Thời hoàng kim của hỏa xa Việt Nam-Kỳ 2

23/02/15, 07:50 Tin Tổng Hợp
(TBKTSG Online)- Thời Pháp thuộc, Thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam kỳ là ông Le Myre de Vilers. Khi đến nhậm chức vào năm 1879, ông tích cực xây dựng cơ sở hành chánh và hạ tầng ở Sài Gòn, trong đó có các đường xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn-Mỹ Tho. Đây là những khu vực kinh tế phát triển, dân số đông và có nhu cầu giao thông đáng kể.

(TBKTSG Online)- Thời Pháp thuộc, Thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam kỳ là ông Le Myre de Vilers. Khi đến nhậm chức vào năm 1879, ông tích cực xây dựng cơ sở hành chánh và hạ tầng ở Sài Gòn, trong đó có các đường xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn-Mỹ Tho. Đây là những khu vực kinh tế phát triển, dân số đông và có nhu cầu giao thông đáng kể.

Nguyễn Đức Hiệp

Chợ Sài Gòn (nay là khu chợ Cũ) trên đường Charner (Nguyễn Huệ) với đường rầy xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn (Đường dưới).

Kỳ 2: Hệ thống hỏa xa cuối thế kỷ 19 đến năm 1949

Để đỡ tốn ngân sách, chính quyền cho phép tư nhân, các công ty xây dựng và điều hành đường xe lửa trong vòng một hạn kỳ nhiều năm. Ngoài sự cho phép các công ty tư nhân khai thác các tuyến ở Sài Gòn và các tỉnh, chính quyền điều hành các phần đường trong hệ thống xe lửa ở Đông Dương – nơi mà các công ty không thấy có lợi thương mại hay không đủ sức xây dựng. Công ty chính phủ Hỏa xa Đông Dương (Chemin de fer de l’Indochine, CFI) được thành lập và chia hoạt động thành hai nhánh (Réseaux Nord và Réseaux Sud) ở phía Bắc và phía Nam.

Ga Sài Gòn đầu thế kỷ 20 (khoảng năm 1915)

Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường trên (route Haute)

Đây là đường xe lửa đầu tiên ở Đông Dương do công ty Socíeté Générale des tramways à vapeur de Cochinchine (SGTVC) đảm nhiệm từ ngày 20-12-1880. Công ty có trụ sở ở quai de l’Arroyo-Chinois (bến Chương Dương), hãng xưởng và nơi chứa đầu máy và toa tàu nằm kế ga Sài Gòn ở khu vực công viên 23-9 ngày nay.

Ngày 27-12-1881, đường xe lửa Sài Gòn-Chợ Lớn chạy chuyến đầu tiên, khởi hành ở bến Bạch Đằng, góc sông Sài Gòn-kênh Tàu Hủ đối diện tòa nhà hải quan, chạy dọc bến Chương Dương đến đường Nemésis (Phó Đức Chính) rồi ngoặt lên đường Marchaise (Ký Con) đến phía trên route Haute de ChoLon (Nguyễn Trãi) trên đường route Strategic (Hùng Vương-Trần Phú) đi vào Chợ Lớn.

Theo bản đồ Sài Gòn và Chợ Lớn năm 1893 trong Revue Tour du Mond, xe lửa hơi nước tramway Sài Gòn-Chợ Lớn chạy dọc theo đường route Strategic, cắt ngang đường Cây Mai (Nguyễn Trãi), và chấm dứt ở ngã tư đường Jacarreo (Tản Đà) và rue des Marins (Đồng Khánh (Trần Hưng Đạo) nối dài ngày nay). Năm 1882, công ty đề nghị kéo dài đường xe tramway đến trạm Bình Tây nhưng không có kết quả. Cho đến năm 1920, vấn đề này vẫn còn được Hội đồng Quản hạt (Conseil Colonial) bàn cãi cùng với việc điện hóa hoàn toàn đường Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường trên. Trong khi đó, đường Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới (route Basse) do công ty Compagnie française des tramways de l’Indo-Chine (CFTI) điều hành đã có đường chạy đến ga chợ Bình Tây.

Đường xe lửa tramway Đường trên dài 5,112 km, đường rầy rộng 1m, có đoạn gần 2,3 km là mượn đường rầy của đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho (3).

Cứ mỗi 20 phút là có chuyến xe lửa đi từ Sài Gòn đến Chợ Lớn, giá vé 10 xu (10 cắc). Chuyến đầu tiên trong ngày vào lúc 5:40 sáng và chuyến chót là 9:20 đêm. Các trạm là Sài Gòn, MacMahon (Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Chợ Đũi và Chợ Lớn. Theo thống kê, trong 5 năm hoạt động từ 1902-1906 (3), chi phí là 653.007 francs và tiền thu vào là 1.659.306 francs. Như vậy, lợi nhuận là hơn 1 triệu francs.

Sài Gòn-Mỹ Tho

Đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho cũng được chính quyền giao cho SGTVC đảm nhiệm. Đường được khởi công vào năm 1881, hoàn thành năm 1885. Công ty điều hành là Socíeté genérale des tramways à vapeur et chemin de fer de Saigon-My Tho (công ty con của SGTVC) do ông Cazeau làm giám đốc, ông Huynh Vang Ngan (Michel-Jean-Baplisle) làm thư ký (1), bà Hyacinthe Vinson là trưởng ga Sài Gòn.

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho có các trạm: Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Lâm, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương và Mỹ Tho. Tổng cộng chiều dài đường là 70,9 km. Các trưởng trạm có cả người Pháp lẫn người Việt.

Trong nhiều năm hoạt động cho đến đầu thế kỷ 20, từ Sài Gòn đi Mỹ Tho mỗi ngày có 3 chuyến khởi hành, vào lúc 6:30 sáng, 9:17 sáng và 4:30 chiều. Từ Mỹ Tho lên Sài Gòn cũng có 3 chuyến, khởi hành lúc 4:57 sáng, 9:00 sáng và 4:19 chiều. Như vậy đường Sài Gòn-Mỹ Tho có 6 tàu hỏa. Giá vé hạng nhất là 4 đồng (piastre), hạng hai là 3 đồng (1 đồng piastre tương đương 2 francs 75).

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho đem lại lợi nhuận rất lớn cho SGTVC. Tuyến đường này vẫn hoạt động cho đến năm 1958, tạo sự đi lại thuận tiện giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn. Theo tuyến đường này, đã có rất nhiều học trò từ miền Tây lên Sài Gòn học tập; nhiều thanh niên lên tìm việc làm; các doanh nhân, điền chủ, nghệ sĩ… làm thương mại, văn hóa vào đầu thế kỷ 20. Nó đã để lại trong ký ức người Nam bộ nhiều kỷ niệm, trong đó những nghệ sĩ lừng danh như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê từng có kỷ niệm thời trai trẻ từ tỉnh lên Sài Gòn để bắt đầu chặng đường sự nghiệp ở chốn phồn hoa.

Sài Gòn – Chợ Lớn: Đường dưới (route Basse)

CFTI do ông Ferret thành lập vào năm 1890 và được chính quyền giao cho hoạt động thương mại hai đường xe lửa: Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới và Sài Gòn-Gò Vấp. Trụ sở công ty đặt ở đường Charner (Nguyễn Huệ); cơ xưởng nằm ở Chợ Quán, trên đường dọc theo kênh Tàu Hủ (tức Đường dưới). Đường tramway Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới được khánh thành vào ngày 14-7-1891. Vào đầu thế kỷ 20, trong các năm 1902-1905, CFTI bắt đầu làm ăn khởi sắc.

Theo bản đồ Sài Gòn 1900 của Bartholomew, đường xe tramway Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới chấm dứt ở trước tòa nhà hải quan ở bến Bạch Đằng và từ đây nối một đoạn đường xe lửa tramway Sài Gòn-Gò Vấp dọc theo bến Bạch Đằng, đại lộ Luro (Tôn Đức Thắng) lên Đa Kao qua cầu rạch Thị Nghè đi Gò Vấp. Trạm tramway Sài Gòn của Đường trên lúc này không còn ở bến Bạch Đằng mà ở khoảng giữa đường rue de Krantz (Hàm Nghi). Bản đồ này cũng cho thấy tramway (Đường dưới) và tramway Sài Gòn-Gò Vấp có đoạn đi đến đại lộ Charner với ga đậu trước chợ Bến Thành xưa (khu vực chợ Cũ ngày nay).

Sài Gòn-Mỹ Tho

Đường xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho cũng được chính quyền giao cho SGTVC đảm nhiệm. Đường được khởi công vào năm 1881, hoàn thành năm 1885. Công ty điều hành là Socíeté genérale des tramways à vapeur et chemin de fer de Saigon-My Tho (công ty con của SGTVC) do ông Cazeau làm giám đốc, ông Huynh Vang Ngan (Michel-Jean-Baplisle) làm thư ký (1), bà Hyacinthe Vinson là trưởng ga Sài Gòn.

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho có các trạm: Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Lâm, Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Bình An, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương và Mỹ Tho. Tổng cộng chiều dài đường là 70,9 km. Các trưởng trạm có cả người Pháp lẫn người Việt.

Trong nhiều năm hoạt động cho đến đầu thế kỷ 20, từ Sài Gòn đi Mỹ Tho mỗi ngày có 3 chuyến khởi hành, vào lúc 6:30 sáng, 9:17 sáng và 4:30 chiều. Từ Mỹ Tho lên Sài Gòn cũng có 3 chuyến, khởi hành lúc 4:57 sáng, 9:00 sáng và 4:19 chiều. Như vậy đường Sài Gòn-Mỹ Tho có 6 tàu hỏa. Giá vé hạng nhất là 4 đồng (piastre), hạng hai là 3 đồng (1 đồng piastre tương đương 2 francs 75).

Đường Sài Gòn-Mỹ Tho đem lại lợi nhuận rất lớn cho SGTVC. Tuyến đường này vẫn hoạt động cho đến năm 1958, tạo sự đi lại thuận tiện giữa các tỉnh miền Tây và Sài Gòn. Theo tuyến đường này, đã có rất nhiều học trò từ miền Tây lên Sài Gòn học tập; nhiều thanh niên lên tìm việc làm; các doanh nhân, điền chủ, nghệ sĩ… làm thương mại, văn hóa vào đầu thế kỷ 20. Nó đã để lại trong ký ức người Nam bộ nhiều kỷ niệm, trong đó những nghệ sĩ lừng danh như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê từng có kỷ niệm thời trai trẻ từ tỉnh lên Sài Gòn để bắt đầu chặng đường sự nghiệp ở chốn phồn hoa.

Sài Gòn – Chợ Lớn: Đường dưới (route Basse)

CFTI do ông Ferret thành lập vào năm 1890 và được chính quyền giao cho hoạt động thương mại hai đường xe lửa: Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới và Sài Gòn-Gò Vấp. Trụ sở công ty đặt ở đường Charner (Nguyễn Huệ); cơ xưởng nằm ở Chợ Quán, trên đường dọc theo kênh Tàu Hủ (tức Đường dưới). Đường tramway Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới được khánh thành vào ngày 14-7-1891. Vào đầu thế kỷ 20, trong các năm 1902-1905, CFTI bắt đầu làm ăn khởi sắc.

Theo bản đồ Sài Gòn 1900 của Bartholomew, đường xe tramway Sài Gòn-Chợ Lớn-Đường dưới chấm dứt ở trước tòa nhà hải quan ở bến Bạch Đằng và từ đây nối một đoạn đường xe lửa tramway Sài Gòn-Gò Vấp dọc theo bến Bạch Đằng, đại lộ Luro (Tôn Đức Thắng) lên Đa Kao qua cầu rạch Thị Nghè đi Gò Vấp. Trạm tramway Sài Gòn của Đường trên lúc này không còn ở bến Bạch Đằng mà ở khoảng giữa đường rue de Krantz (Hàm Nghi). Bản đồ này cũng cho thấy tramway (Đường dưới) và tramway Sài Gòn-Gò Vấp có đoạn đi đến đại lộ Charner với ga đậu trước chợ Bến Thành xưa (khu vực chợ Cũ ngày nay).

Xe tramway đi vào nhà ga Sài Gòn (bên trái hình) từ Boulevard de la Somme (Hàm Nghi). Tòa nhà hỏa xa của công ty chính phủ Chemin de fer de l’Indochine (CFI) ở bên phải hình. Tòa nhà này hiện nay vẫn còn.

Ngày 13-3-1905, Toàn quyền Beau cho phép CFTI nối đường Sài Gòn-Khánh Hòa ở cây số 7 đến trạm depot gần ga Gò Vấp của công ty Compagnie des tramways de Govap (công ty con của CFTI) phục vụ đường Sài Gòn-Gò Vấp (2). Đường Sài Gòn-Gò Vấp tạo nhiều lợi nhuận cho CFTI, một phần là nhờ sự ưu đãi các điều kiện thuận lợi từ chính quyền.

Theo bản đồ Sài Gòn sau năm 1946, đường tramway Sài Gòn-Gò Vấp không còn đoạn dọc bến Bạch Đằng và đường Tôn Đức Thắng. Theo Tim Doling, một nhà nghiên cứu về Sài Gòn, do sự tranh chấp giữa CFTI và chính quyền Sài Gòn, từ năm 1955 thì đường xe điện tramway ở Sài Gòn, kể cả đường Sài Gòn-Gò Vấp ngưng hoạt động, bỏ hoàn toàn vào năm 1957 và được thay thế bằng hệ thống xe buýt.

Sài Gòn-Khánh Hòa

Toàn quyền Paul Doumer tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế Đông Dương. Ông đặc biệt chú ý đến hệ thống đường xe lửa từ Bắc kỳ, Trung kỳ đến Nam kỳ. Ở Nam kỳ, đường xe lửa Sài Gòn-Nha Trang (Khánh Hòa) được khởi công xây dựng vào năm 1901. Đường này do công ty chính phủ CFI xây và điều hành.

Đến năm 1908, đường xe lửa dài 89 km đi từ Sài Gòn đến Bảo Chánh, từ đây nối thêm đến Phan Thiết, Phan Rang và Nha Trang băng qua các khu rừng. Ngày 15-1-1910, đoạn đường dài 55 km nối sông Dinh đến Mường Mán và Phan Thiết được khai trương. Đoạn từ Phan Thiết đến Phan Rang, Bang Hoi và Nha Trang dài 228 km được xúc tiến xây và dự định hoàn thành đoạn từ Phan Rang đến Nha Trang vào cuối năm 1911, đoạn từ Phan Thiết đến Phan Rang và nhánh đi từ Phan Rang đến Xóm Gòn (38 km) vào năm 1914. Thật sự thì đến năm 1913, đường xe lửa Sài Gòn-Nha Trang đã thông suốt.

Không lâu sau đó là giai đoạn xây đoạn từ Tour Cham, Phan Rang lên cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt qua Xóm Gòn. Sự hoàn thành đường xe lửa từ Sài Gòn đi Ma Lâm, Phan Thiết và đi Tour Cham-Xóm Gòn, từ đó đi Đà Lạt đã mở đầu làn sóng người Âu và người Việt lên định cư ở Đà Lạt và cao nguyên Lang Biang. Theo Nguyễn Thế Anh và Hoàng Xuân Hãn, trong một bài trên Tập san Sử Địa năm 1971 số đặc khảo về Đà Lạt, vào năm 1915, người Âu bắt đầu đổ xô lên Đà Lạt. Đà Lạt trở thành thành phố nghỉ dưỡng đẹp và có tiếng nhất Đông Dương. Đường xe lửa từ Tour Cham đến Đà Lạt là đoạn đường độc đáo ở Đông Dương với nhiều thắng cảnh và đầu máy kéo, đường rầy đặc biệt để lên độ dốc cao. Tiếc thay đường xe lửa này đã không còn hoạt động.

Mời đọc: Thời hoàng kim của hỏa xa Việt Nam – Kỳ 1: Miền ký ức và dấu tích còn lại

Tài liệu tham khảo:
(1) Annuaire de l'Indo-Chine française pour l’anneé 1897, 1re partie : Cochinchine et Cambodge, Saigon, Imprimerie Coloniale, 1897.
(2) Bulletin officiel de l'Indochine française, anneé 1905, No. 3
(3) Situation de l'Indo-Chine de 1902 à 1907. Tome 1, Impr. Commercial Marcellin Rey (Saigon), 1908
(4) Situation de l'Indo-Chine de 1902 à 1907. Tome 2, Impr. Commercial Marcellin Rey (Saigon), 1908
(5) Echo Annamite, 3/10/1928, (A9, N1289)
(6) Tim Doling, Saigon tramway network, http://www.historicvietnam.com/sai-gon-tramway-network/
(7) Procès-verbaux du Conseil colonial, Cochinchine – Conseil colonial, Dix-septìeme seánce 11/1/1896, Imprimerie Coloniale, Saigon, 1895-1897

Theo SaigonTimes

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp