Trung Quốc nói Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông

13/05/20, 08:07 Thế giới

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã lên án thậm tệ việc Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý trên biển Đông do nước này ban hành, đồng thời khẳng định rằng ‘Quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một phần lãnh thổ không thể chối cãi của Trung Quốc’…

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh qua twitter)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Ảnh qua twitter)

“Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Đông vì các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong buổi họp báo hôm 11/5.

Phát ngôn của ông Triệu được đưa ra sau khi Hà Nội tuyên bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc ‘không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông’. 

Cũng trong buổi họp báo này, ông Triệu còn nói rằng “không thể chối cãi rằng Quần đảo Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển có liên quan của Biển Đông theo luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của Trung Quốc.

“Thực hiện lệnh ngừng đánh cá vào mùa hè ở các vùng nước liên quan ở Biển Đông là một hành động hợp pháp khi Trung Quốc thực thi các quyền hành chính và thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với pháp luật”, ông Triệu nói và cho rằng việc cấm đánh cá trong hơn 3 tháng mỗi năm sẽ có lợi cho việc bảo vệ nguồn hải sản và phát triển bền vững tại Biển Đông.

Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 8/5 khẳng định ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam” thì trong cuộc họp báo này ông Triệu Lập Kiên phản bác lại rằng: “Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân của mình vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản Biển Đông”. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. (Ảnh qua tuoitre)

Liên quan đến sự việc trên, cũng trong ngày 11/5, Bộ NN&PTNN Việt Nam đã đề nghị các tỉnh, thành động viên ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam bởi lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc ‘không có giá trị’ đối với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước đó vào ngày 1/5, Chính quyền Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè thường niên ở Biển Đông (bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) dưới sự giám sát của lực lượng hải cảnh và kiểm ngư nước này. Lệnh cấm kéo dài 3 tháng rưỡi, bắt đầu từ trưa 1/5 tới tận ngày 16/8.

Không đồng tình với lệnh cấm trên, hôm 5/5, Hội Nghề cá Việt Nam đã “kịch liệt phản đối hành động hết sức phi lý của phía Trung Quốc’” và khẳng định quy chế này không có giá trị pháp lý đối với các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngư dân Việt Nam hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc chủ quyền của mình.

Được biết, bắt đầu từ năm 1999 đến nay, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp trên Biển Đông, nơi nước này tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ bằng ‘đường 9 đoạn’, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua thanhnien)
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh qua thanhnien)

Không chỉ cấm đánh cá ở Biển Đông, Trung Quốc còn có lệnh cấm tương tự ở biển Hoa Đông.

Hôm 9/5, một tàu cá của Nhật Bản đã bị 2 tàu hải cảnh Trung Quốc tiếp cận và bám đuổi ngay gần quần đảo Điếu Ngư (Tokyo gọi là Senkaku) ở biển Hoa Đông.

Sau đó, lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản phải điều động tàu tuần tra đến hiện trường, cảnh báo qua bộ đàm. Đến lúc đó, các tàu hải cảnh Trung Quốc mới chịu rời khỏi khu vực.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng