Trung Quốc: Người tiết lộ dịch SARS năm 2003 bị giam lỏng tại nhà, mất trí nhớ nghiêm trọng

13/02/20, 14:56 Trung Quốc

Là ‘người thổi còi’ tiết lộ sự thật về dịch SARS năm 2003, nhưng kể từ năm 2004, ông Tưởng Ngạn Vĩnh (Jiang Yanyong) đã không có tự do cá nhân. Thậm chí, gần đây ông còn bị cho uống một loại thuốc gây hại thần kinh khiến ông bị mất trí nhớ nghiêm trọng.

Cựu bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh, người mạo hiểm tính mạng để tiết lộ sự thật về dịch SARS năm 2003. (Ảnh qua Twitter)

Khi biết việc các nhà chức trách Trung Quốc cố che đậy sự bùng phát của dịch virus corona, sau đó lại ‘bịt miệng’ 8 bác sĩ thông báo cho bạn bè họ về dịch bệnh, người dân Trung Quốc đã nhớ lại trường hợp Tiến sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh, người đã liều mạng để phơi bày sự thật về dịch SARS tại nước này năm 2003.

Ông Tưởng (88 tuổi) từng là một bác sĩ phẫu thuật quân y làm việc tại Bệnh viện 301 Bắc Kinh. Sau khi phơi bày con số thực sự các ca nhiễm SARS ở Trung Quốc, ông đã được công chúng hoan nghênh như một anh hùng SARS hay người thổi còi về dịch SARS.

Ngay sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 người tiết lộ về dịch viêm phổi mới qua đời vào ngày 7/2, thì ‘Tưởng Ngạn Vĩnh’ đã trở thành cái tên được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng Internet ở Trung Quốc.

Người Hồng Kông kính viếng bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về căn bệnh viêm phổi do virus corona. (Ảnh qua The Guardian)

Bị giam giữ tại nhà và giám sát chặt chẽ

Tuy nhiên theo tiết lộ của Trung tâm Thông tin Nhân quyền & Dân chủ (ICHRD) tại Hồng Kông, kể từ ngày bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, một số sĩ quan cảnh sát mặc thường phục đã canh gác lối vào trước nhà ông Tưởng ở Bắc Kinh.

Vợ ông Tưởng, bà Hoa Trong Úy (Hua Zhongwei) cho biết từ năm 2004, ông Tưởng đã không có tự do cá nhân và không thể ra nước ngoài thăm người thân, kể cả con gái sống ở California. Khi ông muốn đi du lịch Hồng Kông, chính quyền cũng không cho ông rời khỏi đại lục.

Từ tháng 3/2019, ông Tưởng bị quản thúc tại gia sau khi gửi một lá thư cho nhà lãnh đạo Tập Cận Bình yêu cầu xem xét lại việc đàn áp phong trào dân chủ sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ngày 8/4/2019, ông Tưởng muốn đi chữa bệnh suy giảm thần kinh nhưng bảo vệ tại khu ông ở cũng không cho ông rời khỏi tòa nhà.

Trao đổi với với ICHRD ngày 7/2, vợ ông Tưởng, bà Hoa cho biết ông đang có khả năng hồi phục khi được điều trị bệnh viêm phổi tại nhà và sức khỏe đang trong tình trạng ổn định.

Bà Hoa cũng chia sẻ bà cảm thấy rất buồn và thương tiếc cho cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng.

Bị ép uống thuốc đến mất trí nhớ nghiêm trọng

Theo một bài báo độc quyền của tờ Guardian, một người bạn của bác sĩ Tưởng tiết lộ hồi tháng 4/2019, ông Tưởng bị tước quyền điều trị y tế, khi đó ông đã rất tức giận. Sau đó, ông được cho dùng một loại thuốc dẫn đến mất trí nhớ nghiêm trọng.

Một người bạn khác nói: “Chúng tôi đã không gặp ông ấy từ lâu và không thể liên lạc được với ông ấy. Chúng tôi nghe nói não của ông Tưởng đã bị tổn thương nghiêm trọng”.

Chính quyền Trung Quốc nổi tiếng đàn áp tù nhân bằng cách ép uống các loại thuốc gây hại hệ thần kinh. Bài báo của The Guardian còn cho biết, bạn bè ông Tưởng nghi ngờ chính quyền Trung Quốc đã cố tình bắt ông uống loại thuốc hại thần kinh vì coi ông là một nhà bất đồng chính trị.

Anh hùng chống SARS

Khi virus SARS bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc vào cuối năm 2002, đầu năm 2003, truyền thông Trung Quốc được lệnh không đưa tin về dịch bệnh. 

Vào ngày 3/4/2003, Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc Trương Văn Khang đã tổ chức một cuộc họp báo để thông báo chỉ có 12 trường hợp nhiễm SARS ở Bắc Kinh và dịch bệnh này “đã được kiểm soát hiệu quả”.

Ông Khang còn khuyến khích những người nước ngoài đến Bắc Kinh và Quảng Đông khi cho rằng “Bắc Kinh là nơi an toàn để sống” và “cuộc sống ở Quảng Đông vẫn diễn ra bình thường”.

Ngày hôm sau, bác sĩ Tưởng gửi một email dài 800 chữ cho đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và kênh Phoenix TV có trụ sở tại Hồng Kông để báo cáo con số nhiễm bệnh ông thu thập được cao hơn nhiều so với công bố chính thức. 

Trong thư ông cho biết, từ các nhân viên y tế ở 2 bệnh viện của Bắc Kinh, ông biết có ít nhất 7 trường hợp tử vong và 106 trường hợp đã mắc bệnh. 

“Tôi thật sự không thể tin vào những gì tôi nhìn thấy. Tất cả các bác sĩ và y tá nhìn thấy tin tức ngày hôm qua đều rất tức giận”, ông Tưởng viết trong email gửi truyền thông Trung Quốc.

Mặc dù không có đài truyền hình nào công bố bức thư của ông nhưng nó đã bị rò rỉ trên truyền thông phương Tây. Đến ngày 8/4, một nhà báo của Tạp chí Time đã liên lạc với ông Tưởng và công bố những con số trong bức thư trong cùng ngày.

Lá thư của ông Tưởng dẫn đến việc thị trưởng Bắc Kinh và Bộ trưởng Bộ Y tế bị sa thải vào ngày 21/4. Trong thời gian ngắn, chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng đóng vai ‘anh hùng SARS’, chủ động xác định và cách ly các trường hợp nghi nhiễm SARS, trong khi đó lại đẩy anh hùng SARS thực sự ra khỏi ánh đèn sân khấu.

Chính quyền đã tìm nhiều cách đưa ông ra khỏi trí nhớ của người dân. Chẳng hạn, sau đó họ trao danh hiệu anh hùng SARS cho Chung Nam Sơn, người chế ngự ổ dịch SARS năm 2003 bằng cách triển khai các chiến lược hiệu quả để xác định và cách ly bệnh nhân SARS.

Trong những năm gần đây, khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải các bài viết về dịch SARS, hoàn toàn không đề cập đến ông Tưởng, trong khi đó tôn vinh ông Chung như một vị anh hùng dân tộc.

Ông Chung hiện đang dẫn đầu một nhóm chuyên gia nghiên cứu về virus corona tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc. Mặc dù ông được tôn trọng như một chuyên gia y tế hàng đầu trong nước, nhưng cư dân mạng Trung Quốc gần đây đã phải đặt ra câu hỏi về đạo đức nghề nghiệp của ông. 

Trước khi chính quyền Trung Quốc thừa nhận virus corona có thể lây truyền giữa người qua người, ông Chung rõ ràng đã giúp chính quyền Trung Quốc hạ thấp mức độ nghiêm trọng của căn bệnh truyền nhiễm này.

Ngân Khánh (Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng