Thụy Điển: Chuyển mình ngoạn mục nhờ bỏ CNXH những năm 1980

01/11/18, 09:39 Kinh tế, Thế giới
Kinh tế Thụy điển chuyển mình không ngừng sau năm 1980 ( Nguồn:internet)
Kinh tế Thụy điển chuyển mình không ngừng sau năm 1980 ( Nguồn:internet)

Ai cũng nghĩ Thụy Điển là một quốc gia xã hội chủ nghĩa tiên tiến, Mỹ cũng muốn học theo. Tuy nhiên sự thật về nền kinh tế và cơ chế thu thuế của quốc gia này sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên.

Kinh tế Thụy Điển chuyển mình không ngừng sau năm 1980. ( Nguồn: Internet)
Kinh tế Thụy Điển chuyển mình không ngừng sau năm 1980. ( Nguồn: Internet)

Có những người cho rằng chủ nghĩa xã hội sẽ là giải pháp tốt hơn chủ nghĩa tư bản. Họ không nói về chủ nghĩa xã hội áp bức kiểu Nga, thất bại kiểu Venezuela hay đóng kín kiểu Cuba hay Bắc Hàn, mà là Chủ nghĩa xã hội “đích thực”, Chủ nghĩa xã hội dân chủ, như hệ thống đang được thực hành tại bán đảo Scandinavia, ở Thụy Điển hay Đan Mạch.  

Theo một khảo sát của hãng Gallup công bố hồi tháng 8 vừa qua, có ít hơn 45% người trẻ Mỹ thích chủ nghĩa tư bản, trong khi đó tỷ lệ người trẻ tuổi tại nền kinh tế tư bản lớn nhất thế giới đánh giá tích cực về chủ nghĩa xã hội là 51%. Trong 2 chính đảng lớn nhất nước Mỹ, thì Đảng Dân chủ có tới 60% ưa thích chủ nghĩa xã hội, trong khi con số ở Đảng Cộng hòa chỉ là 16%.

Hôm 13/10/2015, khi ra tranh cử Tổng thống, Nghị sĩ Bernie Sanders của Đảng Dân chủ nói rằng nước Mỹ nên “nhìn vào những nước như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy để học tập những gì họ đã làm được cho người dân lao động”.

Gần đây, Đài PBS phát đi một phim tài liệu phỏng vấn nhiều người Mỹ, trong đó phần lớn nói rằng Hoa Kỳ nên trở nên giống Thụy Điển. Vậy người Thụy Điển nói gì?

Johan Norberg, một tác giả, nhà sử học người Thụy Điển, và là tác giả của phim tài liệu “Thụy Điển: Một bài học cho Hoa Kỳ?”, khẳng định Thụy Điển không phải là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, bởi vì “nhà nước không sở hữu tư liệu sản xuất”.

“Để thấy điều đó, bạn phải tới Venezuela, Cuba hoặc Bắc Hàn”.

Thụy Điển quả thực trải qua một giai đoạn “tương tự” XHCN. Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 thập kỷ, trong những năm 1970 và 1980, khi đó chính phủ phình to, chi tiêu công rất lớn và đánh thuế rất cao. Nhưng đây lại là giai đoạn khi nền kinh tế Thụy Điển giảm sút nghiêm trọng. Thuế giai đoạn này cao đến mức ngay cả những người thích XHCN cũng phàn nàn về thuế cao.

Astrid Lindgren, tác giả của những cuốn sách trẻ em rất nổi tiếng ở Thụy Điển. Bà tự nhận là một người dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhưng bất chấp được trả rất nhiều tiền từ các quyển sách của mình, bà phát hiện ra bà đã phải nộp tới 102% thuế thu nhập. Bà đã viết một câu chuyện để bày tỏ sự tức giận của mình, trong đó mô tả một phù thủy rất độc ác và xấu tính, nhưng không độc ác “bằng cơ quan thuế Thụy Điển”.

Mặc dù thuế cao, Thụy Điển không thu đủ tiền để nuôi “nhà nước phúc lợi”. Người dân xếp hàng dài để chờ khám bệnh, người già không được hưởng lương hưu. Đến lúc đó, người dân Thụy Điển quyết định ‘quá đủ rồi’. Họ cắt giảm vai trò, quyền lực của chính phủ, giảm chi tiêu công, tư nhân hóa các công ty quốc doanh như Tổng công ty đường sắt, hủy bỏ các liên minh độc quyền với chính phủ, xóa thuế thừa kế, bán các công ty nhà nước cho tư nhân… 

“Thuế thấp hơn đã cải biến hệ thống lương hưu, cho nên nó không còn không ổn định nữa”, Norberg nói.

Kết quả của việc giảm chi tiêu chính phủ và tư nhân hóa đã biến một quốc gia nông nghiệp nghèo đói thành một trong những nước giàu có, phát triển nhất thế giới.

Giải thích về lý do tại sao nhiều người Mỹ gọi Thụy Điển là “thiên đường XHCN”, Norberg nói:

“Chúng tôi quả là có hệ thống phúc lợi lớn hơn Mỹ, thu thuế cao hơn Mỹ. Nhưng ở các mặt khác, về thị trường tự do, về cạnh tranh, về thương mại tự do, Thụy Điển trên thực tế lại là một thị trường tự do hơn cả Mỹ”.

Tài sản kiếm được từ thị trường tự do này được dùng để chi trả cho các chương trình phúc lợi mà nhiều người Mỹ ngưỡng mộ.

Chính phủ thu thuế để trả cho lương hưu, cho 18 tháng nghỉ thai sản, chăm sóc sức khỏe cho con em những gia đình lao động. Nhưng một điều đáng chú ý là Thụy Điển không để cho chính phủ quản lý tất cả những lĩnh vực này. Họ đã tư nhân hóa rất nhiều bộ phận trong đó.

“Người Thụy Điển chúng tôi nhận ra rằng với các tập đoàn độc quyền của Chính phủ, chúng tôi sẽ không có được các phát minh, sáng kiến mà chúng tôi sẽ có nếu có cạnh tranh”, Norberg nói.

Điều này đặc biệt đúng đối với hệ thống trường học. Thụy Điển thực hành một hệ thống giáo dục tự chọn, trong đó họ trợ cấp và cho phép phụ huynh tự chọn trường học cho con cái, và do đó buộc các trường học cả tư nhân lẫn quốc lập phải cạnh tranh với nhau.

Hệ thống An sinh xã hội do nhà nước quản lý của Thụy Điển đã bị phá sản, do đó tháng 2/2004, Thụy Điển quyết định tư nhân hóa cả hệ thống lương hưu.

“Rõ ràng là điều này khiến người ta sợ. Nhưng khi họ nhận ra rằng phương án còn lại sẽ khiến toàn bộ hệ thống lương hưu sụp đổ, họ phải công nhận giải pháp này còn tốt hơn là không có gì”, Norberg nói.

Hệ thống lương hưu tư nhân của Thụy Điển được giải thích như sau: Nếu nền kinh tế vận hành tốt thì lương hưu sẽ tăng, nhưng nếu mọi việc không tốt, tiền lương sẽ tự động bị giảm xuống, chính phủ không được phép quy định lương hưu cao hay thấp. Điều này đã lấy khỏi tay chính trị gia khả năng mua phiếu bầu bằng cách hứa hẹn sẽ tăng lương và đẩy món nợ khổng lồ vào tay của thế hệ tương lai.

Một điều mà người nghèo ở Mỹ sẽ thấy may mắn hơn người nghèo ở Thụy Điển đó là nghịch lý thuế ở quốc gia Scandinavia này. Người thu nhập thấp ở Thụy Điển nộp thuế cao hơn rất nhiều những người thu nhập thấp ở Hoa Kỳ.

Vậy mặc dù Thụy Điển nhìn có vẻ giống một quốc gia XHCN, vốn được định nghĩa là đánh thuế cao người giàu để chăm lo cho người nghèo, thực tế lại ngược lại. Theo thống kê của Norberg, người có thu nhập thấp hơn mức thu nhập trung bình phải nộp tới 60% thu nhập cho thuế.

“Đây là một bí mật xấu xa của hệ thống thuế của Thụy Điển. Chúng tôi không lấy của người giàu, chia cho người nghèo. Chúng tôi lột của người nghèo bởi họ là những người đóng thuế trung thành”, Norberg nói.

Theo ông Norberg, chính phủ không thể thu một tỷ lệ thuế cao như vậy từ người giàu và các doanh nghiệp, bởi vì nền kinh tế phụ thuộc vào họ và họ có quá ít. Do đó chính phủ quốc gia Thụy Điển thu thuế rất cao đối với các loại thuế đánh lên việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, những thứ mà cơ bản là người giàu hay nghèo đều tiêu dùng như nhau. Các loại thuế này, như VAT và thuế gián thu, được xếp vào thuế lũy thoái – thuế suất trung bình giảm khi thu nhập tăng lên. Và thuế thu nhập cá nhân đối với cả người nghèo cũng rất cao, bởi vì người nghèo là những người đóng thuế trung thành. Họ không thể đi định cư ở nước khác, họ không thể lách hay trốn thuế.

Theo một nghiên cứu của Washington Post, đăng trên bài báo có tiêu đề “hệ thống thuế ở Mỹ là tiến bộ nhất”, top 10% người thu nhập cao ở Mỹ nộp tới hơn 45% toàn bộ thuế thu nhập, trong khi đó top 10% người giàu ở Thụy Điển chỉ nộp 27% toàn bộ tiền thuế quốc gia.

Và do vậy, không giống như những người thích XHCN ở Mỹ, người Thụy Điển đã nhận ra rằng bạn không thể đòi hỏi cả 2 thứ: Một nhà nước phúc lợi lớn VÀ người giàu phải trả tiền để nuôi bạn, hãy chọn lấy một mà thôi

 >>> Kinh tế Trung Quốc liên tiếp nhận tin xấu

 >>> Hội nghị thượng đỉnh Mỹ–Trung thất bại, Mỹ sẽ tăng thuế?

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?