Thương mại Mỹ – Trung: Thế kỷ 21 là lúc Hoa Kỳ trỗi dậy như “phượng hoàng lửa”

22/08/18, 14:55 Kinh tế, Thế giới

Fox News cho biết, hầu hết người Mỹ (ngoại trừ các thành viên đảng Dân chủ trong Quốc Hội) đang ghi nhận sự trỗi dậy của nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng Hoa Kỳ trong quý 2  tăng vọt lên 4,1%.

Biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ. Tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ trong quý 2 tăng vọt lên 4,1%. (Ảnh qua CHINA US Focus)

Điều này cũng đem đến sự yên tâm và niềm vui cho nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á, vì sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế trong mỗi đất nước giờ đây đã được thúc đẩy cùng với sự thức tỉnh mạnh mẽ của Mỹ.

Nhưng có một quốc gia không hề cảm thấy vui mừng khi nền kinh tế Mỹ được phục hưng – Đó chính là Trung Quốc. Hiện tại sự trì trệ trong quốc gia này đã khiến cho Chủ tịch Tập Cận Bình lo lắng về “giấc mộng Trung Hoa” thống trị Mỹ có nguy cơ tan thành mây khói.

Cho đến gần đây, sự phát triển tàn bạo của nền kinh tế Trung Quốc dường như không gì có thể ngăn cản được. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, GDP của nước này bùng nổ. Việc tiếp cận không ổn định với thị trường Mỹ – kết hợp với thực tiễn thương mại ăn thịt – cho phép Trung Quốc phát triển từ một nền kinh tế chỉ bằng 1/10 Mỹ lên gần bằng 1/3 Mỹ.

Chính ông Tập tự tin dự đoán rằng nền kinh tế của quốc gia mình sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Ông hứa hẹn với người dân rằng trong nhiều thập kỷ kế tiếp, Trung Quốc sẽ thống trị nền kinh tế thế giới. Họ sẽ là quốc gia đứng đầu ngành công nghiệp sản xuất, công nghệ cao và tất cả mọi thứ.

Ông cũng nói rằng vào năm 2049, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn mạnh lên gấp 3 lần so với nền kinh tế Mỹ.

Thậm chí trong năm 2016, trước sự gia tăng đáng kinh ngạc của nền kinh tế Trung Quốc, tờ Bloomberg đã đưa ra dự đoán rằng: Vào năm 2027 con rồng Trung Quốc sẽ vượt mặt đại bàng Mỹ.

Dự đoán được đưa ra dựa trên 2 giả định hợp lý. Thứ nhất Trung Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng kinh tế ở mức 6,5%/năm. Thứ hai Mỹ sẽ phải vật lộn để duy trì sự tăng trưởng kinh tế ở mức 2% như thời kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Nhưng cả hai giả thuyết này có vẻ đã sai lầm khi dưới sự quản lý của Tổng thống Trump, nền kinh tế của Mỹ đang có sự trỗi dậy mạnh mẽ như một con phượng hoàng lửa tung cánh từ đống tro tàn, theo Fox News.

Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại do sự gia tăng gánh nặng dân số già, tệ nạn tham nhũng, việc đầu tư không hiệu quả và nợ công quá lớn.

Đặc biệt, các sản phẩm của Trung Quốc đang đứng trước nhiều rủi ro và dần dần bị đẩy ra khỏi thị trường xuất khẩu chính của họ là Mỹ. Đó là lý do khiến Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn diện.

Và có lẽ kế hoạch kêu gọi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của chính phủ Trung Quốc, với chỉ tiêu GDP hàng năm đạt 6,5% chỉ có thể duy trì đến năm 2021.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Steve Mnuchin đưa ra dự báo nền kinh tế của Mỹ sẽ có sự “tăng trưởng liên tục khoảng 3% trong 4 hoặc 5 năm tới”.

Có thể thấy con số mà một nền kinh tế trưởng thành như Mỹ đưa ra chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.

Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là các quan chức Trung Quốc đã phóng đại hiệu quả nền kinh tế của đất nước mình, Fox News cho hay.

Theo đó, khi chủ tịch Tập kêu gọi tăng trưởng kinh tế 6,5%/năm, các quan chức chính phủ đã lập tức báo cáo con số tăng trưởng của tỉnh lị mà mình quản lý bằng 6,5%, hoặc cao hơn một chút. Đây được xem là một hành động tự bảo tồn chính trị.

Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Chicago (đứng đầu là ông Luis Martinez) cho thấy: Chính chế độ dân chủ đã làm gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước và ở bất kỳ nơi đâu mà nó xuất hiện. Cụ thể con số tăng trưởng nằm trong khoảng từ 15 – 30%.

Theo ông Martinez, sự phát triển của một quốc gia có thể được nhận biết thông qua tần số ánh sáng ban đêm và lượng ánh sáng điện được cung cấp mỗi đêm. Đây là một thước đo chính xác cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Theo đó quốc gia nào càng tỏa sáng, thì họ có nền kinh tế càng phát triển. Và ông đã so sánh tốc độ tăng trưởng GDP được các quốc gia báo cáo theo cách như thế.

Ảnh chụp ban đêm của khu vực Âu-Á-Phi. Vùng sáng của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở vùng phía Đông. (Ảnh qua SkyQuality)

Sau cùng ông nhận thấy được một sự thật rằng: Trung Quốc là kẻ phạm tội tồi tệ nhất. Thực tế tốc độ tăng trưởng GDP của nước này chỉ đạt khoảng 1/3 so với báo cáo của họ.

Một nghiên cứu khác về ánh sáng ban đêm của các nhà nghiên cứu tại Cục dự trữ liên bang đã giúp cho ông Louis phát hiện ra: “sự tăng trưởng tích lũy của Trung Quốc trong những năm qua (1992 – 2006) có thể đã bị phóng đại tới 65%”. Nghiên cứu cũng cho biết, khoảng cách lớn giữa số liệu chính thức và số liệu ước tính của Trung Quốc chỉ sau Myanmar.

Ông cho biết thêm, chính các chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường sự tăng trưởng của Trung Quốc đã gây nên nhiều hiểu lầm. Điển hình như các dự án xây dựng khổng lồ, sự bùng nổ của thị trường chứng khoán ảo, cảnh quan Trung Quốc nằm rải rác, siêu xa lộ mà không có xe lưu thông, các tòa nhà chung cư cao tầng trống rỗng. Những thứ này đại diện cho các khoản vay không được hoàn lại của chính phủ,…

Một thành phố bỏ hoang của Trung Quốc.
Một thành phố bỏ hoang của Trung Quốc. (Ảnh qua io9 – Gizmodo)

Chúng cho thấy tất cả các khoản chi tiêu nguồn vốn của Bắc Kinh đã được thực hiện không hiệu quả. Và đối với một xã hội mà tệ nạn tham nhũng tràn lan trong các quan chức Đảng Cộng sản như Trung Quốc, thì đây thật sự là sự phá hoại nghiêm trọng.

Chính họ đã âm mưu với các công ty để gây lãng phí nguồn tài nguyên công cộng khan hiếm, vào các dự án không có cơ hội hoàn lại vốn.

Hậu quả là sự tăng trưởng thực tế của nền kinh tế Trung Quốc thấp hơn rất nhiều so với con số 6,5% mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Và ngay cả ngôi trường Harvard’s Kennedy, đã tăng trưởng mạnh ở Trung Quốc, giờ đây cũng đưa ra lời dự báo GDP của quốc gia này chỉ nằm ở mức 4,4%/năm trong thập kỷ tới.

Tuy nhiên, Fox News nhận định rằng, dự đoán này có vẻ còn quá lạc quan vì đã không tính đến tác động mạnh mẽ có sức công phá lớn của Tổng thống Trump, thông qua những chính sách cứng rắn với nền kinh tế Trung Quốc.

Nhất là khi sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ và đầu tư của Trung Quốc đang suy giảm dưới mức dự báo. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu hồi phục và đồng tiền của nó lại dần suy yếu.

Và nếu Tổng thống Trump đánh thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thì có lẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị suy giảm toàn diện. Điều này sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP thực sự của Trung Quốc trong những năm tới chỉ đạt khoảng 3% hoặc thấp hơn.

Ông Gordon Chang, chuyên gia nghiên cứu thị trường Trung Quốc cho biết, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng khoảng 2% vào thời điểm hiện tại.

Tất cả những điều kể trên cho thấy: Kinh tế Mỹ sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn so với Trung Quốc trong vài năm tới.

Khoảng cách giữa nền kinh tế lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ không bị thu hẹp, thậm chí có thể ngày càng mở rộng hơn.

Nhiều học giả Trung Quốc dường như đã thức tỉnh khỏi “giấc mộng Trung Hoa”. Một nhà kinh tế học nổi tiếng, ông Ren Zeping đã lên tiếng cảnh báo rằng: “Mỹ sẽ sử dụng hệ thống bá chủ của nó (hình thành trong thế chiến 2) để kiểm soát thương mại, tài chính, tiền tệ, quân sự,… nhằm ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Có lẽ việc đổ lỗi cho Mỹ về những vấn đề mà Trung Quốc gặp phải là trò chơi an toàn dành cho tầng lớp trí thức Trung Quốc như ông Ren. Nhưng điều mà mọi người không thể phủ nhận là những thành công gần đây của Mỹ là do chính bản thân nước này tạo ra. Tương tự như vậy, những thất bại mà Trung Quốc gặp phải đều có nguồn gốc xuất phát từ chính quốc gia này.

Và trong khi nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đang dần giảm bớt gánh nặng pháp lý và thuế phí, thứ đã cản trở nền kinh tế phát triển, thì Trung Quốc lại đang cố gắng thoát khỏi những bất ổn của nền kinh tế do chính mình tạo ra, nhất là khi ông Trump quyết tâm bắt Trung Quốc phải chi trả khoản tiền bồi thường cho những gian lận tràn lan trong quá khứ, trong lĩnh vực hoạt động mạnh mẽ nhất của nó là xuất khẩu.

Điểm mấu chốt vẫn là: 21 là thế kỷ không dành cho Trung Quốc mà nó chính là thế kỷ thứ hai của Mỹ với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế sau nhiều năm bị kìm hãm.

>>> “Vành đai và Con đường” sẽ đẩy Trung Quốc vào vết xe đổ Liên Xô?

>>> Vị doanh nhân đánh mất 1 tỷ USD chỉ vì câu nói đùa trong 10 giây

Xuân Nhạn, theo Fox News

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?