Lượng rong biển khổng lồ ập vào bờ biển ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc khiến bãi tắm nổi tiếng chìm trong lớp thảm màu xanh lá cây khổng lồ.
|
Từ năm 2007, rong biển bắt đầu tấn công bãi tắm ở Thanh Đảo vào tháng 7 hàng năm. “Thủy triều xanh” gây ra hàng loạt phiền toái đối với du khách. Ảnh: Barcroft Media
|
|
Tới Thanh Đảo vào thời điểm tảo biển tấn công khiến kỳ nghỉ của du khách trở nên không mỹ mãn. Nhà chức trách ước tính, hàng ngàn tấn tảo xanh ập vào bờ biển, bao phủ toàn bộ bãi tắm và mặt biển. Ảnh: Reuters
|
|
Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm ven biển – bao gồm cả hiện tượng nhiệt độ nước biển tăng – tạo môi trường lý tưởng cho các loài tảo phát triển. Ảnh: Getty
|
|
Nước thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người cung cấp dưỡng chất quan trọng, chẳng hạn như photphat và nitrat, cho sự phát triển của tảo. Ảnh: Splash News
|
|
Tảo biển có mùi hôi. Sự hiện diện của chúng khiến thành công của Olympic Bắc Kinh 2008 trở nên không trọn vẹn vì môn đua thuyền diễn ra ở Thanh Đảo. Ảnh: Reuters
|
|
Nhà chức trách Trung Quốc phải huy động hàng ngàn binh sĩ, tình nguyện viên và công nhân môi trường dọn dẹp tảo biển. Ảnh: Splash News
|
|
Mỗi năm khoảng 20.000 tấn tảo tràn vào bờ biển Thanh Đảo, biến nơi đây trở thành “đảo xanh” như tên gọi của nó. Ảnh: Getty
|
|
Tuy nhiên, tảo biển không hoàn toàn có hại. Người ta có thể sấy khô chúng để làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Splash News
|
|
Đội dọn dẹp đưa tảo lên những xe tải để chở khỏi bãi biển. Ảnh: Splash News
|
|
Dù gặp phải “thủy triều xanh” nhưng phần lớn du khác chọn cách thích nghi với sự hiện diện của chúng thay vì hủy kỳ nghỉ của gia đình. Ảnh: Splash News
|
|
Đối với các loài sinh vật biển, “thủy triều xanh” là kẻ thù vì chúng hút hết oxy trong nước biển. Ảnh: Splash News
|
Hồng Duy |
Theo Zing