Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.8): Quy luật thịnh thế

Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, những hiện tượng xảy ra ở Trung Quốc ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.

Tiếp theo phần 7: Ôn dịch trời giáng

002jMufDzy6XpkL1KcAec&690
Hán Văn Đế lấy tư tưởng Vô Vi của Đạo gia trị quốc, hợp với đạo trời, thiên hạ đại trị. Bức tranh là hình ảnh cung Vị Ương – hoàng cung Tây Hán được hồi phục. (Ảnh: Internet)

Ở phần trước, Tinh Hoa đã cùng bạn đọc điểm qua về tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại: Bức hại chính tín chính giáo, những vị đế vương diệt Phật diệt Đạo trong lịch sử Trung Quốc, không người nào là không chết bất đắc kỳ tử ở tuổi tráng niên, con cháu cũng phải chịu họa lây, nước mất nhà tan.

Trong phần này, chúng ta hãy bắt đầu nhìn lại những thời kỳ “thịnh thế huy hoàng” mà các đấng quân vương Thánh chủ thời xưa lưu lại trong lịch sử.

7, Công đức vô lượng, quy luật thịnh thế

Văn Cảnh chi trị, Quang Vũ trung hưng, Khai Hoàng thịnh thế, Trinh Quán chi trị, Khai Nguyên thịnh thế, Cảnh Thánh trung hưng (nhà Liêu), Hàm Bình chi trị, Hồng Vũ chi trị, Vĩnh Lạc thịnh thế, Nhân Tuyên chi trị, Khang Càn thịnh thế… Những thời thịnh thế huy hoàng này của Trung Hoa thời xưa, khiến người đời nghìn năm ca tụng. Đó không chỉ là hồi ức tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa, rất nhiều sử sách ở ngước ngoài, cũng đều ca ngợi những triều đại đó, coi đây trung tâm văn minh của thế giới.

Trăm nghìn năm nay, giới học thuật đều đang nghiên cứu nguồn gốc của những “Thịnh thế thiên triều” này, tìm hiểu nghiên cứu nguyên do khiến cho đất nước đi đến hưng thịnh. Những thành quả học thuật đều là những tổng kết tinh hoa của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, những thứ đó đều là những nguyên nhân bề mặt, nhưng lại không phải là căn nguyên ở tầng thâm sâu hơn. Ở đây tuyệt không phải là có ý khinh thường, phủ định đối với những giả thuyết trước đây, chỉ là muốn thảo luận về nguyên do ở tầng sâu hơn.

Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về những căn nguyên đồng nhất của những thiên triều thịnh thế đó, từ đó mà lý giải về thời thịnh thế Trung Hoa – “giấc mộng Trung Hoa” được “Thôi Bối Đồ” nói đến cần thực hiện như thế nào.

1. “Thiên triều thịnh thế” của Trung Quốc thời xưa (phần đầu)

(1) Văn Cảnh chi trị thời Tây Hán

Những năm đầu kiến lập nhà Tây Hán, trăm nghề tàn lụi, đất nước tan hoang, dân tình thống khổ. Xe ngựa của hoàng đế, tìm không được bốn con ngựa có cùng màu sắc, các quan viên thượng triều, có người ngồi xe trâu, nỗi khổ người dân càng không cần phải nói đến.

“Hán thư – Thực Hóa chí” ghi lại rằng: Đến giai đoạn sau của Cảnh Đế, tiền trong quốc khố của vương triều nhà Hán nhiều đến nỗi chất cao như núi, sợi dây xâu tiền đều mục đứt cả, tiền lẻ nhiều đến mức không cách nào thống kê; kho lương các quận trong nước chất đầy lương thực, lương thực trong kho dự trữ cũng vì tồn trữ lâu ngày, cứ thế mục nát không thể ăn được nữa.

Bấy giờ mọi người cho rằng: là bởi  Vô Vi nhi trị (lấy đạo vô vi trị nước) của những năm đầu triều Hán, giảm nhẹ lao dịch, nhẹ nhàng sưu thuế, nghỉ ngơi dưỡng sức, đặc biệt là ảnh hưởng của Hán Văn Đế cần cù tiết kiệm, dùng đạo đức cảm hóa muôn dân…

Những tổng kết này đều rất đúng, nhưng chỉ là nguyên nhân trực tiếp bề mặt, còn có nguyên nhân ở tầng sâu hơn: Dùng Đạo trị quốc, hợp với đạo trời.

Thời bấy giờ, tư tưởng và văn hóa Nho gia còn chưa có trở thành dòng chính của quốc gia, trị quốc vẫn là lấy tư tưởng Vô Vi chi trị của Đạo gia, bấy giờ gọi là “Triết học Hoàng Lão”. Vào thời đại dân phong thuần phác, Hán Văn Đế cơ bản đã làm được: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta ưa tĩnh mà dân tự chính. Ta không làm mà dân tự giàu. Ta không có dục vọng mà dân tự động trở nên chất phác” trong Đạo Đức Kinh.

Bởi vì Đạo gia cũng là chân chính giữa trời đất, bản thân “Đạo Đức Kinh” cũng giảng về quy luật của đạo trời, thân tu đạo đức, hợp với đạo trời, trị quốc hợp với đạo trời, đương nhiên trời đất ban phúc, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Lấy đức dạy dân, dân phong thành thật chất phác, thiên hạ thái bình.

lam-dieu-thien-hieu
Hán Văn Đế còn nổi tiếng bởi sự hiếu thảo, được liệt vào một trong Nhị thập tứ hiếu nổi tiếng trong văn hóa Trung Quốc. Chuyện kể rằng, vào một lần mẹ ông Bạc Cơ bị ốm, Văn Đế cứ hễ có thời gian là đều đến thăm mẹ. Ông đã tự mình nếm thử tất cả mọi loại thức ăn và thuốc dâng lên cho Bạc Cơ.

(2) “Quang Vũ trung hưng” thời Đông Hán

Quang Vũ Đế Lưu Tú là vị hoàng đế khai quốc nhà Đông Hán, dùng “Nhu Đạo” cai trị thiên hạ, đã áp dụng một loạt các biện pháp, để dân nghỉ ngơi, khôi phục sản xuất, giảm sưu thuế giảm hình phạt, đồng thời tự thân chuyên cần tu dưỡng đạo đức. Từ đó mà khiến nhà Đông Hán mau chóng khôi phục từ trong đau thương và suy tàn của chiến loạn, xã hội trở nên an định, nhân khẩu tăng trưởng, kinh tế đi đến phồn vinh, sử sách gọi là “Quang Vũ trung hưng“.

Tuy sự phục hưng này còn có chỗ thua kém so với “Đại trị thịnh thế”, nhưng cũng là một xã hội phồn vinh ổn định, sức sống tràn trề. Nguyên nhân Lưu Tú trị nước thành công, vẫn là “dĩ Đạo trị quốc“, thân tu đạo đức, hợp với đạo trời.

(3) Hiếu Văn Đế trung hưng thời Bắc Ngụy

Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hồng nhà Bắc Ngụy, sau khi lên ngôi năm 24 tuổi đã ra sức thúc đẩy văn hóa dân tộc Hán, thay đổi phong tục, đã khai sáng cục diện “Bắc Ngụy trung hưng”. Tuy không được phồn vinh như các triều đại huy hoàng thịnh thế, nhưng đó lại là thời kỳ hưng thịnh huy hoàng của dân tộc Tiên Ty, cũng là một thời đại thái bình lưu danh sử sách.

Thời đại bình yên thu được quả lớn, căn nguyên gieo trồng nó chính là nằm ở việc “lập lại trật tự”, phục hưng Phật Pháp của ông nội Thái Bạt Hồng – Văn Thành Đế Thác Bạt Tuấn.

Phần trước đó đã từng nói qua, Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào – vị hoàng đế đầu tiên diệt Phật của Trung Quốc thời xưa đã gây nên tội lỗi to lớn, vài năm sau bị hoạn quan giết chết, hai người con trai (thái tử và cung tông) cũng lần lượt chết dưới tay của hoạn quan.

Văn Thành Đế ban đầu lên ngôi, đã bù đắp lại sai lầm của ông nội, phục hưng Phật Pháp. Hang đá Vân Cương – thánh địa Phật giáo nổi tiếng lưu truyền cho đến ngày hôm nay, chính là do ông hạ chiếu xây dựng. Khôi phục Phật Pháp là gây dựng công đức vô cùng to lớn, phúc phận trời ban, mấy năm liên tiếp mưa thuận gió hoàn, mùa màng bội thu. Tuy có trải qua mấy lần mưu phản, nhưng đế vị của ông cũng là ổn định như núi Thái Sơn, không hề bị lung lay.

Đời trước trồng cây, đời sau hóng mát. Công đức to lớn khôi phục Phật giáo của Văn Thành Đế đã khai sáng nên thời đại hưng thịnh của Hiếu Văn Đế – cháu nội của ông. Dưới thời trị vì của Hiếu Văn Đế, chính sách thỏa đáng, dưới trướng nhân tài vô số, mưa thuận gió hòa, được mùa liên tiếp, lại là nhân quả của công đức mà ông nội gieo trồng.

(4) “Khai hoàng chi trị” nhà Tùy

Xưa nay bàn luận về quốc kế giàu sang, thì không triều đại nào có thể sánh được với nhà Tùy”. Mã Đoan Lâm – nhà sử học nổi tiếng giữa triều Tống Nguyên đã nói như vậy trong bộ sách “Văn Hiến Thông Khảo” của mình.

Sự giàu có của Đại Tùy là vượt xa cả triều Hán và Đại Đường. Tùy Văn Đế khai sáng “Khai Hoàng chi trị”, dân giàu nước mạnh, của cải dồi dào. Tùy Dạng Đế Dương Quảng cực kỳ xa hoa lãng phí, ông ta sử dụng đến mấy triệu dân công mở Đại Vận Hà (sông đào lớn), sau đó ngồi thuyền rồng xuống Dương Châu, những chiếc thuyền lớn lần lượt nối tiếp nhau, quanh co hơn 200 dặm.

p7448031a196720827

Xa hoa lãng phí như vậy mà quốc khố vẫn đủ dùng. Sau 10 năm Tùy Dạng Đế xuống Dương Châu, trong làn sóng những cuộc khởi nghĩa to lớn đã lật đổ nhà Tùy, nhưng số lương thực còn lại trong kho lương nhà Tùy đủ để cho Đại Đường ăn đến mấy chục năm, đến những năm Trinh Quán vẫn chưa ăn hết.

Giàu có đến mức như vậy, nguyên do là ở đâu?

Tùy Văn Đế cũng dùng đạo trị nước, có anh tài phò trợ, nhưng đây cũng chỉ là nguyên nhân bề mặt. Căn nguyên thật sự nằm ở chỗ: Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung của triều đại trước cùng lúc hủy diệt Phật giáo và Đạo giáo, tạo thành tội nghiệp quá to lớn; 7 năm sau Dương Kiên phế bỏ Bắc Chu lập nên nhà Tùy, khôi phục Phật giáo. Có công đức to lớn như vậy, thêm vào đó bản thân Dương Kiên một lòng tin theo Phật Pháp, lại hoằng dương Phật Pháp, vậy nên có được công đức to lớn, hiện thế hiện báo, đăng cơ mười mấy năm, đã khai sáng cục diện “Khai hoàng thịnh thế”.

2. Công đức to lớn trong việc đại hưng Phật Pháp, Đạo Pháp

* Khiến lòng người hướng thiện, xã hội an định

Nếu như lòng người không còn chất phác, thói đời sa sút, coi trọng vật chất, chạy theo bạc tiền, tham ô hủ bại, dối gạt lần nhau; quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng; lòng người thấp thỏm không yên – Dưới hoàn cảnh xã hội như vậy, dẫu cho có minh quân hiền thần, cũng không thể gây dựng nên một thời đại hưng thịnh; thể chế luật pháp dẫu có kiện toàn hơn nữa, tỉ lệ phạm tội cũng sẽ tăng cao chứ không thuyên giảm.

Nếu như con người không tin vào Thần Phật, thì sẽ không tin thiện ác hữu báo, phía mặt ác của nhân tính sẽ phình to lên, chỉ quan tâm đến những thứ trước mắt, một mực làm ác, dù có giảng đạo đức trước mặt, cũng sẽ làm chuyện xấu sau lưng. Hơn nữa những kẻ nhân tâm bại hoại sẽ gắng sức len lỏi vào kẽ hở của luật pháp, khiến cho xã hội đại loạn, lòng người hỗn loạn, phạm tội không ngừng.

Phật Pháp hưng thịnh nơi cõi người, khiến cho lòng người hướng thiện, mọi người có thể tự ước thúc bản thân ngay từ trong tâm, biết làm chuyện xấu sẽ có báo ứng, phía mặt ác của nhân tính bị khắc chế hết sức, bớt phóng túng, ít làm chuyện xấu, làm nhiều việc thiện, làm việc biết tiến lùi, người dân có thể chủ động tuân thủ luật pháp. Phần sau chúng ta có thể thấy được, thời kỳ “Trinh Quán chi trị” thời nhà Đường, quan lại trong sạch, tỉ lệ phạm tội rất thấp, thời kỳ thịnh thế của nước Liêu, không ít nơi nhà tù trống không, nguyên nhân căn bản đều nằm ở chỗ Phật Pháp đại hưng.

* Mưa thuận gió hòa, sinh thái tự nhiên tốt đẹp

Nếu như không có mưa thuận gió hòa, mà thiên tai liên miên, thì dẫu có văn trị võ công cũng vô dụng. Còn Phật Pháp hưng thịnh, phúc phận mang đến là tổng thể hoàn cảnh sinh thái tự nhiên tốt đẹp, đây là điều đảm bảo chắc chắn.

* Quân thần hòa hợp, trời ban nhân tài

Văn trị võ công, không thể tách rời khỏi danh tướng hiền thần. Mà những anh tài này, không phải là sau khi đại hưng Phật Pháp mới giáng sinh, mà từ sớm đã xuất hiện và thành thục cả rồi, chính là xem đế vương có làm đại công đức thúc đẩy Phật Pháp hay không. Nếu làm, thì sẽ thành tựu tướng hiền tài, còn nếu không làm, thì sẽ vua và bề tôi bất hòa, anh tài khó dùng.

Xem tiếp phần 9: Thịnh thế nghìn thu

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi