. Hơn nữa đối mặt với sự kiểm duyệt thông tin, có nhiều trở ngại để bảo vệ pháp luật, dẫn đến các rào cản thị trường. Việc này khiến cho các công ty châu Âu tại thị trường Trung Quốc ngày càng thiếu sự tin tưởng.
Ngoài ra, Trung Quốc không tận sức bảo vệ các tài sản trí tuệ, cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh… cũng là những lý do của việc thoái vốn nước ngoài tại Trung Quốc.
Theo epochtimes.com.tw