Thương chiến chưa gì đáng ngại, ĐCSTQ sợ nhất là bị đuổi khỏi thị trường vốn của Mỹ
Cuộc thương chiến Mỹ – Trung vẫn đang diễn ra rất căng thẳng, thế giới có thể nhìn thấy được sự túng quẫn của Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) và dường như nó sắp thua cuộc, nhưng đó chưa hẳn là điều mà ĐCSTQ sợ nhất.
Roger Robinson, một thành viên thuộc “Ủy ban ứng phó nguy cơ trước mắt với Trung Quốc” của Hoa Kỳ nói rằng, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là chiến trường chính, điều ĐCSTQ sợ nhất là thiếu tiền và bị đuổi ra khỏi thị trường vốn của Mỹ.
Tiêu Minh, người dẫn chương trình “Quan tâm thế sự” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) đã có một cuộc phỏng vấn với Roger Robinson, người từng là Tổng thanh tra cao cấp Sự vụ kinh tế quốc tế của Ủy ban An ninh Quốc gia trong chính quyền cố Tổng thống Ronald Reagan, sau đó phục vụ trong Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung tại Quốc hội, ông là thành viên của “Ủy ban ứng phó nguy cơ trước mắt với Trung Quốc”, từng giúp Tổng thống Reagan giải thể Liên Xô.
Chiến tranh thương mại không phải là chiến trường chính
Mỹ đã đầu tư khoảng 1,9 ngàn tỷ đô la Mỹ vào cổ phiếu Trung Quốc, còn đầu tư 1 ngàn tỷ đô la vào trái phiếu Trung Quốc. Những con số này về cơ bản bằng với quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, cũng có thể thoải mái chi trả cho kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc.
Đối với vấn đề này, Robinson nói rằng, thương mại là một vấn đề nhức nhối trong quan hệ Mỹ-Trung, nhưng nó không phải là chiến trường chính. ĐCSTQ có chút thống khổ, nhưng có thể ứng phó được, họ không chút hoảng loạn hay lúng túng nào, có thể tiếp tục chơi, họ đã phá giá đồng tiền để bù đắp các tác động tiêu cực của thuế quan.
ĐCSTQ đã chơi đến một trình độ rất cao thâm, họ cho rằng, nông dân Mỹ và các bộ phận kinh tế bị ảnh hưởng khác sẽ gây áp lực lên Trump, và sẽ có tác dụng ngăn cản.
Tuy nhiên, khi Mỹ đánh tới lĩnh vực công nghệ cao, ĐCSTQ đã thấy không thoải mái rồi, họ không muốn Mỹ điều tra Hikvision, ZTE, Huawei và các công ty khác từ góc độ bảo vệ an ninh quốc gia và nhân quyền.
Nhưng họ có thể chịu đựng được tình trạng đó vì các lệnh trừng phạt đối với ZTE đã được dỡ bỏ một cách có điều kiện, họ cũng đang lên kế hoạch miễn cho Huawei khỏi các lệnh trừng phạt. Thậm chí họ đang cố gắng để loại bỏ “Megvii” ra khỏi danh sách thực thể. Nói cách khác, họ có thể làm điều đó.
Điều ĐCSTQ sợ nhất là thiếu tiền, bị đuổi ra thị trường vốn của Mỹ
“Bởi vì việc có thể tiếp tục nhận được đầu tư từ thị trường vốn Mỹ nữa hay không có liên quan đến sự tồn vong của chính quyền ĐCSTQ”, Robinson nói.
Vào ngày 18/11 năm nay, Hội đồng quản trị của Kế hoạch tiết kiệm dự trữ (TSP) của Mỹ lại lần nữa xác nhận quyết định của năm 2017: Theo dõi Chỉ số thị trường đầu tư bên ngoài nước Mỹ (MSCI) bắt đầu vào năm 2020. Quyết định này cho phép các quỹ quốc tế của họ đầu tư không chỉ vào các nước phát triển như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, mà cả các nền kinh tế đang phát triển ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc.
Động thái này đã bị các thượng nghị sĩ lưỡng Đảng Mỹ phản đối. Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã hai lần viết thư cho hội đồng quản trị đề nghị họ thay đổi quyết định, bởi vì các công ty Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính minh bạch, đồng thời bọn họ có rất nhiều hành động chống lại lợi ích của Mỹ.
Hội đồng quản trị TSP đã biện giải trong một tuyên bố rằng, quyết định của họ là chính xác, mang lại lợi ích tốt nhất cho các thành viên.
Đối với việc này, Robinson cho rằng, trên thực tế, Hội đồng quản trị TSP đang dùng sự tăng trưởng của Chỉ số thị trường đầu tư bên ngoài nước Mỹ trên toàn cầu để biện minh cho mình.
Sự thực là, không có cơ chế sàng lọc nào trên thị trường vốn Mỹ trong 20 năm qua. Không ai quan tâm và tiến hành thẩm định về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia hoặc nhân quyền. Với tình hình không có sự giám sát, không có người để ý, Bắc Kinh cảm thấy có cơ hội để tận dụng.
Trước tháng Ba năm nay, điều này chưa bao giờ xuất hiện trong chương trình nghị sự của Quốc hội, cơ quan hành pháp, truyền thông hay các tổ chức phi chính phủ. Nói cách khác, Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ trước những gì Trung Quốc đã làm trên thị trường vốn.
Video: Phỏng vấn Roger Robinson: Thị trường vốn Mỹ là sự sống còn của ĐCSTQ
Bắc Kinh lấy 3 ngàn tỷ đô la từ các nhà đầu tư Mỹ
Robinson nói, kết quả là: Bắc Kinh không chỉ mang cổ phiếu và trái phiếu của mình vào Mỹ, mà còn lấy đi 3 ngàn tỷ đô la từ các tổ chức và nhà đầu tư cá nhân của Mỹ, hơn nữa có thể sẽ còn tăng lên rất nhiều.
Trong khi đó TSP lại không thận trọng khi tiến hành đưa những loại công ty nào vào thị trường Mỹ, ngay cả các công ty nằm trong “danh sách đen” của Bộ Thương mại Mỹ cũng không quan tâm. Bao gồm công ty Hikvision sản xuất camera giám sát bức hại nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) chuyên sản xuất động cơ phản lực và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhằm vào các thành phố của Mỹ, các công ty như vậy cũng được bao gồm trong Chỉ số thị trường đầu tư bên ngoài nước Mỹ MSCI.
Robinson hỏi ngược lại: “Sao điều này có thể đại diện cho lợi ích tốt nhất của 5,7 triệu nhân viên Liên bang? Sao đầu tư vào quân đội và các trại tập trung của ĐCSTQ lại có thể phục vụ cho lợi ích lớn nhất của các thành viên thuộc Liên bang? Phải biết rằng nhiều người trong số họ đã chiến đấu chống lại các tổ chức như vậy trong suốt sự nghiệp của mình”.
Ông nói, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) không cho rằng các lệnh trừng phạt sẽ có tác động đến giá trị cổ phiếu của các công ty Trung Quốc này, danh tiếng tạo thành ảnh hưởng, và có thể gây ra rủi ro đáng kể cho các nhà đầu tư Mỹ. Điều này không thể nói rõ về mặt logic. Bước đi của SEC và chính phủ Mỹ rõ ràng không đồng nhất.
Các công ty Trung Quốc có đặc quyền hơn ở thị trường vốn của Mỹ so với các công ty Mỹ
Các công ty Trung Quốc có được những đãi ngộ đặc quyền mà các công ty Mỹ không có: Không tuân thủ luật chứng khoán Liên bang; không chịu sự kiểm toán của Hội đồng giám sát kế toán công ty đại chúng Mỹ ( PCAOB); không tuân thủ các quy định của Dodd-Frank; không tuân thủ các quy định Sarbanes-Oxley; họ cũng không tiết lộ thông tin tài chính được coi là bí mật quốc gia của Trung Quốc.
Người Trung Quốc và Phố Wall nghĩ rằng điều này là đúng. Mỹ đang ở trong cục diện bất bình đẳng này, khi nói đến các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và vi phạm nhân quyền, khi một công ty Trung Quốc bị trừng phạt, thái độ của chúng ta hôm nay là: “Ngay cả như vậy, lợi tức của khoản đầu tư này cũng không tệ lắm phải không?”.
Người dẫn chương trình Tiêu Mính bày tỏ: Dường như hầu hết các công ty Trung Quốc đều có hai đến ba bộ hồ sơ kế toán, một sử dụng cho nội bộ và một cho cục thuế, và có thể có một bộ thứ ba cho IPO (việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng).
Liên quan đến câu hỏi liệu việc chỉ nhìn vào lợi ích tài chính có tạo thành rủi ro tài chính hay không, Robinson trả lời: “Về cơ bản, họ đang giả vờ nhắm mắt làm ngơ. Họ đã nhìn thấy 3 ngàn tỷ đô la dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, mặc dù họ có thể sẽ không công khai nói ra, nhưng về cơ bản, họ hy vọng rằng nếu những công ty này tham gia lừa đảo, chính phủ Trung Quốc sẽ chịu trách nhiệm. Ví dụ như Sino-Forest Corporation trước đây, đây là một trường hợp rất nổi tiếng trong quá khứ, thực tế họ không có rừng. Nói một cách khác, hàng tỷ đô la lừa đảo không phải là hiếm”.
“Sau khi tôi đi, quan tâm lũ lụt ngất trời làm gì”
Robinson nói rằng, các nhà cung cấp chỉ số chứng khoán Mỹ rất vui khi có được hàng trăm công ty Trung Quốc Đại lục cùng một lúc. Chỉ số FTSE Russell đã đến Trung Quốc vào tháng 6 năm nay, 1097 công ty Trung Quốc đã được đưa vào cổ phiếu mẫu của họ trong vòng một tháng. Họ không quan tâm đến những rủi ro thực tế, đó là việc của người khác. “Sau khi tôi đi, quan tâm lũ lụt ngất trời làm gì”. Câu tiếng Pháp này đã mô tả việc họ chối bỏ trách nhiệm như thế nào.
Người dân Mỹ vô tình hỗ trợ các công ty Trung Quốc chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, mà mục tiêu của những công ty Trung Quốc này chính là các thành phố của Mỹ và quân đội Mỹ. Hải quân Mỹ lại đầu tư vào những công ty đang xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo ở biển Đông, hay là các công ty chế tạo tên lửa chống hạm siêu thanh. Đó là lý do tại sao tân Bộ trưởng Hải quân Mỹ Richard Spencer cương quyết hỏi: “Chuyện gì vậy? Chúng ta phải có trách nhiệm với chính mình”.
Hiện tại quân đội Mỹ chỉ có một lựa chọn, chính là theo dõi Chỉ số Toàn cầu MSCI. Tin tốt nhất là sẽ có những lựa chọn trong tương lai.
“Chúng ta nhìn đi, chuyện này còn chưa kết thúc, có lập pháp liên quan. Về vấn đề này có lưỡng Đảng hợp tác, còn có sự tham gia của bộ phận hành chính. Chúng ta sẽ để chính phủ Trump thờ ơ mặc kệ sao? Đội ngũ của Tổng thống Trump sẽ đầu tư vào các công ty giải phóng quân và các trại tập trung sao? Có một số vấn đề hóc búa cần hỏi bộ phận hành chính và quốc hội, nhưng quốc hội đã đứng lên rồi”, Robinson nói.
Minh Huy (Theo Secretchina)