‘Tôi nhiều lần định tìm cái chết’

11/04/15, 21:00 Tin Tổng Hợp
Trong hơn 10 năm sống với “bản án” HIV, anh Sửu nhiều lần muốn tìm đến cái chết. Tuy nhiên, khi suy nghĩ lại, anh thấy mình không hút chích, chơi bời không thể nhiễm “ết” được.

Trong hơn 10 năm sống với “bản án” HIV, anh Sửu nhiều lần muốn tìm đến cái chết. Tuy nhiên, khi suy nghĩ lại, anh thấy mình không hút chích, chơi bời không thể nhiễm “ết” được.

Vụ anh Hoàng Khắc Sửu (42 tuổi, ở phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) bị kết luận dương tính với HIV cách đây hơn 10 năm nay xét nghiệm lại thì không nhiễm đang gây xôn xao dư luận.

Sau khi có kết quả xét nghiệm lại, anh Sửu cho biết rất vui nhưng cũng bức xúc, đòi bồi thường tổn thất. Sở Y tế Nghệ An thông báo xóa tên và mã số của anh khỏi danh sách quản lý người nhiễm HIV.

Anh Sửu dự kiến làm hồ sơ gửi Tổng cục 8 – Bộ Công an đề nghị làm rõ nguyên nhân, và trách nhiệm của những người liên quan.

Hoàng Khắc Long (anh họ của Sửu) cho hay, gia đình biết tin Sửu nhiễm HIV năm 2004 thông qua một người quen làm trong ngành y tế. Lúc này, anh Sửu chưa biết kết quả xét nghiệm.

Thời gian sau đó, mỗi lần lên trại giam thăm phạm nhân, anh Long cũng để ý, quan sát xem người em có biểu hiện gì về sức khỏe không. Tuy nhiên, nhiều lần sau đó anh Long không phát hiện được điều gì bất thường.

Anh Hoàng Khắc Long cho biết khi mới nghe tin Sửu bị nhiễm HIV, nhiều lần anh lên thăm và quan sát xem em mình có biểu hiện gì lạ nhưng không thấy. Ảnh: Phạm Hòa.

Riêng bà Hoàng Thị Xinh (SN 1931, mẹ anh Sửu) lúc đó gần 70 tuổi, khi biết tin đã suy sụp hoàn toàn. Nhiều đêm bà khóc trắng, người gầy đi trông thấy. Bà nói, đi tù còn có ngày về chứ mang trên mình bệnh “ết” thì chỉ có chết.

Mỗi lần ra đường, bà lại bị người dân xì xào là có con bị nhiễm HIV. Phải một thời gian dài bà mới lấy lại được tinh thần.

Năm 2005, thông qua người nhà anh Sửu mới biết mình mắc căn bệnh thế kỷ. Phía cơ quan chức năng không thông báo tin này cho Sửu. Trong quá trình cải tạo tại trại giam số 3, Hoàng Khắc Sửu vẫn sinh hoạt chung với những người không nhiễm bệnh.

“Thời gian đầu nghe tin, tôi suy sụp hoàn toàn, đêm nằm thao thức không ngủ được còn ban ngày thì chẳng thiết làm gì cả. Nhiều lần tôi nghĩ quẩn, định tìm đến cái chết nhưng nghĩ lại còn mẹ già, còn cả gia đình nên không làm được”, Sửu tâm sự.

Khi bình tĩnh lại, anh suy nghĩ mình không hút chích, chơi bời, vậy tại sao có thể nhiễm HIV? Anh suy nghĩ, cố tìm ra nguyên nhân nhưng không có kết quả.

Sau đó, anh Sửu vẫn khỏe mạnh bình thường, không có dấu hiệu ốm đau nên càng tin chắc kết quả xét nghiệm HIV là sai.

Về phía cán bộ trại giam, suốt thời gian đó họ cũng không phát thuốc hay có động thái nào khác. Tháng 9/2013, nhờ cải tạo tốt, Sửu được giảm án và ra tù trước thời hạn.

Anh Hoàng Khắc Sửu: “Tôi đã sống trong lo âu, mòn mỏi suốt 10 năm trời”. Ảnh: Phạm Hòa.

Người đàn ông này cho biết, khoảng tháng 6 -7/2013, trước khi ra tù, anh và những người nhiễm HIV khác được cán bộ trại giam đưa đi xét nghiệm để phát thuốc điều trị ARV.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, cán bộ y tế thắc mắc tại sao người 10 năm nhiễm HIV như anh mà tại sao lượng máu trong người lên đến hơn 1.000. Kết quả là anh Sửu không được phát thuốc điều trị ARV.

Hành trình đòi danh dự và tình yêu

Khi Sửu được ra tù, mẹ anh đã mất gần 1 năm. Trở về chịu sự quản lý của ngành y tế địa phương, anh Sửu vẫn tham gia các đợt khám sức khỏe cho người nhiễm HIV theo định kỳ.

Với bản lý lịch đi tù kèm theo kết quả nhiễm HIT, việc tái hòa nhập cộng đồng với Sửu rất khó khăn. Anh đi xin việc nhiều nơi nhưng không được chấp nhận. Ai cũng bảo người nhiễm HIV không đủ sức khỏe làm việc.

Giấy xét nghiệm chứng minh anh Sửu âm tính với HIV. Ảnh: Phạm Hòa.

Tuy nhiên, Sửu may mắn khi gặp được người phụ nữ tin tưởng mình. Đó là chị Nguyễn Thị Hải (40 tuổi, ở xã Nghi Khánh, huyện Nghi Lộc), vợ anh bây giờ.

Tháng 6/2014, trong lần đi đám cưới nhà một người quen, anh Sửu gặp ông Chế Đình Dũng, Trạm trưởng Trạm y tế phường Nghi Thu. Ông Dũng thắc mắc vì sao anh Sửu nhiễm HIV mà người vẫn khỏe mạnh bình thường nhiều năm. Vị trạm trưởng khuyên anh nên đi xét nghiệm lại.

Sau đó, anh một mình lên làm xét nghiệm tại Trung tâm phòng chống HIV-AIDS Nghệ An và hai lần ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Kết quả cho thấy anh Sửu âm tính với kháng thể HIV.

Cầm kết luận trên tay, anh rưng rưng nước mắt. Rồi anh để kết quả xét nghiệm lên bàn thờ và thắp hương báo với linh hồn của mẹ già đã khuất.

“Trong thời gian ở trại giam, tôi cố gắng cải tạo tốt với mong muốn được về chăm sóc mẹ. Nào ngờ bà lại ra đi khi cuộc sống xung quanh có quá nhiều điều không tốt về đứa con của mình”, anh Sửu nghẹn ngào.

Nói về chuyện tình của mình với chị Hải, anh Sửu cho biết họ đến với nhau cũng rất tình cờ. Đó là vào tháng 9/2014, nhờ người quen cho số điện thoại, anh Sửu gọi điện hỏi thăm rồi đến nhà tìm hiểu. Chỉ sau ít ngày, họ đã gắn bó với nhau như thể yêu nhau lâu rồi.

Vợ chồng anh Sửu, chị Hải. Ảnh: Phạm Hòa.

Tuy nhiên, cũng ít ngày sau đó, người dân bắt đầu bàn tán xôn xao về chuyện tình của hai người. Mọi người xì xào về việc anh Sửu đang nhiễm HIV mà chị Hải vẫn quyết định trao thân, gửi phận.

“Thực sự khi nghe người ta nói anh ấy bị nhiễm HIV thì tôi cũng rất sốc, hoang mang vô cùng. Tôi có hỏi anh Sửu về sự việc này nhưng anh lại khẳng định là không đúng. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng tôi vẫn quyết định gắn bó với anh vì tôi tin người mình yêu”, chị Hải tâm sự.

Gia đình, người thân nhà chị Hải kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này. Chỉ đến lúc anh Sửu cam kết mình không bị nhiễm HIV và trưng kết quả giám định thì họ mới tin và cho phép hai người tổ chức đám cưới. Hiện tại, chị Hải đã mang thai một bé trai được 7 tháng.

“Nếu không có nghị lực cũng như sự động viên tình thần từ cô ấy thì có lẽ tôi đã gục ngã. Hải đã cho tôi niềm tin vào cuộc sống”, anh Sửu cho biết.

Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Bá Hồng, Khối trưởng nơi anh Sửu sinh sống cho biết, từ khi về hòa nhập với cộng đồng, anh Sửu chấp hành tốt phát luật, sống hòa nhã với bà con, lối xóm. Khi người đàn ông 42 tuổi này được minh oan, mọi người trong xóm cũng rất vui và gửi lời chúc mừng đến anh.

Phạm Hòa

Theo Zing

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp