Trung Quốc chi tỷ đô cho đối ngoại vẫn bị đánh giá tiêu cực

16/07/15, 09:15 Tin Tổng Hợp
Tham vọng mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc đang bị giới hạn từ những chính sách kinh tế và văn hóa mà Bắc Kinh đang triển khai ở nước ngoài và việc gây hấn với các nước láng giềng.

Tham vọng mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc đang bị giới hạn từ những chính sách kinh tế và văn hóa mà Bắc Kinh đang triển khai ở nước ngoài và việc gây hấn với các nước láng giềng.

Trang mạng Project-Syndicate đã cho đăng bài phân tích về những hạn chế ảnh hưởng tới khả năng mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc của tác giả Joseph S. NyE, cựu Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cựu Chủ tịch Ủy ban Tình báo quốc gia Mỹ và hiện là Giáo sư trường Đại học Harvard.

Theo ông Joseph, Trung Quốc đang có những nỗ lực lớn nhằm tăng cường khả năng mở rộng tầm ảnh hưởng tại các quốc gia khác mà không cần phải sử dụng vũ lực hay hành động ép buộc. Vào năm 2007, chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Hồ Cẩm Đào đã phát biểu trước cuộc họp Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng Bắc Kinh cần tăng cường quyền lực mềm. Thông điệp này một lần nữa được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại hồi năm ngoái.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân trong chuyến thăm tới Ấn Độ.

Với một quốc gia như Trung Quốc, sự tăng trưởng cả về kinh tế lẫn sức mạnh quân sự đã trở thành mối lo ngại đối với các quốc gia láng giềng và buộc họ thành lập liên minh nhằm cân bằng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh. Do đó, trong một chiến lược khôn ngoan, Trung Quốc cần thể hiện được một bộ mặt “ít đáng sợ hơn”. Đây cũng là lý do khiến tham vọng mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc đối mặt với không ít thách thức lớn.

Không thể phủ nhận rằng những nỗ lực không ngừng mở rộng quyền lực mềm trong thời gian qua của Trung Quốc đã mang lại ảnh hưởng nhất định. Điển hình, Trung Quốc đã lôi kéo được hàng loạt quốc gia làm thành viên trong Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB). Bắc Kinh còn chi hàng tỷ USD cho các gói hỗ trợ kinh tế trong những chuyến thăm cấp quốc gia của giới chức nước này ra nước ngoài. Giới quan sát nhận định tất cả việc làm trên của Trung Quốc đều xuất phát từ mục đích mở rộng quyền lực mềm và dần đảm nhận vai trò “dẫn dắt” các nước khác như Mỹ đang làm.

Theo chuyên gia Mỹ David Shambaugh, trung bình mỗi năm Trung Quốc đã chi gần 10 tỷ USD cho chiến dịch “tuyên truyền ở nước ngoài”. Trong khi đó, hồi năm ngoái, Mỹ chỉ chi 666 triệu USD cho ngoại giao công chúng.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát tại Bắc Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy quan điểm của người dân ở những quốc gia này về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc phần lớn là tiêu cực. Quan điểm tích cực hơn về Trung Quốc được ghi nhận ở khu vực Mỹ Latinh và châu Phi, nơi mà Bắc Kinh không có tranh chấp chủ quyền và mâu thuẫn về vấn đề nhân quyền.

Tác giả Joseph nhận định sự kết hợp giữa quyền lực mềm và cứng trong cùng một chiến lược khôn ngoan không phải là điều dễ dàng. Bởi một quốc gia triển khai quyền lực mềm thông qua 3 nguồn lực chính là văn hóa, giá trị chính trị và chính sách nước ngoài. Song, lâu nay, Trung Quốc mới chỉ chú trọng tới sức mạnh văn hóa và kinh tế quốc gia mà bỏ qua yếu tố chính trị.

Theo kết quả của các cuộc khảo sát quốc tế gần đây, chính hai yếu tố văn hóa và kinh tế đang trở thành rào cản lớn giới hạn quyền lực mềm của Trung Quốc. Đầu tiên phải nhắc tới chủ nghĩa dân tộc. Theo đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ chú trọng tới tốc độ tăng trưởng mạnh của nền kinh tế mà còn kêu gọi phát huy chủ nghĩa dân tộc.

Nhận định này được phản ánh rõ nét trong “Giấc mơ Trung Hoa” do nhà lãnh đạo Tập Cận Bình khởi xướng như khuyến khích các chính sách bành trướng chủ quyền trên Biển Đông và kích động các nước láng giềng.

Ngay như Viện Khổng Tử của Trung Quốc đặt tại Manila đang tiến hành giảng dạy văn hóa Trung Quốc để lấn áp tư tưởng phản đối của Philippines trước hành động Bắc Kinh xâm chiếm chủ quyền trên Biển Đông. Thậm chí, Trung Quốc còn cho mở khoảng 500 học viện như trên tại hơn 100 quốc gia.

Theo tờ The Economist, một yếu tố khác làm hạn chế khả năng mở rộng quyền lực mềm là do Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể truyền tải được thông điệp rằng quyền lực mềm xuất phát từ chính cá nhân, khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng dân sự. Thay vào đó, Trung Quốc mới chỉ nhấn mạnh chính phủ là nguồn gốc của quyền lực mềm đồng thời đưa những biểu tượng văn hóa cổ đại để làm công cụ tuyên truyền khắp toàn cầu.

Nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba, người từng giành giải Nobel Hòa bình, đang bị chính quyền Trung Quốc bắt giam.

Trong bối cảnh truyền thông thế giới hiện nay, nguồn thông tin là vô cùng dồi dào. Và rõ ràng, việc tuyên truyền bằng các chương trình của chủ chính phủ hiếm khi nhận được sự tin tưởng. Có thể nói, tất cả những nỗ lực của Trung Quốc để biến Tân Hoa Xã và đài truyền hình trung ương CCTV trở thành đối thủ cạnh tranh với CNN và BBC, chỉ mang lại hiệu quả rất ít.

Trái lại, Mỹ triển khai quyền lực mềm không xuất phát từ chính phủ mà từ cộng đồng dân sự bao gồm các trường đại học, các tổ chức, các bộ phim do Hollywood sản xuất và văn hóa đại chúng. Về phần mình, cho tới nay, Trung Quốc vẫn chưa có bất cứ tập đoàn văn hóa giải trí mang quy mô toàn cầu lớn như Hollywood hay các trường đại học đủ sức đối chọi với Mỹ. Một điều quan trọng hơn nữa là Trung Quốc đang thiếu các tổ chức phi chính phủ để mở rộng quyền lực mềm như Mỹ.

Ngoài ra để thúc đẩy hình ảnh đất nước ra thế gới, các nguồn phi chính phủ đảm nhận mở rộng quyền lực mềm, đôi khi còn có thể giữ vai trò cân bằng cho những chính sách không được lòng dân của chính phủ như cuộc chiến của Mỹ ở Iraq. Trái lại, các chính sách của chính phủ Trung Quốc lại bị xem như đang làm giảm sự thành công của quyền lực mềm.

Những cuộc đàm áp nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền cũng đã ảnh hưởng lớn tới các thành quả quyền lực mềm mà Trung Quốc thu được qua sự kiện Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Ngay cả những lợi ích từ Triển lãm quốc tế Thượng Hải 2009 (2009 Shanghai Expo) cũng đã nhanh chóng tiêu tan sau vụ việc giam giữ ông Lưu Hiểu Ba, người từng giành giải Nobel Hòa bình. Giới chuyên gia marketing gọi đây là “hành động tự đạp đổ thông điệp của mình”.

Ông Josep nhấn mạnh nền kinh tế hùng mạnh và văn hóa truyền thống của Trung Quốc đã được thế giới biết đến. Nhưng nếu muốn mở rộng thêm quyền lực mềm, Trung Quốc cần phải suy nghĩ lại về các chính sách áp dụng trong nước và ở nước ngoài đồng thời nên hạn chế tranh cướp lãnh thổ của các nước láng giềng cũng như học cách tiếp thu những lời chỉ trích. Tóm lại, khi Bắc Kinh chỉ chú trọng tới việc duy trì ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc và để đảng Cộng sản siết chặt quyền quản lý, quyền lực mềm của Trung Quốc sẽ luôn bị giới hạn.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Project-Syndicate, trang tin đặt trụ sở tại Prague, Cộng hòa Séc. Trang tin này chuyên đăng tải các bài bình luận và phân tích về vấn đề chính trị, kinh tế, tài chính và tốc độ phát triển toàn cầu.

MINH THU (lược dịch)

Theo Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?