Thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến tự do ngôn luận tại Trung Quốc

02/04/15, 15:46 Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố Internet là chiến trường mới trong cuộc chiến chống lại “khiêu dâm và các thông tin bất hợp pháp”.

Từ trái qua phải: Lưu Bình (Liu Ping), Ilham Tohti, và Tô Xương Lan (Su Changlan), phải đều bị giam giữ hay bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm trực tuyến, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Thực tế đáng sợ này cho thấy nạn nhân chính của “chiến tranh ảo” này là tự do ngôn luận. Mô hình Internet của Trung Quốc là một hệ thống kiểm soát khắc nghiệt. Các nhà cầm quyền sử dụng đội quân kiểm duyệt để bóp nghẹt bất đồng chính kiến.

Vào tháng Giêng, “kẻ độc tài” là Phòng Thông tin Internet Quốc gia thông báo đóng cửa hàng chục trang web và hơn 100 tài khoản truyền thông xã hội vì “xuyên tạc lịch sử của Đảng Cộng sản và dân tộc.”

Dưới vỏ bọc của chiến dịch đảm bảo sự ổn định xã hội, chính quyền Trung Quốc đàn áp cuộc tranh luận trực tuyến về một loạt các vấn đề hợp pháp.

Hàng chục cụm từ được kiểm duyệt trên phương tiện truyền thông xã hội bao gồm bất kỳ đề cập nào đến đàn áp Thiên An Môn năm 1989, biểu tình ủng hộ dân chủ gần đây ở Hồng Kông, Pháp Luân Công, mổ cướp nội tạng,…. Hàng ngàn các trang web, bao gồm Wikipedia, Facebook, Instagram và Twitter vẫn bị chặn.

Tác động tàn phá mạnh mẽ

Đây là những “trận chiến” trên một chiến trường “ảo”, nhưng việc nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân là có thật và mang tính tàn phá mạnh mẽ. Kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, hàng trăm người đã bị giam giữ chỉ vì đăng trực tuyến quan điểm ôn hòa của họ.

Các hoạt động kêu gọi nữ quyền, chống tham nhũng, chiến dịch môi trường, và những tranh luận về cải cách chính trị và pháp luật có thể gặp phải sự kiểm duyệt trực tuyến.

Cô Tô Xương Lan (Su Changlan) bị công an bắt giam vào tháng 10/2014.

“Tội” rõ rành rành của cô là đăng ý kiến ​​trực tuyến kêu gọi ủng hộ cuộc biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, với tội danh cụ thể hơn là “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”. Cô có thể sẽ phải đối mặt với bản án chung thân.

Lưu Bình (Liu Ping), một người mẹ 45 tuổi và chỉ là một người dân bình thường, giờ đây đang mòn mỏi trong tù. Tháng 6/2014, cô bị kết án 6 năm tù về tội “gây bất hòa và kích động rối loạn”, vì đã công khai kêu gọi chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Các bài viết trực tuyến của Lưu Bình với bức ảnh cô đang giữ tấm biểu ngữ kêu gọi sự minh bạch, và bản sao các cuộc trò chuyện trên Skype với truyền thông nước ngoài, đã được sử dụng để kết án cô tại phiên tòa xét xử mình.

Nghịch lý là Chủ tịch Tập đã hưởng lợi lớn trong cuộc vận động chống tham nhũng của chính mình. Bản án và sự bức hại dành cho Lưu Bình cùng nhiều người khác đã nhấn mạnh sự đạo đức giả của các lãnh đạo hiện nay.

Cuộc tấn công trên mọi mặt trận

Roseann Rife, Giám đốc Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế.

Cuộc tấn công trực tuyến này là một phần của chiến dịch đàn áp tồi tệ nhất đối với tự do ngôn luận ở Trung Quốc trong hơn một thập kỷ. Theo Chủ tịch Tập, nó là một cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận: học viện, phương tiện truyền thông, xã hội dân sự và trực tuyến.

Ilham Tohti, một giáo sư kinh tế tại trường Đại học Dân tộc Trung ương ở Bắc Kinh và người sáng lập của trang web “Uyghur Online” đã bị kết án tù chung thân vào tháng 9/2014 với tội danh “ly khai”. Lời buộc tội dựa trên các bài báo trực tuyến, bài giảng trên giảng đường đại học và các cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài của ông.

Trong khi công việc mà ông làm là để xây dựng cầu nối hòa bình giữa cộng đồng dân tộc thiểu số với các chính sách của chính phủ, vốn thường bị chỉ trích là phân biệt đối xử.

Các nhà chức trách Trung Quốc lạm dụng luật pháp để đàn áp tự do trực tuyến và ý kiến chống đối, điều này còn cho thấy sự giả dối của chính quyền khi tô vẽ cho kiểu bức hại này thành bằng chứng thực tế của nền pháp trị.

Tình hình này có lẽ còn lâu mới bớt gay gắt khi chính phủ đang đưa ra bộ luật và các quy định thu hồi trong một chiến dịch tấn công sâu rộng hơn vào quyền riêng tư trực tuyến và tự do ngôn luận.

Một dự thảo luật chống khủng bố mới lạ, mơ hồ lại thiếu biện pháp bảo vệ, đồng thời cấp cho các cơ quan chức năng quyền tự do kiểm soát thế giới ảo thông qua việc thu thập thông tin về các hoạt động trực tuyến cá nhân.

Cả mạng lưới Internet và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoạt động tại Trung Quốc nhận được yêu cầu cung cấp cho chính phủ quyền truy cập cửa sau để vào hệ thống của họ, cùng các chi tiết mã hóa mà họ sử dụng.

Chính phủ đúng là phải có trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc gia và chống tội phạm nguy hiểm, nhưng biện pháp đó phải có mục tiêu rõ ràng và cân đối với các mối đe dọa. Các công ty Internet đang kinh doanh tại Trung Quốc cũng phải nỗ lực để tránh góp phần vào những vi phạm nhân quyền này.

Mô hình toàn cầu?

Ở cấp độ quốc tế, chính phủ Trung Quốc đang trông đợi hợp pháp hóa hành động của mình. “Ông trùm Internet” nổi tiếng của Trung Quốc là Lỗ Vĩ tán dương khái niệm “chủ quyền internet” và thúc đẩy nó như một mô hình có thể được chấp nhận trên quy mô toàn cầu.

Sáng kiến ​​này không phải không gặp trở ngại. Chủ quyền Internet ở Trung Quốc ngang với việc kiểm duyệt và đàn áp; một trang web được lập ra để bẫy và bắt giam hàng ngàn cá nhân bày tỏ quan điểm ôn hòa trên mạng.

Viễn cảnh trước mắt rất ảm đạm, nhưng vẫn có hy vọng. Internet đã cho người ta thấy sự vô giá khi đẩy mạnh nhân quyền, tạo ra cuộc cách mạng tiếp cận thông tin, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Đối các nhà phê bình chính quyền Trung Quốc trực tuyến và vướng cảnh tù tội, đó là chứng cớ sẵn sàng được đưa ra bất kể nguy cơ gì.

Cuộc chiến quảng bá chủ quyền Internet và việc bịt miệng tất cả tiếng nói chỉ trích là điều chính quyền Trung Quốc không thể giành chiến thắng.

Ghi chú ban biên tập:

Roseann Rife là Giám đốc Nghiên cứu khu vưc Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nhận định về Trung Quốc, trong đó xem xét đến việc kiểm duyệt Internet. Các quan điểm trình bày ở đây thể hiện quan điểm riêng của bà.

Thiên Long – Theo CNN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng