TP HCM: Đầu tư hàng chục tỷ đồng, dân vẫn khổ vì ngập

26/11/18, 16:25 Việt Nam
Đầu tư hàng chục tỷ đồng thê nhưng người dan TP HCM vẫn khổ mỗi đợt mưa về. (Ảnh: Internet)
Đầu tư hàng chục tỷ đồng thê nhưng người dan TP HCM vẫn khổ mỗi đợt mưa về. (Ảnh: Internet)

Tưởng rằng thoát khỏi kiếp bơi lội sau khi được đầu tư hàng chục tỷ đồng thế nhưng người dân tại TP. Hồ Chí Minh vẫn không thoát khỏi cảnh ngập nước sau mỗi trận mưa lớn.

Đầu tư hàng chục tỷ đồng thê nhưng người dan TP HCM vẫn khổ mỗi đợt mưa về. (Ảnh: Internet)
Đầu tư hàng chục tỷ đồng thê nhưng người dan TP HCM vẫn khổ mỗi đợt mưa về. (Ảnh: Internet)

Tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều tuyến đường bị ghi nhận ngập nước, cây xanh ngã đổ sau cơn mưa lớn kèm gió mạnh xảy ra vào hôm qua.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chủ tịch Công ty Tư vấn thiết kế Ngô Viết, nói: “Vấn đề là khi quy hoạch phát triển một thành phố thì người ta phải tính đến không gian dành cho nước.”

“Nghĩa là phải tính đến hệ thống kênh rạch, hồ điều tiết… đầy đủ. Cái nữa là hệ thống cống thoát đầy đủ và ở ngay vị trí đang phát triển.”

Chuyện chống ngập không chỉ đơn giản là lập nên một trung tâm chống ngập rồi xin ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng rồi nói là sẽ hiệu quả”,kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn,

Mưa ngập lênh láng đến đầu gối. (Ảnh: Internet)
Mưa ngập lênh láng đến đầu gối. (Ảnh qua Zing News)

“Tại mỗi khu vực đều phải có túi chứa nước, chứ không phải vấn đề là ngập do vùng cao hay vùng thấp.”

“Chúng ta cứ chống ngập kiểu này thì thành phố không bao giờ hết ngập được.”

“Chuyện chống ngập không chỉ đơn giản là lập nên một trung tâm chống ngập rồi xin ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng rồi nói là sẽ hiệu quả.”

“Thật sự ra là những dự án ba, bốn chục ngàn tỷ đồng đó dù có xây dựng xong thì thành phố vẫn ngập với cách làm hiện nay.”

“Chống ngập không chỉ đơn giản là làm cống rãnh hay đắp đê, mà cần có sự phối hợp đa ngành.”

“Tức là phối hợp với quy hoạch đô thị, làm công trình chỗ nào mà hạ tầng kém, không kham nổi việc thoát nước thì trước khi cấp phép xây dựng phải giải quyết hạ tầng trước.”

“Hiện nay thì thấy người ta không làm như vậy.”

“Bên cạnh đó là cần quy hoạch cốt nền tốt.”

“Theo tôi thấy thành phố chưa hề có quy hoạch cốt nền bài bản mà mang tính đối phó. Cốt nền giao thông không khớp với cốt nền đô thị. Người dân thì mạnh ai nấy xây, chỗ này nâng nền, chỗ kia nâng nền.”

“Các khu vực ngập nặng nhất tại các thành phố lớn hiện nay đều là khu vực đang phát triển nóng, xây rất nhiều nhà cao tầng nhưng không có hệ thống cống tương xứng, cũng như diện tích cây xanh không tăng mà còn giảm đi.”

“Như vậy, những khu đó không có không gian dành cho nước đã ngập cục bộ rồi. Chuyện này là do lỗi về quy hoạch,” ông Nam Sơn nói với BBC.

Thái Lan chống ngập kiểu nào?

Trong lúc nền đất đang chìm dần với tốc độ hơn 1cm mỗi năm và có dự báo thủ đô của Thái Lan có thể dưới mực nước biển vào năm 2030, Bangkok xây dựng Công viên Thế kỷ Đại học Chulalongkorn (CU Park), theo trang Business Insider.

Đây là một không gian xanh rộng 44.515m2 đủ sức chứa 3.785.411 lít nước mưa nhằm giúp ngăn ngừa ngập. Công viên nằm trong khuôn viên trường Đại học Chulalongkorn, nơi thực hiện dự án.

Dự án được xây dựng trên khu đất trị giá 700 triệu đôla gần trung tâm Bangkok vào năm 2017.

Công viên được thiết kế công năng giúp giữ lại và chuyển hướng dòng nước để không chảy vào đường phố.

Một phần của công viên nằm ở sườn dốc giúp thoát nước vào một bể chứa khổng lồ.

Nước ngập là do hệ thống thoát nước kém. (Ảnh: Internet)
Nước ngập là do hệ thống thoát nước kém. (Ảnh: Internet)

Mái xanh là nhằm đưa lưu lượng nước mưa qua những khu vườn mưa được trồng những cây bản địa.

Nước sau đó chảy qua một vùng đất ngập nước nhân tạo và chảy vào một bể nước lớn.

Đất ngập nước hoạt động như một hệ thống lọc, nơi mà nước có thể được xử lý các chất độc hại.

Trong trường hợp ngập nghiêm trọng, bể chứa có thể tăng gấp đôi kích cỡ bằng cách mở rộng lên bãi cỏ chính của công viên.

Các phần khác của công viên gồm một vườn thảo mộc, những con đường để đi dạo, và một khu vực giải trí.

Đầu tư dự án chống ngập nhưng vẫn… ngập: Các chuyên gia nói gì?

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý ngập đã được Hà Nội và TP HCM chú trọng. Tuy nhiên, khi mưa lớn thì ngập vẫn hoàn ngập

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý ngập đã được các thành phố Hà Nội và TP HCM chú trọng. Tuy nhiên, ý thức yếu của người dân cùng với quy hoạch hạ tầng không đồng bộ vẫn đang là những thách thức lớn với nỗ lực chống ngập của các thành phố.

Tại TP HCM, mặc dù một số điểm đen về ngập trước đây đã được xử lý dứt điểm song còn nhiều kênh, rạch trên địa bàn thành phố bị xả rác, lấn chiếm lâu năm không được nạo vét thoát nước luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân thành phố mỗi khi mưa, triều cường như: Huỳnh Tấn Phát, Cây Trâm, Phan Huy Ích, ngã tư Bình Điền…

Lý giải về tình trạng ngập thường xuyên tại một số điểm vừa nêu, theo Trung tâm điều hành chống ngập TP HCM, đỉnh triều nhiều năm gần đây năm sau cao hơn năm trước, trong khi đó hệ thống thoát nước chỉ đáp ứng có hạn.

Tính đến tháng 11/2018, TP HCM vẫn còn 23 tuyến đường ngập do mưa và 5 tuyến ngập do triều, tiến độ ngập có giảm nhưng vẫn còn chậm… Ngân sách TP phải hàng trăm tỷ đồng cho việc thuê “máy bơm thông minh” song hiệu quả chưa tương xứng.

Còn tại thủ đô Hà Nội, theo báo cáo của đại diện Sở Xây dựng thành phố, đến nay, thành phố đã giải quyết triệt để được 3/18 điểm ngập, úng tồn tại nhiều năm.

Dự báo tình hình úng ngập năm 2018, với cường độ mưa trong khoảng từ 50-100 mm trong 2 giờ, tại các tuyến phố chính vẫn tồn tại 15 điểm úng ngập.

Tuy nhiên, không chỉ khu vực phố cũ Hà Nội bị ngập sâu trong nước sau mỗi trận mưa lớn, mà tại các khu đô thị mới, nhất là khu vực phía Tây, Tây Nam thành phố như Nam Từ Liêm, Hà Đông cũng đang gặp thách thức lớn.

Cơn mưa lớn kéo dài từ chiều tối 20 đến sáng 21/7 đã khiến nhiều khu đô thị mới xảy ra ngập úng cục bộ, nước tràn vào nhà nhiều hộ dân. Tại khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco; Khu Thiên Đường Bảo Sơn; Khu Nam An Kha’nh…., nước ngập tứ bề. Thậm chí tại khu A của khu đô thị mới Lê Trọng Tấn- Geleximco nước tràn vào nhà, ngập hết hầm gửi xe ở các dãy nhà liền kề, nhà biệt thự.

Bà Nguyễn Thị Đáp, người dân ở phường Quang Trung, quận Hà Đông cho biết:

“Hiện nay, sau mỗi trận mưa to khoảng 1 tiếng là ở đây nước ngập đến đầu gối. Nhà tôi ở trong kia cao nhất mà còn bị ngập thường xuyên, còn các hộ dân ở đây thì thường xuyên bị ngập, đi lại rất khó khăn”.

Chỉ sau mỗi trận mưa kéo dài 1 tiếng, đường lại ngập nước đến đầu gối. (Ảnh: Internet)
Chỉ sau mỗi trận mưa kéo dài 1 tiếng, đường lại ngập nước đến đầu gối. (Ảnh: Internet)

Để tăng cường tiêu thoát nước, Công ty TNHH Một th.à.n.h viên thoát nước Hà Nội đã vận hành các trạm bơm tối đa công suất.

Ông Bùi Ngọc Uyên, Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Hà Nội cho biết: “Đối với khu vực phía Tây Nam Hà Nội do ảnh hưởng của mực nước cao của sông Nhuệ do mưa lớn những ngày qua, chúng tôi phải tiến hành mở đập Thanh Liệt để đưa nước sông Nhuệ về sông Tô Lịch. Dùng trạm bơm Yên Sở hỗ trợ cho việc tiêu thoát khu vực liên quan đến sông Nhuệ”.

Mặc dù các trạm bơm được vận hành tối đa, nhưng theo các chuyên gia đô thị, nguyên nhân gốc rễ phải là băt nguồn từ lỗ hổng quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị, một khi quy hoạch cốt nền tốt, tạo không gian cho mạng lưới thoát nước thì vấn đề úng ngập của Hà Nội sẽ được giải quyết căn bản.

Việc triển khai dự án, xây dựng chung cư ồ ạt mà bỏ quên hạ tầng xã hội đi kèm là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ ngập úng. Cốt nền tại nhiều khu vực xây dựng sau thường cao hơn nơi xây dựng trước, thậm chí nhiều tuyến đường mới, cốt nền cao hơn nhiều so với nhà dân, gây ngập úng cục bộ. Trong khi đó, dự án thoát nước giai đoạn II mà Hà Nội vừa hoàn tất lại không “với” tới những khu vực này. Việc tiêu thoát nước địa bàn phía Tây, Tây Nam thành phố chủ yếu dựa vào hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.

Theo KTS Trần Huy Ánh, Hội KTS Việt Nam, lời khuyên cho những người có sự quan tâm tới bất động sản tại những khu đô thị mới là cần có sự tham vấn tốt hơn từ các chuyên gia trước khi đầu tư, mua bán, xây dựng để tránh được những nguy cơ đối mặt với bất cập về hạ tầng.

Ngoài ra, KTS Trần Huy Ánh cho rằng các cơ quan quản lý cũng cần lắng nghe ý kiến cảnh báo của các chuyên gia dưới góc độ khách quan, khoa học để có được những bước đi quy hoạch tốt hơn thời gian tới:

“Trong thời gian tới, những ý kiến về mặt khoa học của những người nghiên cứu về thủy lợi, những người đã lên tiếng cảnh báo về ô nhiễm, ngập lụt, bất cập như hiện nay từ cách đây 10 năm cần được công bố để cơ quan quản lý có cái nhìn tổng thể hơn. Còn hiện nay chúng ta đang phát triển đô thị rất nhanh chóng, thành công lớn nhất là phát triển bất động sản trong khi phát triển đô thị còn rất nhiều hạn chế”.

Các chuyên gia cũng nhận định, với những điểm úng ngập cục bộ cố hữu, trong khi tại các khu đô thị mới lại thiếu kết nối hạ tầng thoát nước, nếu không có công tác chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu mà chỉ chạy theo khắc phục thì việc xử lý úng ngập vẫn là thách thức lớn đối với Hà Nội, TP HCM trong ngắn hạn.

>>> Khống chế một người định đánh nhân viên hàng không Tân Sơn Nhất

>>> Đang chở bạn gái, thanh niên bất ngờ nhảy xuống sông cứu người giữa trời mưa gió

Theo Gnews.host

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL