Tiên duyên sớm đã định: Tiêu Khoáng gặp 2 thần nữ tại đình Song Mỹ

17/10/18, 09:12 Thế giới tâm linh

Tiêu Khoáng có cốt cách bất phàm, tâm tính cao thượng, có tiên duyên được trò chuyện với hai vị thần nữ tại đình Song Mỹ, từ đó có tâm tu đạo, quyết tâm bước đi trên con đường tu hành.

Một phần trong bức tranh “Lạc thần phú đồ”. (Ảnh từ epochtimes)

Vào năm Thái Hoà, nhân sĩ Tiêu Khoáng tài đức vẹn toàn, nhưng không muốn làm quan, chỉ thích ngao du ngắm sơn thuỷ, thích cuộc sống ẩn cư. Có một năm, ông men theo sông Lạc Thuỷ xuôi về phía Đông ngắm cảnh, giữa đường ban đêm nghỉ chân tại Hiếu Nghĩa quán. Một buổi tối, nhân lúc trăng thanh gió mát, ông ở đình Song Mỹ nghỉ ngơi vãn cảnh.

Nhân sĩ gặp Lạc Thần, khiến “Lạc Thần phú” càng trở thành giai thoại

Tiêu Khoáng giỏi đánh đàn, nên nhân cảnh trăng thanh tuyệt mỹ, liền ôm đàn tấu nhạc tiêu khiển. Trong màn đêm tịch mịch, tiếng đàn càng trở nên não nề. Lúc đó, từ trên sông Lạc Thuỷ truyền đến một tiếng thở dài.

Đợi sau khi người đó đến gần, Tiêu Khoáng mới biết đó là một nữ nhân đẹp tuyệt trần. Ông buông đàn trong tay, đứng lên hành lễ, rồi hỏi: “Cô nương là ai?”

Thiếu nữ đáp: “Ta là nữ thần sông Lạc Thuỷ. Trước kia, Trần Tư Vương Tào Thực đã từng viết ‘Lạc Thần phú’, ông còn nhớ chứ?”.

Tiêu Khoáng nói: “Có nhớ”. Sau đó ông lại hỏi: “Ta nghe nói Lạc Thần chính là Chân hoàng hậu. Sau khi bà ấy chết, Trần Tư Vương đã gặp linh hồn của bà bên bờ Lạc Thuỷ, vì vậy mới viết bài ‘Cảm Chân phú’. Sau đó ông ấy nhận thấy bản thân mình làm việc bất chính, nên mới đổi tên thành ‘Lạc Thần phú’, qua đó gửi gắm tâm tư đến Mật phi. Có phải như vậy không?”

Tranh “Lạc thần phú đồ” của Cố Khải Chi thời Đông Tấn, bản sao chép đời Tống. Tại bảo tàng tỉnh Liêu Ninh. (Ảnh từ epochtimes)

Thiếu nữ nói: “Ta chính là Chân hoàng hậu. Lúc đầu, ta vì ngưỡng mộ tài hoa của Trần Tư Vương, khiến Nguỵ Văn Đế tức giận. Ta cũng bị biệt giam mà chết. Sau đó, linh hồn của ta gặp Trần Tư Vương bên bờ Lạc Thuỷ, ta đã kể rõ nỗi oan khuất của mình cho chàng. Chàng cảm động, nên viết ‘Cảm Chân phú’. Về sau, thấy tiêu đề không được nho nhã, nên đổi thành ‘Lạc Thần phú’. Lời đồn không có nói sai”.

Tào Thực làm quốc vương, thống trị Già Tu Quốc

Một lát sau, có một thiếu nữ tóc tết hai bím bước qua, trong tay cầm đệm ngồi và rượu thịt. Lạc Thần nói với Tiêu Khoáng: “Khi ta vừa được gả cho Viên gia, rất thích đánh đàn. Mỗi lần gẩy khúc ‘Bi phong’ và ‘Tam giáp lưu tuyền’, ta thường đàn cả một đêm, mới thoả lòng. Vừa rồi nghe tiếng đàn của ông rất thanh nhã, ta có thể nghe lại một lần nữa không?”.

Tiêu Khoáng liền đàn bài ‘Biệt hạc thao’ và ‘Bi phong’. Thần nữ nghe xong, ngưỡng mộ nói: “Cầm nghệ của ông có thể sánh với Thái Ung đó”.

Lúc tán gẫu, Tiêu Khoáng bèn hỏi: “Trần Tư Vương Tào Thực hiện giờ đang ở đâu?”. Nữ thần nói: “Ở Già Tu quốc, chàng là quốc vương ở đó”. Tiêu Khoáng chưa từng nghe nói đến Già Tu quốc, nên cảm thấy rất kinh ngạc.

Một phần bức tranh “Lạc Thần phú đồ” của Cố Khải Chi thời Đông Tấn, bức vẽ toàn thân của Tào Thực. (Ảnh từ epochtimes )

Một phần bức tranh “Lạc Thần phú đồ” của Cố Khải Chi thời Đông Tấn, bức vẽ toàn thân của Tào Thực. (Ảnh:)

Nữ thần giải thích: “Sau khi con trai Lưu Thông chết đi sống lại, từng nói với cha của mình rằng: ‘Có người nói cho con biết, Già Tu quốc lâu rồi không có quốc vương làm chủ, đợi phụ thân đến làm quốc chủ’. Đó chính là Già Tu quốc mà ta nhắc đến”.

Gặp Long nữ, thỉnh giáo tính xác thực của tin đồn

Lát sau, có một tì nữ áo xanh dẫn một nữ tử đến, rồi nói: “Chức Tiêu nương tử đến”. Lạc Thần giới thiệu với Tiêu Khoáng: “Đây là con gái Long vương Lạc Thuỷ, tay nghề dệt sợi của nàng ấy rất tốt, nàng ấy chuyên dệt sợi ở Long cung. Ta vừa ra lệnh cho người mời nàng ấy đến”.

Tiêu Khoáng muốn xác thực với nàng một chuyện: “Gần đây, người trên nhân gian đồn rằng Liễu Nghị truyền thư và Long nữ kết mối nhân duyên, chuyện này có thật chăng?”. Long nữ nói: “Lời đồn 10 phần, thì chỉ đúng 4, 5 phần thôi”.

Tiêu Khoáng may mắn gặp được nữ thần Long cung, nên hỏi rất nhiều chuyện vốn đang hoài nghi, ví dụ như là rồng có sợ sắt không? Long nữ nói: “Rồng có thần lực, có thể xuyên qua vàng ngọc, sắt đá, thì làm sao sợ sắt được chứ? Tuy nhiên con giao long, con Li (rồng không sừng) quả thực là sợ sắt”.

Lúc đó nhân gian truyền tai nhau rằng, rồng bị bệnh còn phải mời Mã y Sư Hoàng đến chữa. Vì vậy, Tiêu Khoáng thật không hiểu, nếu rồng đã có thần lực, thì đâu cần phải mời Sư Hoàng trị bệnh nữa?

Long nữ nói: “Sư Hoàng là chân nhân đạo hạnh cao thâm trong Thiên giới, vì ông ta thương hại những con ngựa cả đời phải mang vác nặng, bôn ba trong bể khổ, vậy nên mới thành Mã y. Số ngựa mà ông ta chữa khỏi đã lên đến hàng vạn con. Thiên đế vì muốn kiểm định năng lực của ông ấy, nên đã biến hoá ra chứng bệnh giả ở môi rồng. Sư Hoàng sau khi chữa khỏi môi cho rồng, liền được con rồng đó chở lên lên trời, không phải là rồng thật sự bị bệnh”.

Tiêu Khoáng hỏi han nữ thần rất nhiều chuyện, bọn họ vừa uống vừa bàn luận, nói chuyện rất tâm đầu ý hợp.

Tiên duyên chủ định, gặp 2 nữ thần ở “Song Mỹ đình”

Tiêu Khoáng ngẫm nghĩ suy tư, sau đó mới nhận ra rằng, có thể gặp được nữ thần, quả đúng duyên phận. Ông nói: “Hôm nay có phúc được gặp hai nữ thần ở đây, chẳng trách ngôi đình này có tên là ‘Song Mỹ đình’”.

Đột nhiên vẳng đến tiếng gà trống gáy “o o” buổi sớm, Lạc Thần lấy ngọc quý và lông chim phỉ thúy tặng cho Tiêu Khoáng, rồi nói: “Chẳng phải trong bài phú của Trần Tư Vương đã nói rằng ‘hoặc chọn ngọc quý, hoặc lấy lông chim phỉ thúy’ sao? Ta tặng cho ông hai lễ vật này, cho giống với ca từ trong ‘Lạc Thần phú’”. Long nữ thì tặng cho ông một sợi tơ.

Dòng thư pháp ‘Hoặc Thái Minh Châu, Hoặc Thập Thúy Vũ’ trong bản phục chế tác phẩm ‘Lạc Thần Phú Thập Tam Hành’ của Vương Hiến Chi. (Ảnh:)

Lạc Thần còn dặn dò ông rằng: “Diện mạo và cốt cách của ông không giống người phàm, nên theo tu đạo, giữ gìn tấm lòng thanh cao, tu chân dưỡng tính, ta sẽ âm thầm giúp đỡ ông”. Nói xong, liền bay lên không trung mất dạng.

Trải qua cuộc gặp gỡ kì lạ này, Tiêu Khoáng mang theo ngọc quý và sợi tơ mà nữ thần ban tặng, bước vào con đường tu hành. Có người bạn gặp ông, nghe ông kể lại chuyện này, đã ghi chép lại một cách chi tiết. Tiêu Khoáng, người có duyên với tiên gia, từ đó bặt vô âm tín.

Chú thích: Chân hậu, là phi tử của Ngụy Văn Đế Tào Phi thời Tam Quốc, tên là Chân Mật. Chân Mật vốn dĩ là thê tử của Viên Thiệu Tử Hy, sau khi Tào Tháo đánh thắng Viên Thiệu, Tào Phi liền nạp bà làm thiếp, sinh con trai Tào Duệ, khi Tào Duệ lên làm hoàng đế, đã truy tôn bà làm Văn Chiêu hoàng hậu.

(Theo “Thái bình quảng ký” Quyển 311)

>>> Thư sinh hô lớn 3 tiếng cứu mạng rồng vàng, liền nhận được bảo vật quý hiếm

>>> Giấc mộng “thần kỳ” dự đoán tương lai trước cả hai mươi năm

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng