Trung Quốc “mua” châu Âu vì sức hút hay còn lý do khác?

26/03/15, 08:30 Kinh tế

Nhà đầu tư Trung Quốc gần đây ngày càng có dấu hiệu cho thấy sự hứng thú với việc mua lại tài sản tại Châu Âu. Liệu đây chỉ đơn thuần là sức hút về kinh tế hay còn những nguyên do nào khác?

Pirelli, hãng lốp xe của Italia đang trong tầm ngắm của các nhà đầu tư Trung Quốc.

Các nhà đầu tư Trung Quốc đang chịu sức hút mạnh mẽ từ những công ty trong Liên minh Châu Âu (EU) và mục tiêu của họ ngày càng nâng cao về giá trị. Gần đây, cường quốc châu Á đã thể hiện sự quan tâm đến trung tâm thương mại cao cấp Potsdamer Platz ở Berlin và công ty sản xuất lốp xe Pirelli của Italia. Vì một vài lý do không rõ ràng, châu Âu coi nhà đầu tư Trung Quốc không nguy hiểm như Nga.

Tận đến năm 2011, Trung Quốc hầu như là nước nhận đầu tư từ châu Âu. Tuy nhiên, tình hình đã khác sau khi cuộc khủng hoảng tín dụng làm giảm giá các tài sản tại EU. Chính phủ các nước đang phải vật lộn để tư nhân hóa khối tài sản này, các tập đoàn lớn ít cơ hội lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng. Kết quả là Trung Quốc đã mua lại tập đoàn sản xuất và phân phối xe hơi Volvo của Thụy Điển, mua một lượng lớn cổ phần hãng xe Peugeot Citroen và công ty thời trang Sonya Rykiel của Pháp, cảng biển Piraeus Port của Hy Lạp, chuỗi cửa hàng Pizza Express và công ty sản xuất quần áo cao cấp Aquascutum của Anh.

Có thể thấy, nhà đầu tư Trung Quốc đang gia tăng tài sản tại Châu Âu theo cấp số nhân:

FDI của Trung Quốc vào thị trường EU (2000-2014)

Cường quốc châu Á chỉ nắm giữ khoảng 1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào châu Âu. Tuy nhiên, con số này không bao gồm sự bùng nổ trong lĩnh vực đầu tư cá nhân, như những khu bất động sản tại Bồ Đào Nha và Latvia, những nước có chế độ đãi ngộ hộ chiếu cho nhà đầu tư nước ngoài. Tài sản tại châu Âu tương đối rẻ, khu vực này có thị trường tự do, và điều đặc biệt nhất khiến các nhà đầu tư Trung Quốc bị thu hút là công nghệ và tên tuổi.

Trường hợp hãng sản xuất lốp xe Pirelli là một ví dụ. Nhà thầu China National Tire & Rubber Company, thuộc tập đoàn quốc doanh ChemChina, của Trung Quốc là một công ty sản xuất lốp xe với lượng tiêu thụ 20 triệu lốp xe/năm. Mặc dù vậy, không có nhiều người biết đến sản phẩm của công ty này. Nguyên nhân là họ không có lịch sử đua xe nổi tiếng hay bộ sưu tập lịch nổi danh của Pirelli. Công ty sản xuất lốp Italia này đang được định giá cao quá mức với P/E là 23 lần, trong khi những công ty đối thủ khác như Michelin hay Kumho chỉ có mức P/E tương ứng là 16 và 11 lần. Bất chấp điều đó, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn hướng đến Pirelli bởi đây là thương hiệu sản xuất lốp xe nổi tiếng thứ 5 thế giới, còn Michelin (thứ 2) và Continental (thứ 3) thì lại quá lớn để thâu tóm.

Đối với một nhà thầu có tham vọng, nhiều tài chính và đủ năng lực sản xuất thì Pirelli là một thương vụ hoàn hảo. Vốn hóa thị trường của công ty này là 7,5 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so với doanh thu của ChemChina năm 2014 là 40 tỷ USD. Danh tiếng của công ty Italia này có thể khiến công ty sản xuất lốp Trung Quốc được biết đến trên toàn cầu. Điều này cũng tương tự khi công ty Geely của Trung Quốc mua lại Volvo, không phải chỉ vì công nghệ kỹ thuật mà còn vì danh tiếng quốc tế.

Hiện tại, giá cổ phiếu của Pirelli đã cao hơn rất nhiều so với giá chào mua của ChemChina. Kể cả như vậy, giá bán của Pirelli sẽ phải tăng thêm rất nhiều mới có thể dập tắt tham vọng của chính phủ Trung Quốc.

Và châu Âu sẽ gặp nguy hiểm nếu tình hình trên tiếp tục diễn ra

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc (triệu USD). Năm 2014, tỷ lệ M&A của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Châu Âu tăng cao kỷ lục. Mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào thị trường Mỹ cũng phát triển nhưng vẫn thấp hơn so với EU.

Trung Quốc hầu như tập trung đầu tư vào những công ty đang hoạt động tại châu Âu. Không có một dự án nào là mới được xây dựng hay bắt đầu hoạt động. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi những thương hiệu lớn nổi tiếng của châu Âu thuộc sở hữu của những tập đoàn quốc doanh Trung Quốc thì đây lại là vấn đề địa chính trị. Liên minh đồng tiền chung này đang giúp Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đến chính bản thân mình. Hiện tại, dòng vốn đầu tư của Trung Quốc có thể là “cứu tinh” đối với những doanh nghiệp châu Âu, nhưng điều này có thể khiến Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng và lợi ích chính trị tại khu vực này.

Nhà đầu tư châu Âu tại thị trường Trung Quốc bị yêu cầu phải thành lập liên doanh với các đối tác bản địa và bị hạn chế trong một số ngành công nghiệp. Mặc dù EU đang cố gắng đàm phán để chính phủ Bắc Kinh mở rộng thêm điều kiện đầu tư nhưng vẫn chưa có nhiều kết quả.

Nói chung, đây không phải là vấn đề “có đi có lại” giữa các quốc gia. Việc mở cửa thị trường Châu Âu cho nhà đầu tư Trung Quốc sẽ làm gia tăng sức mạnh của một chế độ không hoàn toàn ủng hộ EU và cũng không làm gia tăng lợi ích của khu vực đồng tiền chung này. Tình hình này không khác gì so với việc EU mở cửa cho các tập đoàn quốc doanh Nga như Rosneft hay Gazprom. Những nhà đầu tư này sẽ mua lại mọi thứ có thể để làm gia tăng sức mạnh của Điện Kremlin trên bàn đàm phán với Châu Âu.

Gần đây, chính phủ châu Âu đang lo ngại về những khoản đầu tư từ Nga, thậm chí là những khoản đầu tư cá nhân. Nước Anh đã buộc công ty Letter One của tỷ phú Nga Mikhail Fridman bán lại những mỏ dầu tại Biển Bắc, vốn được mua lại từ công ty Dea của Đức.

Châu Âu cần một chính sách chặt chẽ hơn để đối phó với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặt quy định cho những gì được phép, những ai được khuyến khích hỗ trợ và những ai không được. Việc quy định các tập đoàn quốc doanh nước ngoài chỉ được đầu tư vào những dự án mới hay những doanh nghiệp mới là một lựa chọn khả thi.

Bên cạnh đó, chính phủ EU cũng có thể yêu cầu các tập đoàn quốc doanh này hợp tác với các công ty nội địa và không được chiếm cổ phần chi phối. Đồng thời, châu Âu cũng nên tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Tất nhiên, những công ty tư nhân tại Trung Quốc vẫn có thể là “công cụ” của chính phủ Bắc Kinh, nhưng những doanh nghiệp này cũng là một yếu tố của thị trường và họ cũng cần có cơ hội bình đẳng để cạnh tranh.

Theo NĐH

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?