Tiết lộ: Hồ Cẩm Đào từng gặp đảo chính, quan chức trong hội trường đều sợ tái mặt

21/08/19, 15:42 Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. (Ảnh: Aboluowang)

Tại đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 16, Giang Trạch Dân đã phát động “Cuộc đảo chính quân sự” thông qua đệ tử thân cận là Trương Vạn Niên. Hồ Cẩm Đào khi đó cũng suýt chút nữa bị quân đội bắt giam lỏng.

Hồ Cẩm Đào từng đảm nhiệm chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vòng 10 năm, nhưng về quyền lực thì bị Giang Trạch Dân ngoài thì tâng bốc trong thì bài xích nên khó bề thực thi được điều gì. 

Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. (Ảnh: Aboluowang)

Trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào nắm giữ chính quyền, toàn bộ quyền hành trong quân đội đều do Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu nắm giữ, chức Chủ tịch Quân ủy của Hồ Cẩm Đào cơ bản chỉ là bù nhìn, hoàn toàn bất lực trước sự hủ bại thối nát của quân đội. 

Trên phương diện chính trị và pháp luật, toàn bộ quyền lực của ông đều bị Chu Vĩnh Khang tước đoạt, thêm vào việc bị Lệnh Kế Hoạch “ăn cây táo, rào cây sung” bán đứng, cho đến uy quyền và sự tàn bạo của Giang Trạch Dân khiến ông phải khiếp sợ. Hồ Cẩm Đào vì vậy mà bị giới chức trong và ngoài nước ví là “bà vợ lẽ bị bắt nạt”.

Giang Trạch Dân và âm mưu đảo chính

Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, việc sắp xếp nhân sự đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 15, Giang Trạch Dân đã khuyên những người 70 tuổi lần lượt rời ghế nhưng chính ông ta đã 71 tuổi vẫn ngồi vị trí “trung tâm”.

Theo quy định của ĐCSTQ, trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 năm 2002, Giang Trạch Dân bắt buộc phải rút lui hoàn toàn. Nhưng vì khi đó Giang đang có chuyến thăm nước Mỹ, nên ông ta đã kéo dài thời gian tổ chức đại hội lần thứ 16 từ tháng 9 đến tận tháng 11. Giang Trạch Dân luôn lo lắng về khả năng mình phải rút lui khỏi đại hội 16, trong lòng vô cùng sợ hãi.

Giang Trạch Dân có một tâm bệnh lớn, đó là chủ tịch Chính hiệp Lý Thụy Hoàn. Bất kể Lý Thụy Hoàn đi tới đâu, đều ra mặt hoặc âm thầm đả kích Giang Trạch Dân, đặc biệt chiếm được lòng dân. Vì vậy, Giang Trạch Dân phải đánh bại Lý Thụy Hoàn bằng bất cứ giá nào.

Con người Lý Thụy Hoàn vốn dĩ không thích quyền lực, thậm chí ông còn đề xuất sẽ bằng lòng cùng Giang Trạch Dân rút lui. Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đã tiến hành 5 cuộc tranh luận sôi nổi và biểu quyết mới thông qua được nghị quyết về việc Giang Trạch Dân rút lui hoàn toàn. Lý Thụy Hoàn đương nhiên thực hiện lời hứa của mình, không còn đảm nhiệm chức vụ gì nữa.

Các nguyên lão và thành viên Bộ Chính trị thở phào nhẹ nhõm. Theo quan điểm của họ, chỉ cần Giang Trạch Dân rút lui thì việc gì cũng dễ xử lý. Vì vậy, sau khi thông qua nghị quyết, họ đã ca tụng Giang Trạch Dân không ngớt lời.  

Giang Trạch Dân đề xuất gửi gắm thân tín của mình vào Bộ Chính trị đại hội lần thứ 16, mọi người cũng mơ hồ đồng ý. Trong danh sách Ủy ban thường vụ đại hội thứ 16, đã hiện thực hóa nguyên tắc “Ba đại đa số” mà Giang Trạch Dân đã dự liệu.

Thứ nhất, quan viên do một tay Giang Trạch Dân đề bạt chiếm đại đa số. Như vậy, họ sẽ khắc cốt ghi tâm công ơn của Giang. Sau khi nhậm chức, những người này sẽ không quay lưng lại với Giang Trạch Dân, không khiến ông ta phải dẫm lại vết xe đổ của “Tứ nhân bang”.

Thứ hai, phần tử tham ô hủ bại chiếm đại đa số. Như vậy, với mục đích duy trì lợi ích của bản thân, họ sẽ không chống lại việc tham ô, nhận hối lộ. Họ càng không điều tra làm rõ tội danh bòn rút quốc khố, bán đứng đất nước, xuyên tạc xuất thân, chia bè kéo cánh của ông ta.

Thứ ba, những người trấn áp Pháp Luân Công chiếm đại đa số. Như vậy, Pháp Luân Công mới không có cơ hội được khôi phục, bằng không bản thân những người này cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị thanh toán.

Biểu ngữ “Đưa Giang ra công lý” trong một cuộc diễu hành phản đối cuộc đàn áp của các học viên Pháp Luân Công.
Biểu ngữ “Đưa Giang ra công lý” trong một cuộc diễu hành phản đối cuộc đàn áp của các học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui)

Ngày 22/10/2002, sau khi Giang Trạch Dân bị học viên Pháp Luân Công kiện ra tòa quốc tế vì “Tội ác diệt chủng”, nửa tháng sau ĐCSTQ tổ chức đại hội lần thứ 16, thời gian quá gấp gáp. Lúc này, Giang Trạch Dân muốn lật lại quyết định của Bộ Chính trị, tiếp tục ngồi vị trí chủ tịch nước nhưng đã không còn cơ hội nữa.

Pháp luật ĐCSTQ quy định “Nguyên thủ quốc gia tiền nhiệm” không được hưởng quyền miễn trừ. Vì vậy, việc duy nhất Giang Trạch Dân có thể làm là giữ chặt chức chủ tịch Quân ủy để thoát khỏi phán quyết. Thế là Giang Trạch Dân âm thầm mưu tính một cuộc đảo chính tại đại hội lần thứ 16, lật đổ nghị quyết của Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị trước đó.

Giang Trạch Dân cho Tăng Khánh Hồng ra mặt, tìm đến phó chủ tịch quân ủy Trương Vạn Niên sắp nghỉ hưu trong đại hội thứ 16 này. Họ bàn bạc âm mưu đưa Giang Trạch Dân giữ chức chủ tịch Quân ủy và nói sẽ cho Trương Vạn Niên làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau khi việc thành.

Chính biến quân sự thông qua Trương Vạn Niên

Ngày 08/11/2002, đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 16 khai mạc, Giang Trạch Dân không có tên trong danh sách lựa chọn trước của Ủy ban trung ương. Điều này có nghĩa Giang Trạch Dân sẽ không tham gia vào Ủy ban mới, sẽ không đảm nhiệm bất cứ công việc lãnh đạo nào của nhà nước và của Đảng. 

Cả nước ai nấy đều vui mừng, ai cũng cho rằng lần này Giang Trạch Dân sẽ thật sự rút lui hoàn toàn. Một số nguyên lão cho rằng mọi việc đang tiến hành theo nghị quyết của Bộ Chính trị.

Ngày 13/11, tại kỳ họp lần thứ 4 Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 16, Trương Vạn Niên – người được Giang Trạch Dân hứa cho làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khóa tiếp theo đột nhiên đứng dậy và phát biểu với thái độ vô cùng cương quyết. Ông đưa ra “Động thái đặc biệt” được 20 thành viên đoàn chủ tịch (toàn bộ là quân nhân) kí tên, đề xuất Giang Trạch Dân giữ chức chủ tịch Quân ủy trung ương khóa mới cùng với 5 lý do.

Trương Vạn Niên phát biểu xong, Lý Lam Thanh – người được Giang Trạch Dân bỏ ra 10 tỷ để giúp con trai thoát án và Lưu Hoa Thanh – người có con gái đang là con tin của Giang Trạch Dân lập tức đưa ra ý kiến: Hoàn toàn ủng hộ “Động thái đặc biệt”.

“Cuộc đảo chính quân sự” mà Giang Trạch Dân âm mưu từ trước bắt đầu, không khí bỗng chốc vô cùng căng thẳng, khuôn mặt một số quan chức cao cấp trở nên trắng bệch.

Tiếp theo, Trương Vạn Niên vốn dĩ không coi Hồ Cẩm Đào ra gì, lại ép ông đưa ra ý kiến. Trong hội trường im ắng vô cùng, ngay cả tiếng thở cũng không nghe thấy, mọi người đều biết nếu Hồ Cẩm Đào không đồng ý thì sẽ bị quân đội bắt đi giam lỏng.

Hồ Cẩm Đào thì thào: “Tôi hoàn toàn tán thành đề nghị của các đồng chí Trương Vạn Niên, Quách Bá Hùng, Tào Cương Xuyên…”. Lúc đó, Hồ Cẩm Đào muốn cười nhưng theo những người có mặt tại đó, biểu cảm đó còn khó coi hơn là khóc.

Trong các thường ủy Bộ Chính trị, người thật sự có thể bắt tay với Hồ Cẩm Đào chỉ có Ôn Gia Bảo. 
Trong các thường ủy Bộ Chính trị, người thật sự có thể bắt tay với Hồ Cẩm Đào chỉ có Ôn Gia Bảo. (Ảnh: Kknews)

Sau đó mọi người giơ tay biểu quyết. Ngoại trừ Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Tào Khánh Trạch từ chối quyền biểu quyết, “Động thái đặc biệt” của Trương Vạn Niên được hội nghị thông qua. Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị được thảo luận và biểu quyết thông qua sau năm lần bàn bạc đã bị gạt phăng bởi “cuộc đảo chính” này.

Lúc đó, ông Vạn Lý xin nghỉ phép không tới nghe được tin này tức giận tới mức toàn thân run rẩy, chửi rủa Giang Trạch Dân thậm tệ, rút khỏi Ủy ban thường vụ đoàn chủ tịch để bày tỏ sự phản đối. “Cuộc tấn công bất ngờ” này được coi là cuộc đảo chính quân sự không đổ máu do Giang Trạch Dân đứng đằng sau dựng lên và do Trương Vạn Niên thực thi.

Sau sự việc, có thông tin cho rằng, Giang Trạch Dân tiếp tục nắm giữ binh quyền hai năm giống như “Từ Hy thái hậu buông rèm nhiếp chính”, khiến cho Hồ Cẩm Đào khó lòng giải quyết những vấn đề trọng đại.

Ngoài quân đội, Giang Trạch Dân cũng giữ lại số đông thân tín của mình trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị. Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị trung ương khóa 16 năm 2002 lần lượt là: Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán.

Năm người trong danh sách này là Ngô Bang Quốc, La Cán, Giả Khánh Lâm, Tăng Khánh Hồng, Hoàng Cúc, Lý Trường Xuân đều là thân tín của Giang Trạch Dân. La Cán liên kết với Giang Trạch Dân trong sự kiện trấn áp Pháp Luân Công. Thật sự có thể bắt tay với Hồ Cẩm Đào chỉ có Ôn Gia Bảo. 

Trải qua năm năm, cục diện Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị trung ương khóa 17 cơ bản không thay đổi, gồm có: Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Hạ Quốc Cường, Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang.

Trong suốt năm 2007, Ngô Bang Quốc, Giả Khánh Lâm, Hạ Quốc Cường, Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang đều được coi là tay chân của phe phái Giang Trạch Dân. Vì tay chân của Giang Trạch Dân chiếm đa số hoặc tuyệt đại đa số trong Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị nên trước nay luôn có câu nói của Hồ – Ôn: “Mệnh lệnh chính trị khó ra khỏi Trung Nam Hải”.

Ngày 14/11/2012, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 18, Hồ Cẩm Đào đề xuất “rút lui” một cách toàn diện. Cùng lúc bãi nhiệm chức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy, giao toàn bộ quyền lực cho Tập Cận Bình, được cho là sử dụng thủ đoạn “tự sát”, cắt đứt con đường “buông rèm nhiếp chính” của Giang Trạch Dân về sau.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng