Thu nhập giảm nhưng giá hàng hóa lại tăng, thực phẩm đến tay người dùng đội giá gấp 4-5 lần

10/09/21, 15:42 Việt Nam

Trong khi các loại rau củ quả, trái cây, thủy hải sản, heo gà,… đầu nguồn bị rớt giá thê thảm do ảnh hưởng của dịch bệnh thì bên trung gian lại đội giá cao để ‘ăn dày’, thực phẩm khi đến tay người tiêu dùng đã có mức giá cao gấp 4 – 5 lần, thậm chí gấp 10 lần.

Giá nhiều mặt hàng thủy sản tại trại nuôi giảm mạnh, trong khi giá bán lẻ đến tay người dân trong mùa dịch tăng mạnh. (Ảnh qua Thanh Niên)

Thực phẩm từ chủ vườn, chủ trại bị đội giá gấp 10 lần khi đến tay người dân

Theo thông tin trên báo thanh niên, sáng sớm ngày 8/9, anh Nguyễn Văn Bình, hội viên Hội Doanh nghiệp Q.5 (TP.HCM) đăng trên nhóm ngành lương thực thực phẩm TP.HCM, nhờ mọi người “giải cứu” 100 tấn nhãn da bò giúp bà con ở Tây Ninh. 

Anh Bình cho biết, hiện do dịch bệnh nên cửa khẩu đường bộ xuất nhãn sang Campuchia đã bị đóng vậy nên đến vụ thu hoạch, các nhà nông không bán được sản phẩm. 

Giá sỉ từ 100kg đã bao gồm phí vận chuyển từ nhà vườn  tới TP.HCM là 12.500 đồng/kg, nếu mua 500kg thì giá là 11.500 đồng/kg và nếu mua 1.000kg thì giá là 11.000 đồng/kg … Nếu ai đánh xe đến tận vườn mua thì giá có thể rẻ hơn nữa, chỉ khoảng 9.000 đồng/kg. 

Như vậy, phí vận chuyển 100 cây số từ Tây Ninh về TP.HCM cho mỗi ký nhãn chỉ rơi vào 2.000 – 3.500 đồng/kg. 

Những tưởng với giá cả thu mua từ nhà vườn và chi phí vận chuyển như đã tính toán ở trên thì giá bán nhãn tại TP.HCM cũng sẽ không quá cao. Thế nhưng giá bán lẻ nhãn da bò tại TP này lại đang ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg, cao gấp 4 lần so với giá nhà vườn.

Tương tự, các loại rau củ quả đến tay người dân cũng đang đội mức giá chênh lệch kinh khủng so với giá từ nhà vườn. 

Rau củ tại Đà Lạt giá rất thấp, nhưng vận chuyển về TP.HCM trong bối cảnh giãn cách xã hội vì dịch bệnh, giá tăng gấp 4 – 5 lần. (Ảnh qua Thanh Niên)

Ngày 8/9, chị Tăng Thị Hồng (Vĩnh Long) cho biết, địa phương đang cần giải cứu các loại rau ăn lá với số lượng 1.000kg trở lên, cước vận chuyển về TP.HCM 1.000 đồng/kg.

Các loại thực phẩm như đậu bắp có giá 8.000 đồng/kg, bồ ngót 7.500 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/kg, cải nhún 7.000 đồng/kg, mướp 9.000 đồng/kg, dưa leo 9.000 đồng/kg. Thế nhưng giá bán đến tay người dùng lại có giá cao hơn gấp 4 lần: Đậu bắp 33.000 đồng/kg, cải nhún 35.000 đồng/kg, mồng tơi 34.000 đồng/kg.

Bà Nguyễn Thị Hiếu (chủ vựa rau củ tại Đà Lạt) thông tin các loại rau ăn lá đã làm sạch, tính luôn cả giá cước vận chuyển tới TP.HCM cũng chỉ tầm 6.000 – 11.000 đồng/kg, thế nhưng giá bán lẻ lại lên tới 30.000 – 40.000 đồng/kg.

Nhiều doanh nghiệp vẫn mua được rau muống giá 4.000 đồng/kg tại nhà vườn về bán giá vốn cho người dân trong mùa dịch. (Ảnh qua Thanh Niên)

Trong suốt 2 tháng qua, hầu hết các mặt hàng nông sản đều bị rớt giá. Thanh long Tiền Giang giá buôn 2.500 – 4.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại TP.HCM là 17.000 – 20.000 đồng/kg; bưởi da xanh Bến Tre giá buôn 25.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại TP là 55.000 đồng/kg. 

Không chỉ rau củ, trái cây mà thịt heo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Từ đầu đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay giá heo hơi giảm từ 70.000 đồng xuống 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán đến tay người dân không những không giảm mà còn tăng đến chóng mặt vào các ngày chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền đóng cửa.

Tại Đồng Nai, thịt heo giải cứu có giá 100.000 đồng/kg, lên TP.HCM giá 180.000 – 230.000 đồng/kg. 

Tôm nuôi tại Tiền Giang, Long An có giá 110.000 – 120.000 đồng/kg, nhập bán tại TP.HCM là 240.000 – 250.000 đồng/kg; cua Cà Mau 220.000 đồng/kg, giá lên TP là 380.000 đồng/kg…

Ngay cả những thực phẩm khô như mì, bún cũng tăng giá  từ 50 – 100%. Như bún tươi Safoco trước dịch Covid-19 có giá 16.000 – 17.000 đồng/gói 300gram, nay với gói cùng trọng lượng có giá là 29.000 đồng. Trong nửa tháng qua, trên các trang thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Shopee, giá cũng tăng từ 22.000 – 27.000 đồng/gói. 

Các loại bột mì, bột chiên giòn, bột gạo…trên thị trường tự do, giá tăng gấp đôi, khi trong siêu thị không còn hàng. Đến nước mắm Nam Ngư chai 25.000 đồng tại tiệm tạp hóa giờ cũng lên 45.000 đồng…

Giá một số mặt hàng rau củ trong siêu thị thấp hơn giá bán chợ online nhiều, tuy nhiên vẫn chênh lệch khá cao so với giá từ nhà vườn. (Ảnh qua Thanh Niên)

Lỗi có phải do vận chuyển

Bà Hiếu, chủ vựa rau củ tại Đà Lạt khẳng định giá bán lẻ rau tăng gấp 5, gấp 10 khi đến tay người tiêu dùng thành phố là do khâu bán lẻ “ăn dày”

Thực tế chi phí vận chuyển trong dịch có tăng gấp đôi nhưng giá tăng này vẫn không ảnh hưởng quá nhiều. Bà dẫn chứng, cước chở rau từ Đà Lạt về TP.HCM và miền Tây tăng từ 1.500 đồng/kg lên 3.000 đồng/kg nhưng giá rau mua tại vườn quá rẻ, nên tính ra giá bán phải thấp hơn trước nhiều. 

Thời gian này các nhà vườn chấp nhận bán giá thấp khi vào vụ vì khó kiếm được người mua hàng. Vậy nhưng nhìn giá tới tay người tiêu dùng khiến những người nông dân vô cùng bức xúc. Có thể thấy trừ hết các phí thì người bán phải lãi 20.000 – 25.000 đồng/ký xà lách. 

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết rau củ là mặt hàng vô cùng thiết yếu. Thế nhưng thời gian qua, rau củ lại tăng giá vô tội vạ. Thực tế các doanh nghiệp, tổ chức mua rau làm từ thiện từ vườn chỉ có giá khoảng 4.000 đồng/kg trong khi siêu thị có giá bán tới 40.000 đồng/kg. 

“Trong mùa dịch, thu nhập của người dân giảm sút, cuộc sống khó khăn, dù việc vận chuyển rau về TP có khó khăn hơn. Thế nhưng, không thể lấy đó làm lý do đó để bán cao gấp 4 – 5 lần như vậy”, ông Phú nhấn mạnh.

Đây là những con số biết nói mà trách nhiệm thuộc về chính quyền và ngành công thương địa phương”, ông Phú nói và cho biết thêm gần đây các địa phương phía nam được giao trách nhiệm liên quan đến dịch bệnh nhưng không thấy nhắc tới vấn đề quản lý giá.

Điều này đồng nghĩa với việc chính quyền chấp nhận thả giá tự do tăng, chính vì thế việc giá tăng cao và khó giảm như trước là điều có thể xảy ra.

Việc chăm chút khâu sản xuất là quan trọng thế nhưng lợi nhuận rơi vào trung gian và bán lẻ thì cần phải xem lại luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!