Tôn Ngộ Không đáp lại một tiếng liền bị nhốt, hóa ra tên họ cũng có thể hại người?

21/06/17, 07:36 Khám phá sinh mệnh

Đối với con người ngày nay hỏi tên là bước đầu tiên để mọi người làm quen với nhau, nhưng vào thời cổ đại người ta lại cho rằng họ tên có mối liên hệ chặt chẽ với linh hồn và sinh mệnh.

thumb5
Vừa đáp lại tiếng kêu của Ngân Giác đại vương, Tôn Ngộ Không liền bị thu vào hồ lô.

Trong Tây du ký hồi 34, Ngân Giác đại vương cầm Tử kim hồng hồ lô, đáy chổng lên trời, miệng hướng xuống, hỏi Tôn Ngộ Không: “Ta gọi ngươi một tiếng, ngươi dám đáp lại không?“, sau khi Tôn Ngộ Không ơi một tiếng liền bị thu vào hồ lô. Cuối cùng tuy Tôn Ngộ Không vẫn đại thắng, nhưng chúng ta có thể thấy điểm dựa lớn nhất của yêu quái chính là vu thuật hỏi tên của bảo bối hồ lô.

Thực tế, tác giả Ngô Thừa Ân viết nên tình tiết này dựa vào một câu chuyện trong “Sưu thần hậu ký” của Ngũ liễu tiên sinh Đào Tiềm. Chuyện kể rằng vào thời xưa có một người tên Chu Tử Văn, tên tục là A Thử. Một ngày nọ, Chu Tử Văn lên núi đi săn thì bất ngờ gặp phải một người khổng lồ cao 18-19m từ trong núi đi ra, tay cầm cung khảm sừng, mũi tên dài khoảng 0,7m. Ngay lúc Chu Tử Văn đang tự hỏi người này là ai thì người khổng lồ đột nhiên kêu: “A Thử!

Chu Tử Văn vô ý thức đáp lại: “Ơi!“, sau đó người khổng lồ lập tức giương cung bắn tên, Chu Tử Văn liền “mất hồn” đứng im chịu trận.

Đây chính là “Hắc Vu thuật”, một loại thuật sử dụng tên tục, tên chữ, tên tự… để hại người khác. Ngoài ra, họ tên do cha mẹ đặt cũng có thể dùng trong vu thuật. Do đó các bộ lạc nguyên thủy và người xưa đều giữ kín họ tên của mình, nguyên nhân chính là vì danh tính có một ít “ma lực” đặc thù, có thể liên hệ chặt chẽ với linh hồn và sinh mệnh.

Ví dụ như bộ lạc người Anh-điêng ở châu Mỹ có phong tục xem họ tên quan trọng không kém gì các bộ phận trên cơ thể, nếu có ai sử dụng ác ý tên của một người thì người đó sẽ chịu đau đớn khôn cùng. Trong khi người Algonquin ở Bắc Mỹ từ khi sinh ra liền giấu tên do cha mẹ đặt, chỉ cho người thân biết, thay vào đó họ dùng một bộ phận trên cơ thể như “tóc đỏ, bàn tay lớn, cánh tay dài” để xưng hô. Đến khi già cả họ cũng không thể nói tên của mình cho người ngoài, bởi người Algonquin cho rằng những kẻ xấu có thể dùng tên để nguyền rủa họ.

Tại Trung Quốc cổ đại, các loại vu thuật nhằm vào họ tên nhiều vô kể, trong đó có thể chia làm 2 dạng, một là cải biến vận mệnh, tránh né tai hoạ, hai là tấn công và sát hại cừu địch.

Chắc hẳn không ít người trong chúng ta từng gặp hoặc nghe nói về chuyện gọi hồn, nhất là tại những vùng xa xôi hẻo lánh. Đây là một loại vu thuật áp dụng trên trẻ em được truyền lưu rất rộng rãi. Những lúc con cháu trong nhà có biểu hiện không tốt như tinh thần uể oải, không phấn chấn, ban đêm quấy khóc hoặc liên tục bị ốm, người lớn thường quy tình trạng này là “mất hồn”, hồn mất đi đương nhiên cũng có thể tìm lại, mà cách tìm hồn ở mỗi nơi cũng có những điều cần chú ý riêng.

Ở Trung Quốc, cách gọi hồn thường thấy nhất là người mẹ hoặc người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà cầm quần áo của đứa trẻ đứng ở nơi bé hay đến nhất kêu to 2 câu: “XX trở lại đây. Về nhà với mẹ!” Có một số nơi còn nhờ thêm một người khác phối hợp với người mẹ đáp lại: “Ơ, XX trở về rồi kìa!“.

Trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, như dân tộc Di, Mèo… cũng có chuyện gọi hồn, chỉ có điều đa số tiến hành tại mép nước, có nơi yêu cầu ôm theo một con gà trống, có nơi lại yêu cầu người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà đứng ra gọi, nhưng tổng hợp lại thì kêu tên là phần quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp gọi hồn.

Như vậy, tập tục gọi hồn vào thời cổ đại thực ra là thuật yếm thắng đơn giản nhất, mà họ tên chính là điều cốt yếu của thuật này, thậm chí ngay cả những con vật có tên cũng có thể trở thành đối tượng dùng vu thuật. Sách “Tạp liệu phương” được khai quật  trong một ngôi mộ cổ ở Mã Vương Đôi, Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc, có viết lại cách yếm thắng vào thời Đông Hán để điều trị khi bị rắn rết cắn. Đó chính là đọc tên, tập tính và thân nhân của con vật bằng giọng điệu đe dọa, với mong muốn khiến nó sợ hãi, nếu con vật không tiêu trừ chất độc thì sẽ dựa vào các thông tin này để diệt sạch cả nhà nó.

Họ tên có thể giết con vật thì đương nhiên cũng có thể giết người. Trong lịch sử Trung Quốc sự kiện yếm thắng nổi tiếng nhất phải kể đến vụ án Vu Cổ Giang Sung vào thời Hán Vũ Đế. Lúc tuổi già nhiều bệnh, Hán Vũ Đế tin vào thuật trường sinh bất lão và tin dùng gian thần Giang Sung, cuối cùng do tin lời Giang Sung rằng trong cung có người dùng yếm thắng nguyền rủa mình nên đại khai sát giới, giết nhiều mệnh quan triều đình và hoàng tử công chúa, khiến Vệ hoàng hậu và Thái tử Lưu Cứ phải tự sát. Vậy mà khơi mào cuộc chém giết này lại chỉ là một con rối gỗ có ghi tên hoàng thượng.

Trong “Sưu thần hậu ký” có ghi lại câu chuyện khỉ mặt xanh hỏi tên:

Vào những năm đầu triều Nguyên Gia thời Lưu Tống, có một người phụ nữ họ Vương bắt được một con khỉ mặt xanh ăn trộm cua, bèn tuyên bố muốn thiêu chết kẻ trộm cua này.

Con khỉ mặt xanh nghe được liền cầu xin tha tội, liên tục hỏi tên của người phụ nữ họ Vương, nhưng bà đều không đáp lại, cuối cùng con khỉ quýnh lên liền nói, “bà không thả ta ra, lại không nói cho ta biết tên của bà, vậy không phải là muốn ta chết sao?”

Nhưng Vương thị vẫn không thèm đếm xỉa tới nó, đến khi quay về nhà mới thiêu chết con khỉ mặt xanh“.

Vì sao con khỉ mặt xanh lại nói không biết họ tên của Vương thị thì nó sẽ chết? Hóa ra người dân nơi đây lưu truyền một truyền thuyết rằng, loài khỉ mặt xanh chỉ cần biết họ tên của một người là có thể hại người đó. Do đó con khỉ liên tục hỏi họ tên Vương thị là để ám hại bà sau đó chạy trốn.

Ngoài cách gọi tên ngay trước mặt, vu thuật dùng tên còn có một dạng khác vô cùng xấu xa, đó là đem viết tên người mình muốn hại lên giấy hoặc một vật nào đó, gián tiếp tổn thương người đó. Trong “Phong thần diễn nghĩa” hồi 48 có mô tả về vu thuật này, Lục Yểm hiến kế diệt Triệu Công Minh, sử dụng một loại vu thuật tên là “Đầu đinh thất thư”, trong sách viết “bện một con bù nhìn bằng cỏ, viết ba chữ: Triệu Công Minh để trước bụng. Trên đầu, dưới chân đều thắp đèn, làm phép, đốt bùa mỗi ngày ba bận. Ðúng hai mươi mốt ngày… ba hồn bảy vía của kẻ địch sẽ tiêu tán, lúc này bắn tên vào người rơm, như bắn vào thân thể kẻ địch, người rơm lẫn kẻ địch đều sẽ phun ra máu“.

Phép thuật trên thoạt nhìn khá độc ác, nhưng đối với dân chúng ở tầng dưới cùng của xã hội thì vu thuật này “thuận lợi mà không hao phí”. Đên đời nhà Thanh, người ta còn có tục ghi tên người lên giấy rồi dán trên cột gỗ, sau đó hung hăng nện búa lên, bởi vì như vậy có thể khiến người bị viết tên sinh bệnh hoặc chết đi.

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

    Những điều ít biết về Đệ nhất phu nhân nước Mỹ Melania Trump

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà