Tổng thống Obama kiên quyết tiêu diệt ISIS

12/09/14, 08:37 Thế giới

Hôm Thứ Tư (10/9), Tổng thống Mỹ Barack Obama, một nguyên thủ quốc gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình với mong muốn chấm dứt xung đột vũ trang bằng mọi cách, đã không dễ gì khi tuyên bố sẽ tiến hành không kích để tiêu diệt ISIS.

Một năm sau khi từ chối tham gia vào cuộc chiến chống vũ khí hóa học ở Syria, Tổng thống Obama đã tuyên bố với dân Mỹ về một đợt tấn công mới nhắm vào nhóm chiến binh Hồi giáo ISIS.

Bài phát biểu kéo dài chưa đầy 15 phút trên truyền hình vào tối thứ Tư vừa qua của Tổng thống Mỹ có thể đẩy quốc gia này vào một cuộc xung đột khác ở Trung Đông.

“Bài phát biểu thực sự gây khó cho Tổng thống. Ông ấy đã đặt nước Mỹ vào giữa cuộc nội chiến ở Syria”, trưởng ban phân tích chính trị của CNN, bà Gloria Borger nhận định.

“Bước ngoặt to lớn”

Kế hoạch này nhằm “triệt phá và tiêu diệt tận gốc” các chiến binh thánh chiến thuộc dòng Sunni, những kẻ đã chế giễu cả nước Mỹ bằng cách chặt đầu hai nhà báo của họ. Hành động khiêu khích đó đã dẫn đến một “bước ngoặt lớn” trong những chính sách trước đây của Tổng thống Obama, trưởng nhóm phóng viên chuyên về an ninh quốc gia tại CNN Jim Sciutto bình luận.

Sau khi bác bỏ đề xuất trước đây của các cố vấn hàng đầu về việc trang bị và huấn luyện cho các phiến quân Syria chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và ISIS thì hiện nay, Obama đang tìm cách để Quốc hội phê chuẩn hành động lần này.

Ông cũng đe dọa sẽ không kích để tiêu diệt các mục tiêu ISIS, mở rộng đáng kể chiến dịch tại Iraq thay vì chỉ giới hạn ở việc bảo vệ các cố vấn Hoa Kỳ đang làm việc với lực lượng Iraq và ngăn chặn những kẻ cực đoan tự xưng là ISIS và Nhà nước Hồi giáo tàn sát nhóm người thiểu số.

“Tôi tuyên bố sẽ cho truy quét những kẻ khủng bố đến cùng, những kẻ đang đe dọa đất nước chúng ta, bất cứ nơi nào chúng xuất hiện. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không ngần ngại thực hiện các hành động chống lại ISIS ở Syria, cũng như Iraq. Đây là nguyên tắc cốt lõi trong nhiệm kỳ tổng thống của tôi: nếu đe dọa nước Mỹ, các người sẽ không có nơi trú ẩn an toàn”, Obama tuyên bố.

Ngoài ra, hơn 475 cố vấn quân sự Hoa Kỳ đang di chuyển tới Iraq, nâng tổng lực lượng quân đội Mỹ lên con số 1.700 người.

Sứ mệnh khủng khiếp

“Đây là một sứ mệnh khủng khiếp”, Sciutto nói.

Chiến dịch rộng lớn chống lại những kẻ cực đoan ISIS này sẽ bao gồm việc xây dựng một liên minh quốc tế nhằm hỗ trợ cho lực lượng mặt đất Iraq, khả năng sẽ có thêm những đội quân tiếp viện từ các nước đồng minh khác.

Tuyên bố của Tổng thống Obama là lời  đáp trả cho những kêu gọi lớn dần từ giới chính khách Mỹ và ủng hộ gia tăng từ dân chúng về việc truy quét ISIS.

Đồng thời, ông Obama cũng nói rõ, kế hoạch lần này hoàn toàn khác với những gì đã xảy ra cách đây chưa đầy 3 năm, khi ông ra lệnh rút quân đang tham chiến tại Iraq.

“Chiến dịch lần này sẽ không liên quan đến lực lượng quân đội Mỹ đang chiến đấu ở nước ngoài”, Obama nói thêm.

Đánh dấu sự hình thành của một chính phủ Iraq mới theo đúng yêu cầu của chính phủ Mỹ, Obama tuyên bố “Mỹ sẽ dẫn đầu một liên minh rộng lớn để tiêu diệt tận gốc mối đe dọa khủng bố này”.

Mục tiêu: “phá hủy và tiêu diệt tận gốc” ISIS

“Mục tiêu của chúng ta thì rất rõ ràng: Phá hủy và tiêu diệt tận gốc ISIS thông qua một chiến lược chống khủng bố toàn diện và trường kỳ”, ông nói.

Cũng trong ngày thứ Tư, Tổng thống Obama đã chi 25 triệu USD cho quân đội ở Iraq, bao gồm đạn dược, vũ khí hạng nhẹ và phương tiện chuyên chở, chi phí  đào tạo và huấn luyện quân sự cho các lực lượng quân đội ở Iraq, kể cả các chiến binh người Kurd ở phía Bắc đang tham gia chiến đấu chống lại các phần tử cực đoan ISIS.

Những nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ trong tuần này đều nhằm mục đích củng cố liên minh chống ISIS. Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Trung Đông để vận động giới lãnh đạo Hồi giáo Sunni tại Jordan và Ả Rập Xê-Út cùng Mỹ và liên minh tham gia cuộc chiến chống ISIS. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và Lisa Monaco, cố vấn an ninh quốc gia sẽ có mặt tại khu vực này.

Ả-Rập Xê-Út là một phần của liên minh

“Ả-Rập Xê-Út đã thể hiện rất rõ ràng rằng họ ủng hộ nhiệm vụ này, họ sẽ tham gia với chúng ta trong sứ mệnh này. Chúng ta có được những đối tác Ả Rập rất quan trọng”, một quan chức cấp cao nói.

Từ trước tới nay, Obama đã chịu sự chỉ trích từ phe bảo thủ và một số thành viên Đảng Dân chủ vì sự đáp trả rụt rè với mối đe dọa của ISIS. Đoạn băng ghi hình hành quyết hai nhà báo Mỹ James Foley và Steven Sotloff của ISIS đã nâng cao nhận thức của công chúng về những kẻ cực đoan và mối đe dọa mà chúng gây ra.

“Chúng ta không thể xóa bỏ mọi dấu vết của cái ác ra khỏi thế giới và những nhóm sát nhân nhỏ bé lại có khả năng gây ra những tổn thất to lớn. Trước ngày 11/9 và cho tới hôm nay, điều này vẫn luôn đúng”, Tổng thống Mỹ tuyên bố khi miêu tả ISIS như là một mối đe dọa cho khu vực Trung Đông, bao gồm cả người dân Iraq và Syria, chứ không riêng gì Hoa Kỳ.

“Nếu không được kiểm soát, những kẻ khủng bố có thể gây ra một mối đe dọa ngày càng leo thang, vượt phạm vi một khu vực, bao gồm cả nước Mỹ”, ông nói thêm.

Những đảng viên Cộng hòa bảo thủ từng lên án chống đối chính sách đối ngoại của Obama đã có vẻ bớt căng thẳng sau khi nghe bài phát biểu trên.

Nhóm thuộc phe đối lập của Syria, những người đã và đang chiến đấu với các nhóm khủng bố, rất hoan nghênh bài phát hiểu của Tổng thống.

“Các cuộc không kích vào đồn lũy ISIS tại Syria là một yếu tố cần thiết để làm suy giảm khả năng chiến đấu của các nhóm cực đoan”, ông Hadi Al Bahra, Chủ tịch Liên minh Quốc gia Syria cho biết.

Theo ông Hadi Al Bahra, việc huấn luyện các chiến binh thuộc phe đối lập chiến đấu trên mặt đất sẽ làm tăng hiệu quả của các cuộc không kích.

GOP nói Obama đang đối mặt với thực tế

“Kế hoạch được công bố tối nay của Tổng thống là hướng đi đúng đắn đáng khích lệ. Thành hay bại còn phụ thuộc vào việc triển khai kế hoạch đó ra sao”, Hạ nghị sĩ Mike Rogers của GOP, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ và là người hay chỉ trích Tổng thống Obama nói.

Michael McCaul, nghị sĩ bang Texas đồng thời là thành viên Đảng Cộng hòa nói “Tối nay Tổng thống dường như đã phải đối mặt với thực tế”.

Trong khi những chính khách đứng đầu Đảng Dân chủ như Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein của Califonia và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của New York đánh giá cao bài phát biểu thì theo đúng dự kiến,  Thượng nghị sĩ Robert Menendez của New Jersey cho biết, Ủy ban đối ngoại Thượng viện do ông làm Chủ tịch sẽ bắt đầu soạn thảo luật theo Nghị quyết War Powers Resolution để cung cấp thẩm quyền cụ thể cho Tổng thống Obama để có thể tiếp tục mở rộng các hoạt động quân sự chống lại ISIS.

Trong khi đó, phe chống chiến tranh trong Quốc hội đã có cuộc họp kín, phát tín hiệu sẽ phản đối bằng cách kêu gọi biểu quyết cho quyết định tấn công quân sự của Tổng thống Mỹ.

Thẩm quyền của Quốc hội

Obama nhấn mạnh, ông có thẩm quyền để quyết định về các cuộc không kích chống lại ISIS, theo quyền hạn được cấp cho Tổng thống Mỹ trong cuộc chiến với Al-Qaeda hơn một thập kỷ trước. ISIS được thành lập từ Al-Qaeda nhưng hiện đã tách khỏi tổ chức khủng bố đứng sau cuộc tấn công ngày 11/9/2001 ở Mỹ.

Obama nhắn với Quốc hội Mỹ: Không cần biểu quyết về chiến dịch chống ISIS

Trong tuần này, Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội tăng thêm quyền lực cho ông để ra các quyết sách về trang bị và huấn luyện lực lượng đối lập ở Syria nhằm chiến đấu chống ISIS, nhanh chóng chuyển một điệp vụ trước đó do CIA đảm trách sang vấn đề thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng.

Thẩm quyền này được thể hiện trong Điều khoản  luật số 10 của pháp điển Mỹ, đề cập tới quyền lực quân sự, và Quốc hội có thể bỏ phiếu ban hành chuẩn luật này vào tuần tới. Sự chấp thuận từ Quốc hội cũng sẽ cho phép Hoa Kỳ nhận tiền viện trợ từ các quốc gia khác để hỗ trợ phe đối lập ở Syria.

Hầu hết Quốc hội Mỹ đều tán thành kế hoạch mạnh tay đối với ISIS của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, bất kỳ cuộc bỏ phiếu cho quyết sách về quân sự nào cũng có thể gặp rủi ro, đặc biệt là với những cuộc bầu cử quốc hội sắp diễn ra trong chưa đầy 2 tháng tới.

Bùi Hương, Hồ Duyên – Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này