Vì sao sau khi đánh chết Ngộ Không giả, Tôn Ngộ Không trở nên ngoan ngoãn lạ thường?

08/12/21, 12:06 Đọc & Suy ngẫm

Trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu là một yêu tinh có thần thông rất lớn, hoàn toàn có thể sánh ngang với Tôn Ngộ Không. Yêu tinh này đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không giả, tạo ra đại nạn trên đường đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng… 

thật giả
Lục Nhĩ Hầu biến hóa thành Tôn Ngộ Không, tạo ra kiếp nạn to lớn cho bốn thầy trò Đường Tăng. (Ảnh qua Kienthuc)

Tây Du Ký không chỉ là tiểu thuyết thần thoại, mà còn là một bộ sách ẩn chứa nhiều đạo lý uyên thâm, nội hàm nhiều tầng nhiều lớp thật khó mà nói hết được. Bài viết này không có tham vọng “phân tích tác phẩm” Tây Du Ký, mà chỉ đơn giản là trình bày cảm ngộ mang tính chủ quan của tác giả về một kiếp nạn khá nổi tiếng trong chặng đường thỉnh kinh đầy khó khăn của bốn thầy trò: Kiếp nạn Lục Nhĩ Hầu – Mỹ hầu vương giả.

Một tà kiến về Lục Nhĩ Hầu

Bàn về Lục Nhĩ Hầu, trước hết cần đính chính một chút về một loại “thuyết âm mưu” xoay quanh kiếp nạn này. Trong vài năm trở lại đây tôi thường thấy người ta chia sẻ trên mạng một bài viết có cách nhìn nhận thế này: Trong kiếp nạn Mỹ hầu vương thật giả, con khỉ sau cùng bị đánh chết ở Linh Sơn chính là Tôn Ngộ Không thật, còn kẻ tiếp tục sống và bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh là Lục Nhĩ Hầu. 

Họ cho rằng chính Phật Tổ đã làm điều này! Vì chỉ có Ngài nhận ra đâu là thật đâu là giả, nên Ngài đã cho phép Ngộ Không giả đánh chết Ngộ Không thật, sau đó thế chỗ Ngộ Không thật mà đi thỉnh kinh, che mắt tất cả mọi người. Bởi vì Ngộ Không thật là kẻ ngoan cố, cứng đầu, nên bị loại trừ để thay người khác vào.

Không cần nói đến những điều phi lý trong loại ý kiến này, trước hết tôi có thể mạnh dạn khẳng định rằng nó là một bài viết báng bổ Thần Phật! Đức Phật Như Lai sao có thể làm ra loại hành vi trá ngụy, bất công và độc ác như thế? Vì mục đích gì? Để trả thù vì Tôn Ngộ Không thường vô lễ với Ngài chăng? Lẽ nào Phật Đà mà còn có loại tâm sân hận thấp kém đó của con người sao?

Có người bạn Phật giáo nói với tôi rằng bài viết đó khá hấp dẫn, tôi bèn nói lại rằng nó đang báng bổ Thần Phật, chẳng khác gì công khai mạt sát Đức Như Lai! Người bạn Phật giáo của tôi ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp: “Nhưng tôi vẫn thấy nó thú vị!”

Điều này thật sự rất đáng buồn! Vì người ta bị các loại học thuyết vô Thần đầu độc tư tưởng quá sâu, nên càng ngày càng không tin Thần Phật, dám mang cả Thần Phật ra để đùa bỡn, mua vui. Ngay cả một người tin vào Phật giáo cũng không cảm thấy phản cảm vì điều này, mà trái lại còn cho rằng “thú vị”. Chỉ để thỏa mãn kích thích tâm lý của bản thân, chẳng lẽ người ta sẵn sàng mang cả Đức Tin của mình đi bán sao?

Người có tín ngưỡng chân chính sẽ biết tính nghiêm trọng của việc bất kính với Thần Phật. (Ảnh qua
Media Mission Nepal
)

Người làm ra bài viết đó có lẽ đã đọc khá kĩ tác phẩm Tây Du Ký, dẫn dắt các tình tiết đều đúng nội dung, cái sai chính là mang theo tư tưởng vô Thần mà đọc tác phẩm về Thần Phật, rồi tùy tiện dùng lòng dạ phàm nhân đo lường tâm tính của Phật, lấy thất tình lục dục của con người mà áp dụng cho bậc Giác ngộ, dẫn đến những lý giải hết sức tà ác, đã hại người mà còn hại chính mình. 

Nên biết rằng tùy tiện báng bổ Thần Phật chính là đang tạo khẩu nghiệp to lớn nhất cho bản thân. Tôi tin rằng người có tín ngưỡng chân chính, biết tôn kính Thần Phật từ trong tâm, có thể nhận ra tính nghiêm trọng của điều này.

Đương nhiên tôi phản đối quan điểm của bài viết trên, tôi cho rằng không có một loại “thuyết âm mưu” nào trong tác phẩm kinh điển về Thần Phật và tu luyện như Tây Du Ký cả. Chỉ là nội hàm của Tây Du Ký vô cùng rộng lớn, người thường chúng ta đứng tại các góc độ khác nhau sẽ có các nhận thức khác nhau: trẻ con yêu thích tính Thần thoại, người lớn rút ra bài học áp dụng cho cuộc sống, người già nghiền ngẫm được triết lý nhân sinh… kể cả người tu hành thì tại các cảnh giới khác nhau cũng nhận ra được các Pháp lý huyền diệu khác nhau.

Nhưng dù người ta nhận thức thế nào, thì cũng chắc chắn phải phù hợp với cái Thiện của Phật gia, đó mới là nhận thức đúng đắn. Ở mỗi tầng thứ đều có Pháp lý khác nhau, nhưng đều phải phù hợp với tiêu chuẩn phổ quát Chân Thiện Nhẫn. Cho nên không thể nào có chuyện đằng sau tác phẩm trứ danh này lại ẩn chứa một thuyết âm mưu trá ngụy nào đó, đây thuộc về tà ngộ, nhận thức sai lầm.

Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Hầu: Hai mặt Thiện ác của một sinh mệnh

Kiếp nạn Lục Nhĩ Hầu của thầy trò Đường Tăng thực chất là gì? Theo ý kiến chủ quan của tôi, Lục Nhĩ Hầu thực tế chính là đại biểu cho phần ác, là ma tính ẩn giấu bên trong Tôn Ngộ Không.

hai lão tôn
Lục Nhĩ Hầu đại biểu cho phần ác, là ma tính của Tôn Ngộ Không. (Ảnh qua ĐKN)

Người ta thường nói con người có hai mặt Thiện và ác cùng tồn tại, Phật gia nhìn nhận: “Con người có Phật tính, đồng thời cũng có ma tính”, các bạn Công giáo cũng có cách nói: “Con người gồm phần Con và phần Người”,… chính là để nói rằng nhân tính thực chất là có cả hai mặt Thiện và ác, ngay trên một sinh mệnh đồng thời tồn tại cả hai phía chính diện và phản diện.

Tây Du Ký cũng đã gửi gắm cho chúng ta điều này thông qua nhân vật Lục Nhĩ Hầu và cuộc tranh đấu của y với Tôn Ngộ Không. Lục Nhĩ Hầu là một loại khỉ sáu tai tồn tại trong Trời Đất, vốn có lai lịch rõ ràng. Nhưng kể từ khi hóa thân thành Tôn Ngộ Không, đóng vai Tôn Ngộ Không giả, cũng xưng là Mỹ hầu vương, y đã bị ma tính của Tôn Ngộ Không chiếm cứ, trở thành sinh mệnh đại biểu cho phần ác của lão Tôn.

Nên biết rằng trong ba đồ đệ của Đường Tăng, thì khuyết điểm nổi bật của Trư Bát Giới là dục vọng, khuyết điểm nổi bật của Sa Tăng là vô minh, còn khuyết điểm nổi bật của Tôn Ngộ Không chính là ma tính quá lớn. 

Tôn Ngộ Không có tâm cầu Đạo, có chí hướng Phật, biết tôn kính sư phụ, trọng nghĩa khinh lợi, có lòng cứu giúp người đang gặp nạn,… đó là ưu điểm và là mặt Thiện của y. Thế nhưng Tôn Ngộ Không kiêu căng tự phụ, coi Trời bằng vung, hiếu chiến hiếu sát, mưu kế quỷ quyệt, giận lên thì cả sư phụ cũng muốn đánh, có lúc vì đạt được mục đích mà dối gạt cả sư phụ,… đó là mặt ác của y.

Khi Hồng Hài Nhi hóa thành đứa bé lạc đường xin cứu giúp, Đường Tăng thương xót nên nhờ Tôn Ngộ Không cõng đứa bé, nhưng y vừa cõng vừa nghĩ: “Đừng nói đứa bé này là yêu quái hóa ra, dù cho nó có là con nhà tử tế thật đi nữa, chẳng lẽ không tìm được cha mẹ nó thì cứ bắt lão Tôn cõng mãi thế này? Chi bằng quật chết cho rảnh!”

Chúng ta thấy cách nghĩ của Tôn Ngộ Không rất tàn nhẫn, dù có là người tốt chăng nữa mà làm y phiền toái thì cũng “quật chết cho rảnh”. Do đó không lạ gì khi đối với trộm cướp và sơn tặc y có thể đánh giết không chút nương tình. Điều này nói lên rằng ma tính của Tôn Ngộ Không thật sự rất lớn.

khỉ đá
Tôn Ngộ Không từ tảng đá thiêng mà sinh ra, ban đầu không có tạp niệm, bản tính đơn giản chất phác, thuần chân vô tà. (Ảnh qua ĐKN)

Tôn Ngộ Không từ tảng đá thiêng mà sinh ra, ban đầu không có tạp niệm, bản tính đơn giản chất phác, thuần chân vô tà. Nhưng sau khi học được bản lĩnh chọc trời khuấy nước rồi,  y liền xưng vương xưng bá, kết bè kéo đảng với yêu ma các nơi, từ đó trong tâm liền đồng thời xuất hiện cả hai mặt Thiện và ác. Y đại náo Thiên cung, hỗn chiến với chư Thần, tự cho rằng bản thân có thể sánh ngang Trời, cuồng vọng muốn làm Ngọc Hoàng Thượng Đế,… đây đều là vì ma tính bộc phát mà làm càn làm loạn.

Sau này được Quan Âm Bồ Tát điểm hóa, Tôn Ngộ Không bảo hộ Đường Tăng đi thỉnh kinh. Từ ngày quy y Phật Pháp, y ra sức làm điều tốt, không ngừng bồi đắp cho mặt Thiện của mình. Nhưng dù là vậy, Tôn Ngộ Không chưa thật sự trừ bỏ ma tính, thỉnh thoảng chúng ta vẫn xem thấy những biểu hiện khá bất hảo của y, như dễ nóng giận, hay nói dối, ngạo mạn vô lễ, thường xuyên bắt nạt Bát Giới, hiếu chiến hiếu sát,… 

Lục Nhĩ Hầu xuất hiện chính là ứng với ma tính này, là hiện thân của phần ác bên trong Tôn Ngộ Không. Y từ diện mạo tính nết bên ngoài, cho đến tài phép thần thông, ngay cả binh khí sở trường là gậy Như Ý và điểm yếu là vòng kim cô trên đầu, tất cả đều giống hệt như Tôn Ngộ Không thật. 

Khác biệt lớn nhất giữa hai người là lúc này Tôn Ngộ Không thật biểu hiện ra Chân và Thiện, là sinh mệnh chính diện; còn Lục Nhĩ Hầu biểu hiện ra giả và ác, là sinh mệnh phản diện; hai bên tuy giống nhau vẻ ngoài nhưng bản chất thì đối lập nhau hoàn toàn, nên vừa gặp đã tranh đấu không ngừng, bất phân thắng bại.

Chí hướng của Lục Nhĩ Hầu cũng giống với Tôn Ngộ Không, cũng muốn đến Tây Thiên thỉnh kinh. Điều này cho thấy dù là mặt Thiện hay mặt ác của Tôn Ngộ Không cũng có cùng nguyện vọng. Tuy nhiên, Tôn Ngộ Không là dựa vào lòng hướng Phật mà tiến bước trên hành trình, còn Lục Nhĩ Hầu là dùng các thủ đoạn xảo quyệt, mạo danh cả bốn thầy trò, vọng tưởng qua mặt Thần Phật để lấy chân kinh. Thầy trò Đường Tăng muốn mang Phật Pháp về Đại Đường để phổ độ chúng sinh, còn Lục Nhĩ Hầu muốn mang Phật Pháp về để bách tính ca tụng mình, để bản thân được “lưu danh thiên cổ”. Hai bên biểu hiện ra một Thiện và một ác, một Chân và một giả, một vị công và một vị tư, tính đối lập hết sức rõ nét.

ma tính
Điểm yếu của Tôn Ngộ Không chính là ma tính quá lớn. (Ảnh qua VietTimes)

Bởi vì cả hai trên thực tế đều cùng từ sinh mệnh của Tôn Ngộ Không mà tách ra, nên ngay cả chư Thần trên Thiên Đình và Quan Âm Bồ Tát cũng không thể phân biệt thật giả. Chỉ có Đức Phật Như Lai thấu tỏ Thiện ác, mới phân định ra được đâu là Phật tính và đâu là ma tính của Tôn Ngộ Không. 

Ngoài ra, con thú cưỡi Đế Thính của Địa Tạng Bồ Tát, nhờ vào khả năng “nghe được Chính tà, Thiện ác” nên cũng có thể biết được thật giả, nhưng Đế Thính vì sợ Lục Nhĩ Hầu trả thù nên không dám nói ra. Thần thú này chỉ gợi ý cho Tôn Ngộ Không một câu “Phật Pháp vô biên”, để nhắc y rằng chỉ có Phật Pháp mới thật sự giúp y hàng phục được Lục Nhĩ Hầu, cũng tức là chiến thắng ma tính của mình.

Khi Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Hầu cùng đến Tây Thiên, Đức Phật Như Lai đã nói với chư vị Bồ Tát và La Hán rằng: “Các ngươi đều có một tâm, hãy xem kẻ có hai tâm đang tranh đấu.” Từ đây có thể thấy, Phật Tổ nhìn nhận Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Hầu không phải “hai người”, mà là “một người có hai cái tâm”. Cũng là nói sự tranh đấu của cả hai chính là xung đột Thiện và ác bên trong Tôn Ngộ Không.

Cuối cùng nhờ có Đức Như Lai giúp đỡ, Lục Nhĩ Hầu đã bị thu phục, minh chứng cho câu “Phật Pháp vô biên” của Đế Thính. Tôn Ngộ Không cuối cùng đã tuân theo Phật Pháp, hoàn toàn trừ bỏ được ma tính của mình.

Người ta vẫn thường hay thắc mắc: “Tại sao trước kiếp nạn Mỹ hầu vương thật giả, Tôn Ngộ Không là kẻ rất cố chấp ngang ngược, đến sư phụ cũng không quản nổi, đối với Thần Phật thì ngạo mạn vô lễ, nhưng sau kiếp nạn này y trở nên ngoan ngoãn khác thường, biết lễ nghĩa và cung kính với sư phụ hơn hẳn?”

Đó là bởi vì khi Tôn Ngộ Không đánh chết Lục Nhĩ Hầu, thì cũng tức là đã đánh chết phần ác của bản thân, trừ bỏ ma tính của bản thân. Về sau này trong y chỉ còn lại phần Thiện và lòng hướng Phật, nên mới chuyển từ một sinh mệnh nửa Thiện nửa ác sang một sinh mệnh càng ngày càng Thiện lương hơn, và cuối cùng đắc Đạo thành Phật.

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?