Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền khu bảo tồn của Bhutan

01/07/20, 08:56 Thế giới

Trung Quốc đã khiến nhiều chuyên gia quốc tế bị sốc khi tuyên bố khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng của Bhutan là vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

Một phần khu bảo tồn Sakteng của Bhutan (Ảnh qua Face Book)

Tờ India Today cho biết, trong hội nghị trực tuyến của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) ngày 2-3/6, Trung Quốc đã cố gắng phản đối tài trợ ngân sách cho khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng ở Bhutan. Bắc Kinh nói rằng đây là lãnh thổ nằm trong khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan.

Tuyên bố của Trung Quốc đã khiến các thành viên trong hội đồng bị sốc. Ban thư ký GEF đã bác bỏ luận điểm của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng nằm trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của Bhutan.

Trên thực tế, từ trước đến nay chưa bao giờ có bất kỳ tranh chấp nào về khu bảo tồn này, mặc dù biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan vẫn chưa được phân định.

Tuy nhiên, trong suốt buổi họp, đại diện Trung Quốc liên tục nhấn mạnh cần viết thêm vào phần chú thích của phiên làm việc rằng: “Trung Quốc phản đối dự án này vì lý do dự án nằm trong khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc”.

Ban thư ký GEF tuyên bố phần chú thích sẽ chỉ ghi lại thực tế rằng, Trung Quốc phản đối dự án và lý do sẽ được ghi lại trong phần các vấn đề thảo luận nổi bật.

Trong khi Trung Quốc có đại diện ở cuộc họp, Bhutan không có đại diện trực tiếp mà được sĩ quan Ấn Độ Aparna Subramani thay mặt. Chính phủ Bhutan sau đó đã gửi công hàm tới người đại diện, trong đó tuyên bố: “Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là một lãnh thổ không thể tách rời và có chủ quyền của Bhutan”.

Bhutan cũng kêu gọi Hội đồng GEF loại bỏ tất cả tài liệu tham khảo về yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc.

Hầu hết các thành viên hội đồng GEF ủng hộ quan điểm của Bhutan và  thông qua dự án cấp ngân sách tài trợ cho Khu bảo tồn Động vật hoang dã Sakteng, bất chấp sự phản đối của đại diện Trung Quốc.

Thùy Linh (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

    Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung Quốc

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ