Tổng thống Obama nói về vụ xả súng ở Oregon

03/10/15, 09:55 Thế giới

Chiều ngày 1/10 vừa qua (giờ Mỹ), Tổng thống Obama đã phát biểu về vụ xả súng ở Oregon và thể hiện quan điểm của ông về việc kiểm soát súng đạn ở Mỹ.

Sau gần 7 năm trên cương vị Tổng thống Mỹ, đây không phải lần đầu tiên ông Obama phải đứng trước toàn thể người dân nước này và nhận trách nhiệm về một thảm kịch liên quan đến súng đạn.

Sandy Hook, Tuscon, Newtown, Aurora, Charleston, tất cả những vụ xả súng đẫm máu cướp đi sinh mạng của hàng trăm, hàng nghìn người dân Mỹ vô tội đã góp phần không nhỏ khiến mái tóc vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ bạc đi trông thấy so với khi ông nhậm chức.

Ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc áp dụng bộ luật kiểm soát súng đạn trên toàn quốc. Nhưng vì nhiều lý do, dự luật này vẫn chưa được Quốc hội thông qua.

Hôm nay, lại thêm một vụ xả súng nữa xảy ra trên đất Mỹ, lại thêm những người dân vô tội phải bỏ mạng, lại thêm một kẻ không xứng đáng được cầm súng lợi dụng quyền lợi ấy để gây họa. Lần này, Tổng thống Obama đã bày tỏ quan điểm rõ ràng của mình về việc kiểm soát súng đạn.

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu tại Nhà Trắng chiều 1/10 vừa qua (giờ Mỹ), thể hiện quan điểm của Tổng thống Mỹ về vấn đề kiểm soát súng đạn:

Lại thêm một vụ xả súng nữa xảy ra trên đất Mỹ, lần này tại một trường cao đẳng cộng đồng thuộc bang Oregon.

Điều đó đồng nghĩa với việc lại một lần nữa, cuộc sống của những gia đình, những người mẹ, người cha, người con của nước Mỹ sẽ không còn được như xưa

Nó cũng đồng nghĩa với việc lại một lần nữa, cả một thành phố phải chịu nỗi đau mất mát, rồi những thành phố khác, nơi đã từng chứng kiến thảm kịch của riêng mình, phải sống lại khoảnh khắc kinh hoàng.

Rồi những ông bố, bà mẹ trên khắp nước Mỹ nữa, chắc hẳn họ cũng đang sợ hãi khi nghĩ đến việc nạn nhân hoàn toàn đã có thể là người thân trong gia đình, hay chính con cái họ.

Tôi đã từng đến Roseburg, Orgeon. Ở đó nhiều người tốt lắm.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới những nhân viên cứu hộ, sự quả cảm của họ có lẽ đã cứu được không ít những sinh mạng trong ngày hôm nay.

Các nhà chức trách đã tới hiện trường hỗ trợ, và sẽ còn nán lại giúp đỡ người dân Roseburg đến chừng nào họ cần.

Trong những ngày tới, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về các nạn nhân. Những chàng trai cô gái trẻ tuổi đang học tập chăm chỉ với mục tiêu hướng tới tương lai, với những giấc mơ hoài bão của riêng mình.

Nước Mỹ ngày hôm nay sẽ ôm lấy tất cả những ai đang phải chịu nỗi đau mất mát, dành cho họ những lời cầu nguyện và tình thương.

Nhưng như tôi đã nói vài tháng trước, và một lần khác nhiều tháng trước đó nữa, cũng như mỗi lần tôi đứng đây sau một vụ thảm sát, những lời cầu nguyện và sự đồng cảm là không đủ. Không đủ!

Một nữ sinh may mắn sống sót sau vụ xả súng ôm chầm lấy người thân bên ngoài khuôn viên trường. Ảnh: AP

Một nữ sinh may mắn sống sót sau vụ xả súng ôm chầm lấy người thân bên ngoài khuôn viên trường. Ảnh: AP

Có làm như vậy chúng ta cũng không thể hiểu được nỗi đau và sự tức giận của những ông bố bà mẹ kia, và có làm như vậy cũng chẳng giúp ích gì cho việc ngăn chặn một thảm kịch như vậy tái hiện tại một nơi nào khác trên đất nước này. Tuần sau, hay vài tháng sau, thảm kịch có thể lại xảy ra.

Chúng ta chưa rõ tại sao kẻ sát nhân lại làm như vậy. Nhưng dù mục đích của hắn có là gì đi nữa, thì có thể nói bất kì ai làm như hắn đều có vấn đề về thần kinh.

Chúng ta không phải đất nước duy nhất trên Trái đất này có những kẻ tâm thần bất ổn muốn làm hại người khác.

Nhưng chúng ta lại là đất nước phát triển duy nhất trên Trái đất này cứ vài tháng một lần lại phải hứng chịu những vụ thảm sát như vậy.

Đầu năm nay, tôi từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Trong các quốc gia phát triển duy nhất trên Trái đất, Mỹ là nước duy nhất không có một bộ luật an toàn súng đạn hẳn hoi tử tế, ngay cả khi những vụ thảm sát đã diễn ra liên tiếp trước đó.”

Ngay trong ngày hôm đó, một vụ xả súng đã xảy ra tại Lafayette, bang Louisiana.

Đúng là như vậy, trong ngày hôm đó.

Không hiểu sao việc này đã trở thành thông lệ. Việc đưa tin trở thành thông lệ. Những phát biểu của tôi tại đây cũng trở thành thông lệ. Chúng ta cũng làm y như những gì chúng ta đang làm sau Columbine, Blacksburg, Tucson, Newtown, Aurora, Charleston.

Chúng ta đã bị trơ.

Việc một kẻ tâm thần muốn gây hại cho người khác có thể được sử dụng súng sao có thể dễ dàng như vậy?

Và một điều khác cũng đã trở thành thông lệ, đó là cách đáp trả của những người phản đối luật an toàn súng đạn.

Ngay lúc này, tôi có thể mường tượng ra một bản thông cáo báo chí được những người này soạn thảo, theo kiểu “Chúng ta cần thêm súng, và bớt luật kiểm soát súng đi”.

Thử hỏi có ai tin vào điều này? Có biết bao người sử dụng súng một cách có trách nhiệm trên đất nước này, họ đều hiểu rằng đòi hỏi trên là vô lý.

Tôi biết điều đó vì các cuộc thăm dò dư luận tại Mỹ đều cho thấy đa số người dân ủng hộ việc thay đổi luật sử dụng súng, trong đó có đa số những người sử dụng súng đúng luật pháp và có trách nhiệm.

Ở Mỹ hiện nay số lượng súng lưu hành cũng xấp xỉ dân số nước Mỹ. Thế thì tại sao anh có thể nghiêm túc nói rằng nhiều súng hơn sẽ giúp chúng ta an toàn hơn?

Chúng ta biết rằng các bang có nhiều luật an toàn súng đạn nhất cũng là các bang có ít các vụ chết người vì súng nhất.

Chúng ta biết rằng ở các nước khác, sau khi phải đối phó với một vụ xả súng, họ sẽ thiết lập những luật lệ mới giúp loại bỏ hoàn toàn các thảm kịch như vậy trong tương lai. Những đồng minh của chúng ta như Anh hay Australia đều đã làm vậy.

Chúng ta biết rằng có cách để phòng ngừa những thảm kịch như vậy.

Một việc khác cũng trở thành thông lệ đó là việc ai đó sẽ nói rằng: “Obama lại chính trị hóa vấn đề rồi” sau một thảm kịch. Đúng, đây là điều chúng ta nên chính trị hóa, vì nó có liên quan đến cuộc sống của tất cả chúng ta, tất cả người dân nước Mỹ.

Tôi muốn hỏi cánh nhà báo, vì tôi không muốn tự mình đưa ra những số liệu này. Các anh chị đã bao giờ thử tổng kết lại số lượng người Mỹ chết vì khủng bố, và số lượng người Mỹ chết vì bạo lực súng đạn trong thập kỉ qua, rồi đăng tải chúng bên cạnh nhau trong bài viết của mình chưa?

Các anh chị hãy tự làm điều đó đi, như vậy thông tin sẽ là từ các anh chị, không phải từ tôi.

 Washington Post đã thống kê như thỉnh cầu của ông Obama. Theo đó, số lượng người Mỹ chết vì khủng bố từ 1970 đến 2014 là 3521, trong khí số người Mỹ chết vì bạo lực súng đạn chỉ tính trong năm 2015 đã lên tới gần 10.000.

Washington Post đã thống kê như “thỉnh cầu” của ông Obama. Theo đó, số lượng người Mỹ chết vì khủng bố từ 1970 đến 2014 là 3521, trong khí số người Mỹ chết vì bạo lực súng đạn chỉ tính trong năm 2015 đã lên tới gần 10.000.

Chúng ta đã bỏ ra 1000 tỉ USD, thông qua hàng loạt các bộ luật, cũng như thành lập không ít những cơ quan tổ chức để đảm bảo rằng khủng bố không xuất hiện trên đất Mỹ, và chúng ta nên làm như vậy.

Nhưng mặt khác, Quốc hội của chúng ta lại ngăn cản việc thu thập thông tin để đi tới việc giảm thiểu những cái chết từ bạo lực súng đạn. Tại sao lại như vậy?

Đây là một sự lựa chọn chính trị mở đường cho những vụ xả súng cứ vài tháng lại xảy ra một lần trên đất Mỹ. Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước những gia đình đã mất đi người thân của họ vì sự thờ ơ của chúng ta.

Khi người Mỹ chết trong các tai nạn hầm mỏ, chúng ta đã tìm cách để khiến nghề mỏ trở nên an toàn hơn.

Khi người Mỹ chết trong các trận lũ hay những cơn bão, chúng ta xây đê điều để giúp người dân an toàn hơn.

Khi đường xá gặp vấn đề, chúng ta sửa để giảm thiểu tai nạn. Chúng ta có luật thắt dây an toàn khi lái xe vì chúng ta biết như vậy sẽ cứu được nhiều mạng người.

Do đó, cái lý luận cho rằng bạo lực súng đạn là ngoại lệ, cái lý luận cho rằng hiến pháp và quyền tự do của người Mỹ không cho phép chúng ta đưa ra luật lệ kiểm soát việc sử dụng một thứ vũ khí chết người, trong khi trên khắp nước Mỹ vẫn có những người sử dụng súng có trách nhiệm hàng ngày vẫn săn bắn và bảo vệ gia đình họ trong khuôn khổ những quyền hạn được cho phép, cái lý luận đó thật vô lý.

Ông Obama không giấu nổi cảm xúc trong bài phát biểu hôm nay. Ảnh: AP

Ông Obama không giấu nổi cảm xúc trong bài phát biểu hôm nay. Ảnh: AP

Ngày hôm nay, những người trong chúng ta may mắn vẫn còn con cái bên cạnh, hãy nghĩ đến những gia đình không có được vận may ấy.

Hãy nghĩ đến những cách chúng ta có thể vận động chính phủ thay đổi luật sử dụng súng, để cứu những mạng người vô tội, để những người Mỹ trẻ tuổi được lớn lên trong an toàn. Điều đó sẽ cần đến một sự thay đổi về mặt chính trị.

Người Mỹ, dù bạn là cử tri đảng Dân chủ, Cộng hòa, hay Độc lập, khi bỏ phiếu cho một ai đó, hãy cân nhắc xem nguyên nhân dẫn tới việc những người vô tội liên tiếp phải bỏ mạng có nên là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của các bạn hay không.

Nếu các bạn cho rằng đây là một vấn đề cần giải quyết, các bạn cần phải đảm bảo rằng những người các bạn đã bỏ phiếu cho cũng có chung suy nghĩ như các bạn.

Và tôi cũng xin được gửi lời tới những người Mỹ đang sử dụng súng hợp pháp và an toàn, các bạn hãy nghĩ xem liệu quan điểm của các bạn có được thể hiện một cách đúng đắn bởi cái tổ chức đang đại diện cho tiếng nói của các bạn hay không.

(ông Obama đang muốn nhắc tới Hiệp hội Súng Quốc gia Mỹ (NRA), tổ chức đi đầu trong việc phản đối thắt chặt luật sử dụng súng tại Mỹ – PV)

Mỗi lần thảm kịch xảy ra, tôi lại nhắc tới điều này. Mỗi lần thảm kịch xảy ra tôi lại nói rằng chúng ta có thể thay đổi, chúng ta phải thay đổi luật lệ. Tôi không thể tự mình làm được điều đó, mà tôi cần Quốc hội, cơ quan lập pháp cấp bang, các thống đốc phải hợp tác với tôi.

Tôi mong rằng tôi sẽ không phải đứng ở vị trí này để gửi lời cảm thông tới gia đình các nạn nhân thêm một lần nữa. Nhưng với những gì đã diễn ra trong nhiệm kì Tổng thống của tôi, tôi không thể dám chắc. Phải nói điều này thật tồi tệ…

Nhưng mọi thứ có thể thay đổi.

Cầu Chúa phù hộ cho linh hồn những nạn nhân thiệt mạng hôm nay. Cầu Chúa mang đến sự yên bình cho gia đình họ, ban sức mạnh cho những người đang bị thương mau chóng hồi phục, và ban cho chúng ta sự dũng cảm và quyết tâm đoàn kết để đi tới sự thay đổi.

Xin cảm ơn.

Đây là toàn văn Tổng thống Obama phát biểu bằng tiếng Anh (video có phụ đề Tiếng Anh):

Theo Trí Thức Trẻ/Soha

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?