Trung Quốc làm gì với “rồng lửa” S-400?
Trung Quốc có thể dùng tên lửa S-400 để bảo vệ các cơ quan đầu não và triển khai tới vùng biển nước này đang tranh chấp.
Nhận định trên vừa được chuyên gia phân tích quân sự Nga Igor Korotchenko tiết lộ trên Sputnik vào hôm 13/4, ngay sau khi người đứng đầu Tập đoàn Rosoboronexport xác nhận bán hệ thống S-400 cho Trung Quốc. Theo chuyên gia này, bằng việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) của Nga, Bắc Kinh đã có được sự đầu tư vững chắc cho an ninh quốc gia Trung Quốc. Cùng suy nghĩ, chuyên viên nghiên cứu cao cấp Vassily Kashin tại Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow cho hay, S-400 được Trung Quốc mua thuộc loại có phạm vi hoạt động tới 250 dặm (402,3 km), do đó cho phép Bắc Kinh tấn công các mục tiêu tận xa ngoài khơi biển phía Đông Trung Quốc. “Những tên lửa này có khả năng bắn hạ các mục tiêu ở không phận quần đảo Điếu Ngư/Senkaku từ đất liền của Trung Quốc”, Kashin nói.
Nga đã quyết định đồng ý thỏa thuận mua bán này. Chi tiết về hợp đồng mua bán vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên đã có những thông tin cho thấy Trung Quốc đã ký “một hợp đồng trị giá 3 tỉ USD cho ít nhất 6 đội S-400, mỗi đội gồm 8 tên lửa” với Nga. Mặc dù đây có thể coi là bước đi mới trong quan hệ ngày càng phát triển giữa Nga và Trung Quốc, điều này thực tế đã được dự báo từ trước. Trung Quốc đã có trong tay 40 tên lửa S-300 của Nga, cũng như 60 tên lửa HQ-15/18 được sản xuất tại Trung Quốc, do đó việc Trung Quốc quyết định mua thêm S-400 là điều không thể tránh khỏi. Loại hệ thống tên lửa S-400 phiên bản xuất khẩu này (điều chỉnh theo nhu cầu của Trung Quốc) giúp cho Trung Quốc có năng lực tiêu diệt các mục tiêu trên không ở biển Hoa Đông, bao gồm đảo Senkaku (mà Trung Quốc đòi “có tranh chấp” với Nhật Bản). Theo chuyên gia Vasilii Cashin, hệ thống tên lửa S-400 sẽ xuất khẩu cho Trung Quốc không phải là phiên bản nền tảng được Quân đội Nga sử dụng, mà là tên lửa “hạng nặng” với tầm bắn có thể đạt 400 km. Ông nói: “Sở hữu loại hệ thống tên lửa này có thể bắn từ trận địa hỏa lực ven bờ, tiêu diệt các mục tiêu trên không ở đảo Senkaku”. Nhìn nhận ở tầm vĩ mô, nhà nghiên cứu Wezeman lưu ý, việc mua các hệ thống phòng không mới và hiện đại sẽ tác động tới cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực. Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ không diễn ra một cách kịch liệt. “Tôi hy vọng các nước trong khu vực sẽ có được một hướng nhìn tốt về một tình huống mới và quyết định đối sách với điều đó như thế nào, ít nhất là họ có thể mua được các vũ khí đối trọng lại S-400 như các máy bay chiến đấu tàng hình, các tên lửa chống radar, các tên lửa mặt đất tầm xa hoặc hệ thống tác chiến điện tử”, Wezeman dự báo. Nhiều chuyên gia quân sự đã khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không ngần ngại mang một trong những hệ thống S-400 sắp nhập khẩu để mổ xẻ như một vật thí nghiệm. Và giờ Moscow đã chấp nhận xuất khẩu, đồng nghĩa với việc, nước Nga đã có công nghệ mới tiên tiến, hiện đại hơn S-400 và vẫn duy trì được thế chủ động trong công nghệ chiến tranh.
Mậu Ngọ (TH) Truyền hình giao thông: Tiết lộ “đối thủ” khắc chế tên lửa S-400 Nga bán cho Trung Quốc Cô gái xinh đẹp la hét tuyệt vọng khi gặp thủy quái Gặp cô gái bị “tung ảnh khỏa thân lên Facebook” Tâm sự bé gái bị mẹ ép bán dâm tập thể từ tuổi 12 |
Theo Giao thông