Trời ban Lạc Thư để Thiên tử trị vì thiên hạ, lưu lại một thời đại truyền kỳ

26/10/18, 11:28 Cổ Học Tinh Hoa

Nếu như nói các đế vương đời sau dùng “lễ, lạc, chính, hình” để trị vì thiên hạ, thì các tư liệu lịch sử có liên quan đến triều Hạ đã cho chúng ta thấy, sự thịnh vượng mỹ diệu khi dùng “lạc” trị vì, để lại cho hậu thế những giai thoại thần kỳ.

Trong lúc Hạ Vũ trị thủy, một rùa thần từ sông Lạc cõng theo văn tự mà lên, chính là "Lạc Thư" trời ban tặng. (Ảnh qua gsdaquan.com)
Trong lúc Hạ Vũ trị thủy, một rùa thần từ sông Lạc cõng theo văn tự mà lên, chính là “Lạc Thư” trời ban tặng. (Ảnh qua gsdaquan.com)

Vào thời Vũ đế, đạo đức rất cao thượng, dân chúng chất phác, thiên tử chính là căn cứ theo nội hàm sâu rộng trong “Hồng Phạm Cửu Trù” mà trị vì thiên hạ, mà nội dung của “lễ, chính, hình” cũng bao hàm trong đó. Theo “Thượng thư chính nghĩa”, lúc Đại Vũ trị thủy, một rùa thần từ trong sông Lạc cõng theo văn tự mà lên, chính là trời cao ban tặng “Lạc Thư” thế gian.

Đại Vũ căn cứ theo văn tự của “Lạc Thư”, chỉnh lý lại thành chín loại, gọi là “Hồng Phạm Cửu Trù”. Có thể thấy rằng “Lạc Thư” không chỉ bao hàm đạo lý trị thủy, cũng bao hàm đạo lý trị vì thiên hạ, mà “Hồng Phạm Cửu Trù” chính là tổng kết lý lẽ trị vì thiên hạ từ “Lạc Thư”. Sau khi Đại Vũ trị thủy thành công, Thuấn đế mệnh lệnh ông đem nội dung của “Hồng Phạm Cửu Trù” viết ra. Sau khi Vũ đế đăng cơ, chính là dùng chín chương pháp tắc này để thống trị thiên hạ.

Trong “Thượng thư” có một trang gọi là “Hồng Phạm”, mở đầu ghi chép sau khi Võ Vương phạt Trụ thành lập triều Chu, gặp thúc phụ Cơ Tử của Thương Trụ Vương hỏi thăm về thiên đạo, Cơ Tử viết ra “Hồng Phạm Cửu Trù” dâng lên Võ Vương. Từ đó, chúng ta có thể biết, “Hồng Phạm Cửu Trù” của Vũ đế không chỉ dừng lại ở đời Hạ, mà còn trải qua đời Thương, đến đời Chu vẫn còn là tham chiếu quan trọng của thiên tử để trị vì, chính là pháp điển trị thế ba đời Hạ, Thương, Chu.

Từ tựa đề “Hồng Phạm Cửu Trù” có thể thấy “Hồng” tức là to lớn, “Phạm” tức là pháp tắc, “Cửu Trù” ý nghĩa là nội dung ở chín phương diện, trong đó: thứ nhất là Ngũ hành; thứ hai là Ngũ sự; thứ ba là Bát chính; thứ tư là Ngũ kỷ; thứ năm là Hoàng cực; thứ sáu là Tam đức; thứ bảy là Kê nghi; thứ tám là Thứ chinh; thứ chín là Ngũ phúc, Lục cực.

“Hồng Phạm Cửu Trù” thứ nhất là “Ngũ hành”, chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành sở dĩ được đặt ở thứ nhất, vì đó là không gian mà chúng ta sinh sống, trong mỗi một cảnh giới mà quan sát, vạn sự vạn vật đều do ngũ hành cấu thành, có đạo lý ngũ hành tương sinh tương khắc, đạo âm dương biến hóa cùng chế ước vạn vật, cho nên, đạo lý ngũ hành có thể nói là thiên đạo trực tiếp thể hiện trong cảnh giới này.

Lúc Đại Vũ trị thủy, một rùa thần từ trong sông Lạc cõng theo văn tự mà lên.
Rùa thần từ trong sông Lạc cõng theo văn tự ngoi lên. (Tranh minh họa qua ca.ntdtv.com)

Lúc Đại Vũ trị thủy, là thuận theo thế của nước, mạch của đất để khơi dẫn đường thông đạo một cách hợp lý. Thống trị thiên hạ cũng theo đạo lý như thế, muốn thuận ứng được đặc tính ngũ hành, thuận theo đạo lý vạn sự tự nhiên, cần khơi dẫn thông đạo hợp lý.

Thứ hai là “Ngũ sự”, tức là năm phương diện: “mạo, ngôn, thị, thính, tư” (diện mạo, lời nói, thấy, nghe, suy nghĩ). Thiên tử phải làm đến vừa trông thấy dung mạo, dáng điệu đã cung kính; vừa nói ra đã khiến người tuân theo; khi quan sát phải minh xét; khi nghe phải nghe rõ; khi suy nghĩ phải tinh vi thấu đáo, đối với sự tình không có chỗ nào không thông.

Trong “Thượng Thư Chính Nghĩa” có nội dung: “Mạo thuộc mộc, ngôn thuộc kim, thị thuộc hỏa, thính thuộc thủy, tư thuộc thổ“. Có thể thấy, “Ngũ sự” chính là một loại đối ứng của “Ngũ hành” lên thân của Thiên tử, đây chính là thể hiện trong tư tưởng cổ nhân về thiên nhân hợp nhất, nói đến “Thiên” (trời), phải nói đến “Nhân” (người), cho nên Ngũ sự của Thiên tử được xếp vào hồng phạm thứ hai. Ngoài ra, Thiên tử có thể tu chính bản thân, mới có thể chính thiên hạ, chính là cái lý mà người có học đời sau thường nói đến “nội Thánh ngoại Vương” (bên trong là Thánh, bên ngoài là Vương), chính là một mạch tương quan kế thừa như vậy.

Thứ ba là “Bát chính”, tức là tám nội dung: “thực” (lương thực), “hóa” (hàng hóa), “tự” (tế tự), “tư không”, “tư đồ”, “tư khấu”, “tân”, “sư”. “Thực” là giáo dục người dân nghề nông; “hàng” là giải quyết vấn đề hàng hóa sử dụng; “tự” là tôn kính thần minh tổ tiên; “tư không” là phụ trách an trí dân cư (năm đó lúc Đại Vũ trị thủy, được vua Nghiêu phong làm Tư Không); “tư đồ” là giáo dục dân chúng dùng lễ nghĩa; “tư khấu” là phụ trách trừng trị kẻ gian trộm cắp; “tân” là giáo dục người dân dùng lễ đối đãi khách mới; “sư” là việc của quân đội. Đây là tám phương diện quan trọng nhất của sự vụ quốc gia.

Thứ tư là “Ngũ kỷ”, tức là “tuế, nguyệt, nhật, tinh, lịch số” (năm, tháng, ngày, các vì sao, lịch số). Cổ nhân dùng năm mục này để ghi chép thiên thời, mà thi hành “Bát chính” cần phải tuân theo thiên thời.

Thứ năm là “Hoàng cực”. Người xưa có câu nói ý là “hăng quá hoá dở”, chủ trương không đi đến cực đoan, muốn đi con đường công chính. Cái gọi là ‘kiến lập hoàng cực’ là chỉ Thiên tử phải đi con đường trung tâm, đó là một trạng thái không thiên vị, không có phe đảng. Có thể lập cực khắp thiên hạ, vạn họ đều tôn kính đức của Thiên tử. Ngoài ra, hoàng cực sở dĩ được xếp hạng thứ năm, cũng là có nguyên nhân. “Hồng Phạm Cửu Trù” có chín hạng mục, hạng mục thứ năm là hạng mục ở chính giữa, “hoàng cực” được xếp vào thứ năm, cũng phù hợp ý “trung tâm”.

Thứ sáu là “Tam đức” gồm chính trực, kiên cường, mềm mỏng. Nói cách khác, Thiên tử trị vì thiên hạ phải có thể nhằm vào tình huống khác nhau mà cương nhu cho phù hợp.

Thứ bảy là “Kê nghi”. Nếu như những điều này đã làm được, nhưng vẫn còn có hoài nghi lo lắng chưa quyết được, như vậy thông qua bói toán mà hướng về trời cao xin hiển thị Thiên ý, cũng chính là nội dung thứ bảy của “Hồng Phạm Cửu Trù”, cho nên vào thời cổ, bên trong cung đình đều sắp đặt chức quan bói toán.

Thứ tám là “Thứ chinh”, chính là căn cứ đức hạnh và biện pháp thi hành chính trị của Thiên tử, khí của ngũ hành sẽ có chinh nghiệm tương ứng. Thiên tử có đức, thi hành thiện chính, sẽ được mưa thuận gió hòa; thiên tử thất đức, thi hành ác chính, thì đưa tới thiên tai dị tượng. Những cát chinh và hung chinh này chính là tham chiếu của thiên tử khi trị vì thiên hạ.

Thứ chín là “Ngũ phúc”, “Lục cực”. Thần minh ở trên, hành vi của người đều có báo ứng, người hành thiện được thiện báo “ngũ phúc”, người hành ác bị ác báo “lục cực”.

Người thời nay khó có thể lý giải hoàn toàn đạo lý bên trong “Hồng Phạm Cửu Trù”, thế nhưng, những hiểu biết nho nhỏ thế này cũng đủ giúp chúng ta cảm nhận được bộ pháp điển trị vì thiên hạ xuyên suốt ba đời có nội hàm hoàn hoàn vượt xa quan niệm lễ, chính, hình của người đời sau. Xã hội thượng cổ có thể gần gũi với thiên đạo, thần minh, tự nhiên, hiển hiện được hoàn cảnh văn minh “thiên nhân tương hợp”.

Liên Hoa, theo Kan NewYork

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc