Tiếng nói từ trái tim: Học viên Pháp Luân Công kỷ niệm ngày 25 tháng 4

Đúng 15 năm về trước, vào ngày 25 tháng 4, 1999, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp ôn hòa ở thành phố Bắc Kinh để yêu cầu giới lãnh đạo đất nước ngừng các hành động quấy nhiễu của họ.

Cụ thể hơn, họ đang tìm cách giải cứu 45 học viên bị đánh đập và bắt giữ vào ngày trước đó.

Mặc dù cuộc biểu tình diễn ra rất tốt đẹp, đám đông giải tán, lúc đi cũng như lúc đến lặng lẽ bình hòa. Trớ trêu thay, vào mùa hè cùng năm, chính quyền Trung Quốc lại phát động một cuộc đàn áp dốc toàn bộ sức lực lên Pháp Luân Công (cũng được biết đến là Pháp Luân Đại Pháp). Cuộc đàn áp kéo dài cho đến tận ngày hôm nay ở Trung Quốc Đại Lục.

Mặc dù cuộc đàn áp vẫn còn tiếp diễn tại Trung Quốc, vốn là nơi khai sinh môn tập luyện tinh thần này, thế nhưng ngày nay Pháp Luân Công đang có khoảng 100 triệu học viên trên toàn thế giới.

Có lẽ bạn đã từng bắt gặp hình ảnh này này đâu đó trước đây. Họ vẫn thường tổ chức các buổi thắp nến tưởng niệm hoặc các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trong những ngày mang tính lịch sử như ngày 25 tháng 4 và 20 tháng 7—ngày mà cuộc bức hại chính thức bắt đầu. Vào ngày 13 tháng 5 sẽ có các lễ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế Giới trên toàn cầu. Nếu bạn chưa bao giờ nhìn thấy chúng trước đây, thì hãy dành chút thời gian và nhìn xem xung quanh trong những dịp này.

Khi cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn, và khi người ta đưa tin về một cái chết gần đây nhất vào đầu tháng này, thì các học viên Pháp Luân Công lại tập trung tại các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc trên khắp thế giới.

Mục tiêu của họ là nhắc nhở thế giới về hành vi chà đạp nhân quyền ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ họ kết thúc cuộc đàn áp này.

Ở New York lúc chạng vạng tối hôm thứ Sáu, hàng trăm học viên đã ngồi thắp nến tưởng niệm cách lãnh sự quán Trung Quốc một đoạn. Có những người đến từ Trung Quốc, từ khắp nước Mỹ, và trên toàn thế giới. Một số khác phân phát tờ rơi chứa thông tin về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp và nói chuyện với người qua đường. Nhưng điều truyền cảm hứng nhiều nhất là những câu chuyện của họ, không chỉ rất đáng nghe, mà còn nên được ghi lại cho hậu thế.

Và vì vậy, chúng tôi đã hỏi một số học viên Pháp Luân Công trong buổi lễ thắp nến tưởng niệm ở Manhattan xem sự kiện này quan trọng đối với họ như thế nào.

20140425-practitioners-5754

(James Smith/Epoch Times)

Mimi Cortese-Ng, 46 tuổi, một nhà cố vấn giáo dục đến từ Brooklyn; bà đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 2004.

“Khi bạn chứng kiến một nhóm những người ôn hòa, điềm tĩnh mà lại bị đánh đập và tra tấn như ở Trung Quốc, bạn thật sự nên ủng hộ họ, giúp nâng cao nhận thức của những người xung quanh và tham gia vào các sự kiện nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp này. Nó thật là kinh khủng.

“Là một người Phương Tây, thật khó để hình dung một chuyện như vậy. Đôi lúc tôi ngẫm lại, tại thời điểm khi mà cuộc đàn áp bắt đầu đã có 100 triệu người đang theo tập—tức là cứ ba người Mỹ thì có 1 người là học viên. Mỗi khi nghĩ về con số đó, nếu cứ 3 người Mỹ thì một người trở thành kẻ sống ngoài vòng pháp luật bởi niềm tin của họ, niềm tin vào các nguyên lý hòa bình [Chân, Thiện, Nhẫn], thì tôi không thể tưởng tượng được rằng một xã hội kiểu như thế là kiểu xã hội gì.”

20140425-practitioners-5764

(James Smith/Epoch Times)

Rakesh Nayak, 30 tuổi, là một đầu bếp bánh từ Ấn Độ, đã tu luyện được 2 năm rưỡi, đến Mỹ vào khoảng bốn tháng trước.

“Rất nhiều người đang bị đàn áp ở Trung Quốc, vì thế nên chúng tôi có mặt tại đây trước Đại Sứ Quán Trung Quốc để đánh thức lương tâm của họ nhằm chấm dứt cuộc đàn áp, và giúp họ biết rằng đây là những hành vi ngay chính, và chúng tôi không phải đang làm chính trị. Và chúng tôi cũng ở đây để giúp mọi người thoái Đảng Cộng Sản. Nhờ môn tập [Pháp Luân Công] này mà tôi biết được cuộc sống là gì, và tại sao chúng ta lại mang hình dáng con người trong thế giới này, môn tập đã thay đổi hoàn toàn con người tôi. Tôi đã từng rất nóng tính và việc tu luyện giúp tôi điềm tĩnh, kiên nhẫn hơn. Trên quan điểm cá nhân, tôi đã thụ ích rất nhiều từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Và nó cũng dạy tôi cách để đối đãi tốt với mọi người.”

20140425-practitioners-5752

(James Smith/Epoch Times)

Nick Zhao, 12 tuổi, học sinh, đến từ Trung Quốc Đại Lục chỉ khoảng 1 tháng trước với ba mẹ em, người cũng theo tập môn này.

“[Cháu ở đây] bởi vì mọi người ở đây đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp, còn Pháp Luân Đại Pháp không được tập tự do ở Trung Quốc. Mọi người ở đây là học viên Pháp Luân Công, còn họ (những người ở Trung Quốc) cũng là học viên, nhưng họ không được ở đây, nên mọi người muốn giúp họ có được sự tự do. Cháu đã tập Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn nhỏ. Cháu là đứa trẻ may mắn nhất.”

20140425-practitioners-SamiraBouaou-1945

(Samira Bouaou/Epoch Times)

Louis Russo, 36 tuổi, huấn luyện viên thể chất đến từ Long Island.

“Cuộc bức hại vẫn tiếp diễn cho đến tận ngày nay, và thậm chí ngay cả ở Mỹ Quốc, khi chúng ta có rất nhiều tự do báo chí và tự do thông tin, nhưng đối với rất nhiều người, tôi cảm thấy họ vẫn chưa thật sự hiểu rõ rằng Pháp Luân Công là gì… Tôi đã thu được rất nhiều lợi ích, về mặt tinh thần, thể chất, tâm linh từ môn tập này, và tôi may mắn vì sống ở một đất nước mà tôi có thể tập luyện Pháp Luân Công một cách tự do. Nhưng vì nó đang bị đàn áp, tôi sẽ cảm thấy không đúng với lương tâm nếu hành xử như không có gì xảy ra cả, và chỉ tận hưởng tự do của bản thân, cũng như nghĩ rằng những gì xảy ra với người khác ở một nơi nào khác là không liên quan gì đến mình. Rất nhiều người tôn trọng các giá trị tự do, nhân quyền, và nhân phẩm cũng sẽ đồng ý như vậy.”

20140425-practitioners-5780

(James Smith/Epoch Times)

Qingmei Wang, 74 tuổi, đến từ Nam Kinh, Trung Quốc, hiện đang nộp hồ sơ tị nạn ở Mỹ Quốc.

“Tôi đã tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1995. [Chồng tôi và tôi] đã đến thỉnh nguyện vào ngày 25 tháng 4, 1999, ở tỉnh của chúng tôi. Nhưng đó là một trải nghiệm rất khác. Ở đây, bạn không hề sợ hãi những kẻ xấu một chút nào. Tôi đã trở thành nhân vật trong tầm ngắm tại công ty và bị giám sát sau khi cuộc đàn áp bắt đầu. Chồng tôi đã mất sau năm 1999, và tôi đã bị bắt giam năm lần. Năm ngoái, trang web Minh Huệ [trang web chính báo cáo về tình hình cuộc bức hại] đã đăng một bài viết về tôi, và về việc tôi đã chịu đựng cuộc bức hại ở Trung Quốc như thế nào. Tôi đã từng làm ở một viện nghiên cứu; và trong danh sách bức hại của họ, tôi là đối tượng số một và chồng tôi là số ba. Tôi hy vọng rằng tất cả các học viên ở Trung Quốc có thể dùng hết khả năng của họ để chấm dứt cuộc bức hại.”

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới