Tội phạm buôn ma túy quay về con đường thiện lương nhờ học Pháp Luân Công
Một cai tù ở Đài Loan thường khuyên hàng trăm tù nhân rằng: “Hãy nhớ Lâm Gia Tường. Sau khi học Pháp Luân Công, anh trở thành người rất tốt. Ra khỏi đây, anh không còn theo xã hội đen mà có một công việc chân chính, sống một cách đường hoàng. Mọi người nên học hỏi anh. Chỉ có thay đổi nội tâm từ gốc rễ mới có được cuộc sống mới tốt đẹp”.
Hồi tưởng lại những ngày tháng xúc động
Người xưa có câu: “Con trai hư hỏng mà biết quay về còn quý hơn vàng”. Điều ấy còn khó hơn với tội phạm ma túy và băng nhóm xã hội đen. Thế nhưng, anh Lâm Gia Tường đã may mắn gặp được điều quý, anh chia sẻ: “Pháp Luân Đại Pháp đã cứu rỗi cuộc đời tôi. Tôi quá may mắn. Không có Pháp Luân Công, tôi không thể thay đổi tận gốc nội tâm của mình. Không có Pháp Luân Công, sau khi ra tù, tôi chắc chắn sẽ trở lại cuộc sống của một tên cướp, cho dù tôi ở tù lâu đến đâu, hay hành động tốt như thế nào khi ở trong ấy.
Đó là lý do tại sao tôi rất quý cơ hội được các học viên Pháp Luân Công trong Nhà tù Thái Nguyên hồng Pháp, có hơn một năm để tôi biết được cái đẹp của Pháp Luân Công và sau đó bước trên con đường tu luyện. Nếu lỡ mất cơ hội, đó là điều hối hận nhất trong đời tôi”. Nhớ lại những ngày ấy, anh Lâm lòng tràn đầy sự biết ơn và cảm kích.
Quãng thời gian buông thả và kết cục vô vọng
Vì gia cảnh nghèo khó, Lâm Gia Tường chỉ được học hết tiểu học. Sau đó, anh vào làm việc trong một xưởng giày như nhân viên học việc. Sinh sống trong khu nhà của xưởng, anh Lâm nhanh chóng sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Sau hai ba năm làm việc tại đây, lúc ấy chỉ mới 18 tuổi, anh bỏ đi giang hồ với người hàng xóm, sống bằng cờ bạc và đòi nợ thuê, tối ngày chỉ biết đến dao súng, gậy gộc, đấm đá. Dù cho gia đình lo lắng bao nhiêu, anh cũng không màng đến, lâu dần còn trở thành một tay đàn anh giang hồ cộm cán nhất khu vực.
Năm 33 tuổi, anh rơi vào con đường nghiện ngập. Anh Lâm giải thích: “Khi đã lỡ dùng ma túy, sẽ dễ dàng bị nghiện trong thời gian dài. Có lần trong đợt cai nghiện, tôi bị nôn, toàn thân run rẩy đầy nước mắt, nước mũi. Điều kinh khủng nhất là cái cảm giác như có hàng trăm ngàn con kiến động đậy và cắn vào xương tôi. Tôi phải chịu đựng sự ngứa ngáy và đau đớn khôn cùng mà không thể nào bắt được chúng. Có khi chịu không nổi tôi đành lao mình vào tường. Loại đau đớn và khó chịu ấy như sống mà không bằng chết. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ ‘Hãy cho tôi ma túy để lập tức thoát khỏi nỗi khổ này’. Để có được thứ chất ấy, tôi đã làm đủ mọi chuyện xấu. Nhưng chút xíu lương tâm còn sót lại đã ngăn cản tôi giết người”. Thế rồi, để có đủ tiền mua ma túy, anh Lâm đã lao vào buôn bán ma túy.
Năm 1992, Lâm Gia Tường lĩnh án tù chung thân vì tội buôn bán ma tuý. Anh chia sẻ: “Vào tù phải làm việc, sinh hoạt theo thời gian biểu đã được sắp xếp, tôi có nhiều thời gian hơn và bắt đầu nhìn lại cuộc đời. Có lần tôi thử tìm hiểu Thiên Chúa giáo, cũng học kinh Phật 3 năm, nhưng trong tôi vẫn trống rỗng, tính xấu vẫn không giảm được chút nào. Khi đến hạn tù tối thiểu xin được thả, tôi 6 lần nộp đơn xin bảo lãnh ra sớm nhưng đều bị từ chối”.
Sau 12 năm sống trong tù, anh bắt đầu tự hỏi, “Mình sẽ mãi thế này đến cuối đời hay sao?” Anh tuyệt vọng không biết làm thế nào thoát khỏi vũng lầy tăm tối và tìm con đường mới cho mình.
Người đầu tiên đăng ký học Pháp Luân Công
Một buổi sáng đẹp trời năm 2003, các nhân viên của trại giam thông báo sẽ có học viên Pháp Luân Công đến để hướng dẫn các phạm nhân trong trại tập môn khí công thiền định này, bất kỳ ai muốn đều có thể ghi danh học: “Khi vừa nghe điều này, tôi đi ghi tên ngay. Tôi là người đầu tiên. Từ đó, mỗi tuần thời gian sung sướng nhất của tôi là học Pháp và tập công. Các học viên chỉ đến một ngày mỗi tuần. Đó là ngày mà chúng tôi đều mong đợi mỗi tuần”.
Sau khi đọc sách và tập luyện các bài công pháp một thời gian, anh Lâm đã trở nên tĩnh tâm hơn và dần cảm nhận được sự diệu kỳ của Đại Pháp. “Qua Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn, các học viên biết điều gì mà họ nên làm và không nên làm, cả trong lời nói lẫn hành động. Pháp Luân Công thật sự có thể giúp người ta tu luyện; thay đổi người ta từ căn bản. Tôi là một ví dụ rất điển hình”, Anh lâm nói.
Anh Lâm Gia Tường (người đầu tiên bên phải) đang tham gia một nhóm học Pháp chung tại Trường trung học Minh Đức ở Đài Bắc. (Ảnh: home.gamer.com.tw)
Trân quý cơ duyên và làm người tốt trở lại
Một thời gian ngắn sau, anh Lâm có xích mích nhỏ với 1 phạm nhân khác liên quan đến cờ bạc. Phạm nhân đó tức giận đấm anh 1 cái. Ngay sau đó, 3 chữ Chân-Thiện-Nhẫn lóe lên trong đầu anh, anh nhẫn nhịn, nhẫn nhịn và nhẫn nhịn. Tất cả tù nhân và lính canh chứng kiến sự việc quả thật không thể tin vào mắt mình.
Anh Lâm nói, “Điều này không thể nào có được trong quá khứ. Trước khi tôi tập luyện Pháp Luân Công, nếu người khác đối xử với tôi không tốt, thì tôi đối xử họ càng tệ hơn. Tôi không thể nào nhẫn được cú đấm của người khác. Nhưng từ khi tập luyện tôi hiểu được một số nguyên lý. Tôi biết tôi cần nghiêm túc đối với mình và nhẫn nhịn nó”.
Dần dần anh có thể liễu giải sâu hơn về các Pháp lý. Trong cuộc sống thường ngày, anh luôn tự giữ mình theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và loại bỏ được hầu hết các tật xấu trước kia, kể cả cờ bạc. Cách đối nhân xử thế của anh cũng điềm đạm hơn, đối với người khác anh luôn tỏ ra thiện lành và từ bi. Đôi lúc anh còn khuyên bảo các tù nhân khác làm người tốt, và luôn tự coi mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp chân chính. 1 năm sau đó, anh đã được bảo lãnh tại ngoại.
Cuộc đời mới, ngay chính và công khai
“Tôi rất may mắn được đắc Pháp trong tù. Mọi tù nhân đều bất bình và uất hận khi bị giam cầm, nhưng với tôi, ở một khía cạnh nào đó, đây lại là một cơ hội vì nhờ đó mà tôi được trở thành học viên Pháp Luân Công. Và điều ý nghĩa nhất trong suốt khoảng thời gian đi tù là tôi có thể tu luyện, nó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi”, Anh Lâm nói.
Sau khi được tự do, anh Lâm thường đến Trung tâm cai nghiện ma túy Tân Điếm thành phố Đài Bắc và kể lại những trải nghiệm của mình với các học viên Pháp Luân Công, những người đã giúp anh làm lại cuộc đời. Hơn ai hết, gia đình anh rất vui mừng về sự thay đổi của anh. Anh Lâm sau đó trở về nhà tại huyện Tân Bắc, và có một công việc chân chính. Anh quản lý dịch vụ vận chuyển tại sân bay với một vài người bạn và sống cuộc đời ý nghĩa.
Những người bạn trong băng nhóm giang hồ cũ vẫn đến gặp anh Lâm. Anh không kỳ thị họ, cũng giống như các học viên đã chấp nhận anh trước kia. Đôi lúc anh chuyện trò với những người bạn này, chia sẻ kinh nghiệm của anh, nói với họ sự mầu nhiệm của Pháp Luân Đại Pháp, và khuyên họ làm người tốt.
Anh Lâm nói: “Pháp Luân Đại Pháp cho tôi thấy rõ sự khác biệt giữa tốt và xấu, và điều tôi cần phải làm, cũng như không nên làm. Tôi không còn bị ảnh hưởng bởi những việc làm phi pháp, bất kể họ mang đến cho tôi bao nhiêu tiền hay chỉ cách dễ dàng có được nó”.
Chẳng hạn có một lần sau khi ra tù, anh gặp một tên buôn bán ma túy xuyên quốc gia. “Những tên buôn ma túy xuyên quốc gia thường giao dịch với những số tiền khổng lồ, rất dễ để có được thật nhiều tiền. Nhưng sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, những cám dỗ ấy không còn khiến tôi đọng tâm. Vì cuối cùng tôi đã hiểu họ đang hại người khác và hại chính họ. Pháp Luận Đại Pháp có thể thay đổi quan niệm của con người từ trong căn bản, và cải biến hành xử của người ta. Và tôi là một minh chứng điển hình”.
Chia sẻ sự mầu nhiệm của Đại Pháp đến mọi người
Chỉ cần có thời gian, Lâm Gia Tường lại đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Tòa nhà 101,… để nói với mọi người về những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời làm sáng tỏ sự thật về những vu khống của chính quyền Trung Quốc và cuộc đàn áp đẫm máu vẫn đang diễn ra tại miền đất xuất sinh ra môn tu luyện này.
Theo Thinhnguyen.org