Tiết lộ của cao nhân về địa ngục: Phán quan và sổ sinh tử
Cõi âm gian từ xưa tới nay vẫn là một đề tài thu hút sự chú ý, tò mò của con người thế gian. Con người khi còn sống vẫn không ngừng thắc mắc về “thế giới bên kia”, từ đó mà không ngừng lý giải theo quan niệm của mình. Vậy, để hiểu rõ hơn về địa ngục, hãy xem những tiết lộ của cao nhân dưới đây.
Trong các bộ phim, cần phải có một số tình tiết đối lập, xung đột mới dễ tạo được sự căng thẳng kịch tính, người xem sẽ đắm chìm trong sự kịch tính đó, từ đó sẽ tạo nên một tác phẩm lôi cuốn hấp dẫn.
Trong bộ phim “Along With the Gods” (Thử thách thần chết), hai vị Phán Quan đóng vai đối lập với ba sứ giả địa ngục, không ngừng tạo ra xung đột, mâu thuẫn và bước ngoặt ấn tượng, đồng thời dựa vào những trò tếu táo để tăng thêm dư vị “cười” cho bộ phim mang nội hàm sâu xa này. Đối với phim ảnh, đó là một tạo hình nhân vật tốt, tuy nhiên, đối với Phán Quan thực sự mà nói thì hoàn toàn khác biệt.
Sổ sinh tử
Thánh Lăng tiên sinh, một vị cao nhân có khả năng nhìn thấy thiên đường và địa ngục từng nói, khi Diêm Vương xử án, mặc dù Phán Quan sẽ hỗ trợ Diêm Vương, và gợi mở ý kiến về hình phạt cho tội nhân đang bị xét xử, nhưng chức trách quan trọng nhất của Phán Quan chính là nắm giữ sổ sinh tử.
Tục ngữ nói rằng trên đầu ba thước có Thần linh, lại nói, mắt Thần như tia chớp. Lời Thánh Lăng tiên sinh nói, quả đúng như vậy. Thánh Lăng tiên sinh nói, trên nhân gian có Thưởng Thiện ty, Phạt Ác ty, Tra Sát ty, còn có các quan tuần tra ngày đêm, ghi chép lại cuộc sống trước khi chết của mỗi người, bao gồm tất cả mọi hành vi, tâm tư nguyện vọng, mà những ghi chép này cuối cùng sẽ được giao vào tay của Phán Quan bên cạnh Diêm Vương, và trở thành một phần nội dung trong sổ sinh tử. Vì vậy, trong điện Diêm Vương, tài liệu để Diêm Vương xử án rất phong phú.
Mà trong sổ sinh tử không chỉ bao gồm tất cả mọi ghi chép khi còn sống của một người, mà còn ghi lại kết quả xét xử trong điện Diêm Vương và sắp đặt chuyển thế. Tất cả những thứ này đều do Phán Quan ghi chép lại. Thánh Lăng tiên sinh nói, trong tay Phán Quan có một chiếc bút thần, chiếc bút này là do Ngọc Hoàng đại đế giao cho Diêm Vương bảo quản, Diêm Vương lại giao cho Phán Quan, mà chỉ có chiếc bút này mới có thể ghi chép được trên sổ sinh tử.
Gần đoạn mở đầu trong “Tây Du Ký”, Tôn Ngộ Không dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân khi đi đến âm phủ để xoá tên mình khỏi sổ sinh tử, cũng phải dùng chiếc bút này, lúc đó là do Phán Quan đưa bút cho Tôn Ngộ Không, sau khi tìm thấy cuốn sổ, Ngộ Không mới “Đem toàn bộ tên tuổi của loài khỉ, xoá hết sạch khỏi sổ sinh tử”.
Trong điện Diêm Vương, Diêm Vương sẽ dựa vào nhân quả mấy kiếp của một người để phán xét và định đoạt người đó sẽ lên trời hưởng phúc hay xuống địa ngục chịu khổ, hay đầu thai chuyển thế. Thánh Lăng tiên sinh còn nói, cụ thể thực tế việc chuyển sinh ra sao cũng đều do Phán Quan sắp xếp, sau khi viết trên sổ sinh tử, sẽ giao cho Diêm Vương phê chuẩn, khi Diêm Vương xác nhận rồi thì có thể đóng dấu quan, hàm nghĩa rằng sổ sinh tử đã có hiệu lực, tương lai của người này đã được định đoạt.
Vì vậy, trong Phật giáo có nói: “Muốn biết nhân đời trước, xem quả báo đời này. Muốn biết quả mai sau, xét nhân gieo hiện tại”, cũng rất có lý.
Ngoài ra, nếu người đó kiếp trước là người tu hành, vậy thì sư phụ của người đó cũng sẽ được sắp xếp để chuyển sinh cùng. Cũng giống như trong “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, có thể thấy rằng, “cuộc đời” của Tôn Ngộ Không, kỳ thực là do Phật và Bồ Tát an bài, để Tôn Ngộ Không trải qua việc trừ yêu diệt quỷ, từ đó bồi dưỡng tâm tính, vứt bỏ ma tính, tu thành chính quả.
Nhân quả ba kiếp
Nói về nhân quả ba kiếp, Thánh Lăng tiên sinh nói, ba kiếp của một người sẽ có một quyển sổ sinh tử, ba kiếp một lần sẽ chốt sổ, sau đó đổi sang một cuốn sổ sinh tử khác. Ví dụ, một người sau khi kết thúc kiếp thứ nhất, Diêm Vương sẽ dựa vào tình hình kiếp này của anh ta, để sắp xếp việc trả nợ, đòi nợ ở kiếp sau.
Ông lấy ví dụ, có người khi còn sống hô hào mọi người đầu tư sau đó lại ôm tiền chạy mất, có thể kiếp sau người này sẽ chuyển sinh thành lợn, sau đó những người chủ nợ này sẽ mua về ăn. Trước khi những người chủ nợ đem thịt lợn đi chế biến, thì linh hồn người đó vẫn có thể cảm nhận được nỗi đau về thể xác, đợi sau khi hoàn toàn bị nấu chín thì mới được giải thoát.
Còn những con chó cưng trong nhà, đa số là đến để đòi nợ, cả nhà ai cũng yêu thương cưng chiều nó, tốn rất nhiều tiền của, rồi dồn hết mọi tình cảm cho nó; tuy nhiên, nó có thể chết sớm, khiến cả gia đình phải đau lòng.
Có những con chó lại đến báo ân, những con chó này rất biết canh giữ nhà cửa, thậm chí còn giúp chủ nhận những việc như cất giày, rất trung thành, mà những con chó đến báo ân này thường âm thầm lặng lẽ rời xa chủ nhân, cô quạnh chết một mình, không phiền chủ nhân phải lượm xác, tránh mắc nợ thêm chủ nhân.
Sau khi luân hồi ba kiếp kết thúc, Diêm Vương sẽ phải tổng hợp nhân quả của người đó, nếu như người đó ở nhân gian không trả hết được nợ nghiệp, sẽ phải xuống địa ngục chịu khổ. Thánh Lăng tiên sinh nói, tốt nhất là ở nhân gian có thể trả được bao nhiêu nợ thì trả hết, dù có khổ thế nào, chịu đựng một lúc là hết, còn cực khổ ở địa ngục, không chỉ hà khắc, mà thời gian chịu cực hình ít thì mấy trăm năm, nhiều thì thậm chí là hàng vạn năm, vô cùng đáng sợ.
Vì địa ngục rất đáng sợ, nên khi Phán Quan sắp xếp để một người chuyển sinh, đều cố hết sức để người đó có thể cắt đứt mọi nhân quả trên nhân gian, cuối cùng không phải chịu khổ cực nơi địa ngục nữa. Có người cả đời có nhiều quý nhân, là vì nhiều người đến báo ân; có người cả đời gặp nhiều tiểu nhân, là vì người đến đòi nợ nhiều. Vì vậy, nếu trong cuộc sống gặp phải một chút khó khăn, tốt nhất là cố gắng nhẫn nại, vì xoá nghiệp trả nợ ở trên nhân thế vốn rất dễ dàng.
Có một cách nói thế này: Nhân sinh tựa như một vở kịch. Theo Thánh Lăng tiên sinh, nếu chúng ta coi cuốn sổ sinh tử như một cuốn kịch bản, có thể nói rằng, một người sẽ dựa vào ba kiếp để diễn một vở kịch, chỉ là, tác giả của kịch bản này không phải chỉ có Diêm Vương, cũng không phải chỉ có Phán Quan, mà còn bao gồm cả bản thân mỗi người, kịch bản bây giờ của chúng ta được viết nên từ nhân quả kiếp trước, còn hiện tại của chúng ta thế nào sẽ viết nên kịch bản cho kiếp sau.
Còn có một chuyện thú vị rất đáng để nhắc tới, đó là mặc dù Phán Quan công việc bận rộn, nhưng Phán Quan cũng có những hoạt động giải trí. Thông thường, hoạt động giải trí ở âm phủ đa phần là cầm kỳ thư hoạ, điều thú vị là, Thánh Lăng tiên sinh nói bây giờ ở âm phủ cũng có thể xem tivi, nhưng không phải là những thước phim được quay bởi người âm phủ, mà là những câu chuyện về cuộc đời của một số nhân vật điển hình.
(Loạt bài viết “Thế giới khác biệt của Thánh Lăng tiên sinh”)
Tuệ Tâm, theo NTDTV