Tiến sĩ người Việt tranh cử thượng nghị sĩ bang Washington

06/11/18, 16:06 Thế giới
Ông Savio Phạm trong buổi vận động tranh cử hôm 19/10. (Nguồn: Internet)
Ông Savio Phạm trong buổi vận động tranh cử hôm 19/10. (Nguồn: Internet)

Ông Savio Phạm sẽ chạy đua với đối thủ đảng Dân chủ để làm thượng nghị sĩ sẽ diễn ra vào ngày 6/11, khi người dân trên toàn nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ.

Ông Savio Phạm trong buổi vận động tranh cử hôm 19/10. (Nguồn: Internet)
Ông Savio Phạm trong buổi vận động tranh cử hôm 19/10. (Nguồn: Internet)

Cuộc cạnh tranh giữa ông Savio Phạm, 46 tuổi, ứng viên độc lập của đảng Cộng hoà và ông John McCoy, Thượng nghị sĩ đương nhiệm của đảng Dân chủ, sẽ diễn ra vào ngày 6/11, khi người dân trên toàn nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ. 

Để trở thành một trong hai ứng viên chạy đua chiếc ghế Thượng nghị sĩ Khu vực bầu cử số 38, một trong 49 khu vực bầu cử (legislative district) của bang Washington, Tiến sĩ Savio Phạm đã giành chiến thắng trước hai ứng viên khác trong vòng bỏ phiếu sơ bộ (primary) hồi tháng 8. Khu vực bầu cử số 38 có 140.000-150.000 cử tri nhưng số người Việt chỉ chiếm khoảng 1% dân số.

Ông Savio nói với VnExpress rằng, đối thủ của ông là một thượng nghị sĩ đương nhiệm đã làm việc lâu năm trong chính quyền và có thêm lợi thế là đa số người dân ở bang Washington ủng hộ đảng Dân chủ. Tuy nhiên, ông đánh giá người dân ở đây cũng đang trông đợi có những đổi mới, cải thiện những tồn tại lâu năm chưa được giải quyết.

Một thuận lợi của ông Savio là mọi người xung quanh không nghi ngại gì về ứng viên gốc Á, thậm chí họ còn yêu quý người Việt Nam vì chăm chỉ và chịu khó.

Ông Savio Phạm có ba mục tiêu chính khi nhắm tới chiếc ghế thượng nghị sĩ. Thứ nhất là giúp người dân có cơ hội tăng lương bắt kịp với giá nhà tăng. Hiện nay các cặp vợ chồng ở Khu vực số 38 đang phải làm thêm nhiều việc để đảm bảo chi phí sinh hoạt. Ông mong khi người dân ở đây có mức lương cao hơn, họ sẽ không phải đi làm xa, có thể tiết kiệm tiền đi lại và cả thời gian dành cho gia đình.

Mục tiêu thứ hai của ông là giải quyết tận gốc nạn nghiện ma tuý, nghiện rượu và người vô gia cư, một vấn đề lớn của khu vực. Ông cho rằng chính quyền cần có dịch vụ giúp những người này cải thiện sức khoẻ tâm thần, cai nghiện rồi có công việc và hoà nhập trở lại với xã hội, trong khi các biện pháp hiện nay của đảng Dân chủ chỉ mang tính tạm thời, vẫn có thể khiến người nghiện quay lại con đường cũ. 

“Điều đó giống như bản án suốt đời với họ và tôi muốn thay đổi nó”, ông Savio nói. Ông mong họ có công việc tốt, thu nhập ổn định và trở về với gia đình, vì đây là nơi che chở cho họ.  

Mục tiêu thứ ba của ông Savio khi trở thành thượng nghị sĩ là sẽ giảm các loại thuế cho người dân bằng nhiều cách khác nhau, giúp họ có thể tiết kiệm thêm tiền để dành cho các chi tiêu khác trong gia đình.

Không để ý xung quanh cho tới khi thành công

Gia đình Savio Phạm tới định cư ở bang Kansas, Mỹ năm 1990, khi ông mới 18 tuổi. Để tự trang trải tiền học của mình, dù là con út trong gia đình có hai chị em, anh thanh niên Savio đã phải đi làm thêm khắp nơi, từ rửa bát trong các nhà hàng cho tới phụ việc ở các khu buôn bán.

Không cảm thấy khổ sở, vất vả, ngược lại Savio luôn vui vẻ khi lao động để phụ giúp cha mẹ. Khó khăn lớn nhất của Savio là rào cản ngôn ngữ, vì thế anh tập trung hết sức để học thật giỏi.

“Tôi không để ý đến chuyện có bị kỳ thị hay không nữa, vì chỉ muốn mình phải làm được những điều khác biệt. Khi bạn trở nên xuất sắc rồi thì không ai phân biệt đối xử với bạn được”, ông Savio nói về trải nghiệm của một người gốc Á trên đất Mỹ.

Với tấm bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý và Công nghệ thông tin, Đại học Ottawa, Kansas, bằng Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh, Đại học Ottawa, đến năm 30 tuổi, ông Savio trở thành người phụ trách công nghệ (CTO) của MHM Resources ở Kansas. MHM sau này được mua lại bởi WageWorks, công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ người lao động.

Ông cũng từng là đại diện của Khu vực Quốc hội số 9, bao quát các vấn đề về quân sự, quốc phòng, ngoại giao, các thể chế tài chính, kinh doanh quy mô nhỏ, di cư và từ thiện. Đến 2015, ông hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Đại học Phoenix, bang Arizona.

Hiện ông Savio là phó chủ tịch khu vực tây bắc của Business Data Services, giúp các công ty ở Kansa đạt được hiệu quả đầu tư về công nghệ. Trước đó, ứng viên gốc Việt này từng làm việc cho Văn phòng quốc hội liên bang ở bang Washington.

Miêu tả cuộc sống của mình là “bình an”, Savio cho biết ông rất tự hào về vợ, một bác sĩ người Việt định cư ở Mỹ từ năm 1985. Con trai lớn của ông đang học đại học, con gái thứ hai đang học trung học, còn bố mẹ ông vẫn sống ở thành phố Kansas, bang Kansas.

Hồi 2015, sau 25 năm xa Việt Nam, ông Savio lần đầu tiên quay trở lại trong chương trình hợp tác với trường Đại học Quốc gia Hà Nội và cảm thấy bỡ ngỡ lẫn vui mừng khi thấy đất nước phát triển như vậy. 

Khi tiếp xúc với các du học sinh Việt Nam ở khu vực của mình, Savio thường chia sẻ với các bạn trẻ rằng những khó khăn trước mắt chỉ là tạm thời, không nên để những lo lắng, buồn phiền đó làm cản đường các bạn kiên trì với con đường của mình, hướng tới tương lai.

“Tôi rất hào hứng với cuộc chạy đua này, tôi mong tạo nên những thay đổi cơ bản cho người dân ở đây”, ông nói về cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới.

>>> Chứng khoán châu Á chao đảo trước bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ

>>> Trung Quốc bừng tỉnh: Trump là “diều hâu”, chứ không phải “hổ giấy”

Theo vnexpress.net

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?