Trung Quốc giữ lại 50% lượng nước sông Mekong, Việt Nam chịu hạn mặn kéo dài

14/04/20, 09:39 Việt Nam
The Dachaoshan dam is shown in this Aug. 28, 2001 photo in Dachaoshan, Yunnan province, China, which is located on the upper Mekong River. China's premier reportedly has ordered the government to reconsider controversial plans for a dam on a river shared with Thailand and Myanmar, but the official in charge of the project said he knew of no decision to cancel it. Any decision to scrap plans for the dam on the Salween River would delight environmentalists who have lobbied against it and please Thailand and Myanmar, which are planning their own dams and object to the Chinese project.(AP Photo/Eugene Hoshiko)

Một nghiên cứu mới đây của Hoa Kỳ cho thấy các đập của Trung Quốc có thể giữ lại đến 50% lượng nước của sông Mê Kông khiến các quốc gia nằm ở hạ nguồn phải hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ và chịu thiệt hại nặng nề, điển hình là Việt Nam.

Đập Dachaoshan trên sông Mekong, lưu vực thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh ngày 28/8/2001. (Ảnh qua AP)

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Stimson

Vào mùa khô, khi hạn hán ở mức rất nghiêm trọng, Trung Quốc có thể giữ đến 50% lượng nước sông Mekong. Vì thế tác động của các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn đến hạn hán ở hạ nguồn là điều không thể phủ nhận”, ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson tại Washington, Mỹ nói với VnExpress.

Ông Eyler là chuyên gia về các vấn đề xuyên biên giới ở khu vực Mekong, tác giả cuốn sách “Last Days of the Mighty Mekong” (Những ngày cuối của dòng Mekong vĩ đại). Ông cho biết mức 50% này là dựa trên tính toán logic: Trung Quốc hiện đang vận hành 11 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. 

Trước đó hồi năm 2014, Trung Quốc có 7 đập thủy điện hoạt động, Tổ chức Các dòng sông quốc tế (International Rivers – IR) công bố báo cáo cho thấy phần sông Mekong ở Trung Quốc (được gọi là Lan Thương) chiếm giữ đến 45% lượng nước chảy xuống hạ lưu vào mùa khô.

Việt Nam nằm trong quốc gia chịu thiệt hại nặng nhất

Khắp nơi ở huyện Long Phú, Sóc Trăng đâu đâu cũng gặp cảnh các cánh đồng lúa đang trong giai đoạn phát triển bị bỏ không bởi không còn nước (Ảnh qua 4man.npa.net.vn)

Vào mùa mưa, khu vực tập trung nhiều nước nhất sông Mekong là ở Lào và Tây Nguyên của Việt Nam. Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7% lượng nước sông Mekong vào mùa mưa. Vào mùa khô, phần lớn lượng nước đến từ sông băng ở dãy Himalaya, chảy qua Trung Quốc. Lúc này Trung Quốc chiếm đến 40% lượng nước sông Mekong chảy xuống hạ nguồn. Trên thượng nguồn, 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông MeKong trữ tới 47 tỷ mét khối nước.

Giữa tháng 2/2020, miền Tây Việt Nam xuất hiện tình trạng hạn mặn nghiêm trọng. Riêng tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 16.000 ha lúa bị thiệt hại 30-70%, 340 ha hoa màu có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Theo ông Eyler, nguyên nhân chính của hạn hán năm nay ở Việt Nam là do hiện tượng El Nino, gây nên thiếu mưa. Lượng nước không đủ để dòng sông vận hành như bình thường như trong hàng triệu năm qua. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi mô hình thời tiết. Nông dân không có đủ nước để gieo vụ lúa mới và thực hiện các hoạt động nông nghiệp khác. 

Một con kênh chảy qua xã Bình Phan (H.Chợ Gạo, Tiền Giang) cạn trơ đáy. (Ảnh qua theworldnews.net)

Eyler cho rằng các đập thủy điện càng lớn và càng gần nguồn nước thì càng gây tác động lớn đến hạ nguồn. Bên cạnh 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn, Lào có 2 đập trên dòng chính sông Mekong là Xayaburi và Don Sahong.

“Các đập thủy điện trên sông Mekong đang khiến hạn hán nghiêm trọng hơn”, ông Eyler nói. 

Ông  Eyler cho hay hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam xuất hiện thường xuyên hơn và gây tác động mạnh hơn. Năm 2016, hạn hán đã ở mức tồi tệ nhất, nhưng tình trạng của 2020 còn xấu hơn. Trung Quốc từng xả nước xuống hạ lưu theo yêu cầu của Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên năm nay lượng nước đến ĐBSCL chưa xuất hiện, dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã xả nước từ ngày 24/1.

Kết quả nghiên cứu của công ty Eye on Earth

Ngoài nghiên cứu của Stimson, kết quả nghiên cứu của Công ty Eyes on Earth Inc (chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước tiến hành bằng nguồn tài chính từ chương trình Sáng kiến hạ lưu Mekong của Bộ Ngoại giao Mỹ) cũng khẳng định các đập của Trung Quốc vẫn đang giữ lại một lượng nước lớn và gây thiệt hại nặng nề cho các nước hạ nguồn con sông này trong đợt hạn hán trầm trọng năm 2019. 

Hạn hán khiến một số đoạn ở hạ lưu sông Mekong trơ cát. (Ảnh qua AFP)

Điều này có thể làm phức tạp thêm việc thảo luận giữa Trung Quốc và các nước khu vực sông Mekong về việc quản lý con sông đang nuôi sống hàng chục triệu người. Ông Alan Basist, một nhà khí tượng học và chủ tịch của Eyes on Earth, người đã thực hiện nghiên cứu dưới sự tài trợ của dự án Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Trung Quốc tuyên bố họ không góp phần gây ra hạn hán [ở hạ nguồn sông Mekong] nhưng dữ liệu không hề cho thấy điều đó”.

Nghiên cứu của ông Alan chỉ rõ: “Trung Quốc không xả nước ngay cả trong mùa mưa, mặc dù việc này sẽ có tác động nghiêm trọng đến hạn hán tại khu vực hạ lưu của nước này”.

Trong đợt hạn hán năm ngoái, mực nước ở khu vực hạ lưu sông Mekong đạt mức thấp nhất trong hơn 50 năm qua và đã tàn phá cuộc sống của hàng chục triệu nông dân và ngư dân. Một số đoạn sông khô cạn chỉ còn trơ cát, những đoạn khác nước chuyển từ màu nâu đục thường thấy sang màu xanh sáng do nước rất nông và thiếu trầm tích

Sự biện minh của Bắc Kinh

Theo Reuters, Trung Quốc bác bỏ những phát hiện của nghiên cứu và Bộ Ngoại giao nước này cho biết trong một tuyên bố “Việc lý giải rằng Trung Quốc xây đập trên sông Lan Thương (tên Trung Quốc gọi sông Mekong) gây hạn hán ở hạ nguồn là vô lý.” 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tỉnh Vân Nam của nước này cũng chịu hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và trữ lượng nước tại các con đập hạ xuống mức thấp nhất lịch sử.

Bộ này nói thêm: “Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục làm hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý” cho các nước ở hạ nguồn. 

Mặc dù cam kết sẽ hợp tác quản lý dòng sông cũng như điều tra nguyên nhân của tình trạng hạn hán kỷ lục năm ngoái, Trung Quốc vẫn không ký hiệp ước nước chính thức nào với các nước hạ lưu sông Mekong.

Ông Brian Eyler cho rằng khẳng định của Trung Quốc là không phù hợp với dữ liệu nghiên cứu mới. “Bắc Kinh đang nói dối hoặc những người điều hành các con đập của họ đang nói dối, một trong 2 cơ quan đã không nói sự thật,” ông Eyler nói

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng