Tổng thống Donald Trump: Tin tức giả khiến hàng triệu người lâm nguy

13/11/17, 16:37 Thế giới

Các bài báo đưa tin giả đã gây tổn hại mối quan hệ với Nga, khiến việc giải quyết khủng hoảng Triều Tiên theo lối ôn hòa trở nên khó khăn hơn.

put-trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin chuyện trò cùng nhau trước khi chụp ảnh tập thể lãnh đạo các nước tại hội nghị APEC tại Đà Nẵng, ngày 11/11/2017 (Ảnh: AFP/Getty)

Ông Trump cho biết, hàng triệu người gặp nguy hiểm vì hệ quả từ những tin bài giả khi cho rằng ông đã thông đồng với Nga trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016.

Phát biểu trên chuyến bay đến Philippines ngày 11/11, ông Trump nói rằng dưới tác động của giới chính trị và giới truyền thông, những bài đưa tin như thế đã làm tổn hại mối quan hệ của Mỹ với Nga.

Do đó, Mỹ đã gặp khó khăn khi nhờ Nga hỗ trợ nhằm gây áp lực về kinh tế lên Bắc Triều Tiên để họ từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Trong khi chính quyền ông Trump đang theo đuổi giải pháp ngoại giao để phi hạt nhân hoá Triều Tiên, giải pháp quân sự sẽ được đưa ra trong trường hợp tình hình leo thang. Sự khiêu khích bằng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và sự đáp trả về quân sự sẽ khiến hàng triệu người Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên có thể gặp rủi ro.

“Bạn đang nói về hàng triệu hàng triệu sinh mạng. Đây không phải là chuyện trẻ con. Đây là thỏa thuận thực tế. Và nếu ngoài Trung Quốc ra, có Nga giúp chúng ta, vấn đề đó sẽ được giải quyết nhanh hơn rất nhiều”, ông Trump nói. “Đây là một thời điểm nguy hiểm – đây không phải là việc nhỏ. Đây là lúc rất nguy hiểm”.

A missile is launched during a long and medium-range ballistic rocket launch drill
Một tên lửa đạn đạo do chính quyền Triều Tiên bắn ngày 29/8/2017, hình ảnh này do cơ quan truyền thông nhà nước cung cấp. (Ảnh: AFP/Getty)

Tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là ưu tiên số một trong chuyến thăm 12 ngày của ông Trump tới châu Á, hiện đang ở trong giai đoạn cuối cùng. Tuy nhiên, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và ngay cả Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực chống lại Triều Tiên, Nga tỏ ra khá chậm chạp.

Ông Trump cho biết, trong khi Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng cắt giảm hoạt động tài chính với Triều Tiên, đồng thời  giảm lượng dầu bán và trao đổi, thì trên thực tế Nga dường như đang bù đắp những tổn thất mà Triều Tiên phải gánh chịu.

Kể từ khi đắc cử, ông Trump đã gây dựng một quan hệ gần gũi với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, tiếp đãi ông Tập ở Florida vào tháng 4. Khi bị cáo buộc thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử, ông cho biết ông đã không thể tiếp cận Tổng thống Nga.

“Tổng thống Putin có thể sẽ cực kì, cực kì hữu ích nếu tôi có được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên. Tôi nghĩ rằng mình sẽ giải quyết được vấn đề này, nhưng rào cản giả tạo này đang cản đường”, ông Trump nói.

“Tôi gọi đó là hàng rào dân chủ giả tạo đang cản đường. Thật xấu hổ”.

U.S. President Trump Visits China
Tổng thống Donald Trump và Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đến ăn tối tại Đại lễ đường nhân dân ngày 9/11/2017 tại Bắc Kinh. (Ảnh: Pool/Getty)

Sau khi ông Trump đắc cử năm 2016, các đối thủ cáo buộc ông đã thông đồng với Nga để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Tuy nhiên sau một năm điều tra, không có bất kỳ bằng chứng nào về sự thông đồng này. Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper, người xem xét bản báo cáo của Cơ quan Tình báo Liên bang về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, đã tuyên bố trước Quốc hội vào ngày 8/5 rằng không có bằng chứng nào cho thấy có sự thông đồng của Nga trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Các thượng nghị sĩ cao cấp như Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Thượng nghị sĩ Judiciary Committee cũng nói rằng không có bằng chứng về sự thông đồng.

Theo “Shattered”, cuốn sách kể về chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, trong vòng 24 giờ sau khi thất bại, đội ngũ của bà Clinton đã mở rộng chiến lược tập trung vào việc hack máy tính ở Nga. Cuốn sách được viết theo lối những câu chuyện chưa kể về cuộc tranh cử, giải thích sự thất bại của bà là do bị can thiệp.

Bằng chứng đưa ra vào tháng 10, một trong những nguồn chính của các cáo buộc này là hồ sơ do công ty Fusion GPS viết ra. Công ty này đã nhận tiền từ tổ chiến dịch tranh cử của bà Clinton và Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ (DNC).

TOPSHOT-US-VOTE-CLINTON
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ bà Hillary Clinton đã có một bài phát biểu nhượng bộ sau khi bị ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đánh bại tại New York ngày 9/11/2016. (Ảnh: AFP/Getty)

Washington Post đưa tin, các khoản chi cho công ty này đã được che giấu bằng phương thức gửi tiền thông qua một công ty luật. Các khoản thanh toán cũng bị cố ý ghi nhãn sai trong hồ sơ FEC.

Báo cáo dài 35 trang được đánh dấu “phân loại” này hầu như chỉ dựa vào những nguồn tin có liên hệ với điện Kremlin. Những người cung cấp tin bao gồm một quan chức cao cấp của điện Kremlin, một quan chức cấp cao của Nga tại Bộ Ngoại giao Nga và cựu sĩ quan tình báo cấp cao Nga vẫn đang làm việc tại điện Kremlin.

Giáo sư luật Ronald Rychlak, một chuyên gia hàng đầu về các hoạt động thông tin để đánh lạc hướng đối phương của Nga, nói với tờ Epoch Times rằng, hồ sơ của ông Trump có dấu hiệu của một kiểu chiến dịch thông tin điển hình của Nga.

Hồ sơ không có căn cứ này đã được lan truyền giữa các chính trị gia và giới truyền thông nhằm cố gắng làm ông Trump mất tín nhiệm. Tác giả của báo cáo, Christopher Steele – cựu gián điệp MI-5 của Anh, dưới sự hướng dẫn của Fusion GPS, đã trình bày nội dung báo cáo tại ít nhất hai cuộc họp báo với sự có mặt của New York TimesWashington Post.

Việc DNC và tổ chiến dịch tranh cử của bà Clinton cố ý thu thập và phổ biến thông tin sai lệch từ các viên chức Nga, làm dấy lên mối hoài nghi về sự thông đồng.

Ngày 30/10, Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết: “Có bằng chứng rõ ràng về việc tổ chiến dịch tranh cử của bà Clinton thông đồng với tình báo Nga nhằm lan truyền thông tin sai lệch và phỉ báng Tổng thống Trump để gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử”.

4
Luật sư Nga Natalia Veselnitskaya tại Moscow ngày 8/11/2016. (Ảnh: AFP/Getty)

Tuần trước, công chúng đều biết trước và sau cuộc họp với ông Trump tháng 6/2016, luật sư Nga Natalia Veselnitskaya đã gặp Glenn Simpson, người đồng sáng lập Fusion GPS. Cuộc gặp giữa Veselnitskaya và ông Trump đã lên trang đầu các tờ báo vào đầu năm nay, vì cuộc họp này được cho là đã chỉ ra sự thông đồng của ông với Nga. Những luận điệu này đã bị ông bác bỏ và ông cho biết cuộc họp trên là một phần trong các nghiên cứu phe đối lập. Hiện mối liên hệ của vị luật sư Nga và Fusion GPS, cơ quan nhận tiền từ tổ chiến dịch của bà Clinton và DNC, đang đặt ra câu hỏi liệu cuộc họp có phải được sắp xếp nhằm gây hiểu lầm về sự thông đồng với Nga trong chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Trump nói trên chiếc Air Force One rằng: “Tôi nghĩ thật rất tiếc khi có một cái gì đó [dạng như cáo buộc thông đồng] có thể phá hủy một mối quan hệ tiềm năng rất quan trọng giữa hai quốc gia thực sự quan trọng”.

Ông Trump đã có những tuyên bố tương tự trong chiến dịch tranh cử tổng thống rằng thay vì chống lại nhau, sự hòa hợp sẽ có lợi về lâu dài cho cả Mỹ và Nga, hai quốc gia có vũ khí hạt nhân hùng mạnh. Ông lập luận rằng, một mối quan hệ xấu sẽ làm suy giảm nguồn lực của Mỹ và khiến lợi ích của cả hai quốc gia có thể gặp rủi ro.

Tương tự như ông Trump, cựu Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cố gắng để nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga.

5
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump lên sân khấu trong khi đang vận động tranh cử tại Đại học Regent ở Virginia Beach ngày 22/10/2016. (Ảnh: Win McNamee/Getty)

Năm 2009, ngay sau khi nhậm chức, ông Obama kêu gọi thiết lập lại quan hệ với Nga trong chuyến thăm Moscow.

“Mỹ muốn nước Nga mạnh mẽ, hòa bình và thịnh vượng… Về những vấn đề cơ bản sẽ hình thành trong thế kỷ này, người Mỹ và người Nga có chung những mối quan tâm tạo thành nền tảng cho sự hợp tác”, ông Obama phát biểu tại Moscow ngày 7/7/2009.

“Đó là lý do tại sao tôi đã kêu gọi thiết lập lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nga. Đây chắc hẳn là còn hơn một khởi đầu mới giữa điện Kremlin và Nhà Trắng, vì điều đó rất quan trọng”, ông Obama nói.

Chỉ vài tháng trước đó, sự kiện gây chấn động xảy ra khi Ngoại trưởng Mỹ Clinton đã có mặt ở Geneva để trao tặng đối tác của bà là Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov một nút màu đỏ lớn ghi chữ “tái thiết” (reset) bằng tiếng Anh nhưng lại ghi nhầm sang tiếng Nga là “quá tải” (overload).

6
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa tay đặt trên nút màu đỏ được ghi “thiết lập lại” bằng tiếng Anh và “quá tải” bằng tiếng Nga, sau đó nút này được bà Clinton trao cho Ngoại trưởng Nga trong cuộc họp ngày 6/3/2009 tại Geneva. (Ảnh: AFP/Getty)

“Tôi muốn gửi tặng các ông một món quà nhỏ đại diện cho những gì Tổng thống Obama, Phó Tổng thống Biden và tôi đã nói, đó là: “Chúng ta muốn thiết lập lại mối quan hệ này, và do vậy chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện nó”, bà Clinton nói với ông Lavrov .

Việc cố gắng cải thiện mối quan hệ với Nga đã kéo dài suốt nhiệm kỳ đầu của ông Obama khi ông là tổng thống.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012, Tổng thống Obama nhạo báng đối thủ Mitt Romney của đảng Cộng hòa vì đã gợi ý rằng Nga là kẻ thù chính trị lớn nhất của Mỹ.

“Ông Romney, tôi mừng là ông nhận ra rằng al-Qaeda là mối đe dọa, bởi vì vài tháng trước khi ông được hỏi về mối đe doạ địa chính trị lớn nhất mà Mỹ đang đối mặt là gì, ông nói là Nga chứ không phải al-Qaeda. Ông nói là Nga… những năm 1980, bây giờ họ đang kêu gọi để đòi hỏi chính sách đối ngoại của họ trở lại, bởi vì, ông biết đấy, chiến tranh lạnh đã qua đi 20 năm rồi”, ông Obama nói trong cuộc tranh luận cuối cùng trong chiến dịch tranh cử tổng thống.

US-VOTE-2012-DEBATE
Tổng thống Barack Obama và ứng cử viên Tổng thống của đảng Mitt Romney tham gia cuộc tranh luận tổng thống lần thứ ba và là lần cuối cùng, được kiểm duyệt bởi Bob Schieffer (ở giữa) của CBS, tại Đại học Lynn ở Boca Raton, bang Florida vào ngày 22/10/2012. (Ảnh: AFP/Getty)

Tuy nhiên, quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xấu đi nhanh chóng trong các vấn đề như phòng thủ tên lửa ở Đông Âu, việc Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột ở Syria trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.

“Ông Obama cố gắng nhưng ông ấy đã thất bại. Ông ấy không thể thành công bởi vì không có sự giao thoa về mặt tình cảm và tâm lý. Họ đã không có sự kết nối về tình cảm và tâm lý phù hợp. Và bạn biết không? Tôi hiểu điều đó, bởi vì có một số người tôi không sự gắn kết tình cảm và tâm lý với họ”, ông Trump nói.

Khi được các phóng viên hỏi liệu ông có tin rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử, Trump nói rằng, ông đã nhấn mạnh Putin về chủ đề này nhiều lần.

Trump nói: “Mỗi lần ông ấy nhìn tôi, ông ấy nói, ‘Tôi không làm điều đó’. Và tôi tin – tôi thực sự tin rằng khi ông ấy nói với tôi điều đó thì nó có nghĩa là như vậy”.

Một trong những chứng cứ chủ yếu cáo buộc Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử là việc các máy chủ DNC đã bị tấn công.

Tuy nhiên, các cơ quan tình báo không thể chứng minh một cách độc lập được rằng Nga đã thực hiện các cuộc tấn công.

Cựu Giám đốc FBI James Comey cho biết, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ngày 20/3 đồng ý rằng FBI “không bao giờ tự truy cập trực tiếp vào các thiết bị này”.

8
Giám đốc FBI James Comey trong Ủy ban Thường trực Bầu cử về Điều tra Tình báo của Đại sứ quán Mỹ về các hành động của Nga trong chiến dịch bầu cử năm 2016 ở điện Capitol (Tòa Quốc hội Hoa Kỳ) ở Washington ngày 20/3/2017 (Ảnh:  AFP/Getty)

Thay vào đó, DNC đã thuê một công ty tư nhân thứ ba là CrowdStrike và gửi kết quả phân tích cho FBI.

Ông Comey cho biết: “Điều này đã đi ngược lại ‘cách làm tốt nhất’ ”, và lưu ý rằng “các nhân viên điều tra của chúng tôi luôn muốn có được sự truy cập vào thiết bị hoặc máy chủ gốc có liên quan. Đó là bằng chứng tốt nhất”.

Tuy nhiên, cả bài đăng trên blog của CrowdStrike và báo cáo của FBI đều không có bằng chứng kết luận rằng Nga đứng đằng sau vụ tấn công. Trong khi CrowdStrike bên vực các tuyên bố của mình, nhiều phân tích đã được hé lộ.

Cuộc điều tra vội vã của CrowdStrike dựa trên các phương pháp không thuyết phục, khi chỉ nhìn vào các công cụ, loại mục tiêu và mã được sử dụng trong cuộc tấn công. Như nhiều chuyên gia về an ninh mạng đã chỉ ra, không những các công cụ và mã thường được mua, bán và chia sẻ giữa các nhóm hacker, mà những thông tin như vậy còn dễ bị đánh lừa nhằm cố ý chỉ ra một mục tiêu.

“Những kẻ đóng kịch độc ác có thể dễ dàng xác định phạm vi để buộc tội Nga”, một bài viết đăng trên blog của Viện Công nghệ Cơ sở Hạ tầng, một cơ quan an ninh không gian mạng phát biểu.

“Thật dễ để tuyên bố một cách vô căn cứ rằng tất cả các cuộc tấn công đã được tạo ra bởi Nga dựa trên các phần mềm độc hại được sử dụng”, bài viết nói rõ.

Tác giả: Jasper Fakkert

Theo  Epoch Times

 

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?