Thôi Bối Đồ tiết lộ về lịch sử nhân loại hôm nay (P.10): Công đức to lớn

Thôi Bối Đồ là cuốn sách tiên tri nổi tiếng thời Trung Quốc cổ đại, bao gồm những dự ngôn chuẩn xác phi thường. Trong đó, những hiện tượng xảy ra ở Trung Quốc ngày nay, cũng như giai đoạn đặc thù của lịch sử nhân loại hôm nay, đều được Thôi Bối Đồ nói đến.

Tiếp theo phần 9: Thịnh thế nghìn thu

3
Bức tranh tái hiện sự thịnh thế của thời kỳ Khang Càn.

Phúc phận thái bình từ trời đến, cũng là nhờ công đức to lớn nơi cõi người. Công đức này, bắt nguồn từ việc hồng dương Phật Pháp. Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp tục nhìn lại các triều đại hưng thịnh trong lịch sử  nhờ có được phúc phận này.

(10) “Hồng Vũ chi trị” thời nhà Minh

Những năm đầu triều đại nhà Minh đã mau chóng khôi phục sức sống sau những cuộc chiến loạn cuối triều Nguyên. Giai đoạn sau Hồng Vũ dưới sự trị vì của Tống Thái Tổ Chu Nguyên Chương, ruộng đất thu thuế của quốc gia lên đến hơn 8 triệu ha, cao hơn 1/3 so với “Khang Càn thịnh thế” triều đại nhà Thanh. Thời đại Hồng Vũ Đại Minh, người dân sung túc, quốc khố dồi dào, quốc lực cường thịnh, sử sách gọi là “Hồng Vũ chi trị“.

Phúc phận thái bình từ trời đến, cũng là công đức to lớn nơi cõi người. Công đức này, bắt nguồn từ việc hồng dương Phật Pháp của Chu Nguyên Chương xuất thân là hòa thượng.

Sau khi trải qua các cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối triều Nguyên, nội bộ tăng đoàn Phật giáo trong thời kỳ đầu nhà Minh đã rất hỗn loạn, rất nhiều người không còn thật tâm tu hành, những hiện tượng loạn bậy bên trong Phật giáo xuất hiện nhiều. Sau khi Chu Nguyên Chương đăng cơ, một mặt đẩy mạnh việc hoằng dương Phật Pháp, một mặt quy chính lại chế độ, làm trong sạch tăng ni, phát chứng từ quốc gia cho hòa thượng – còn gọi là độ điệp (thẻ đi tu). Hơn nữa 3 năm khảo thí một lần, những ai không đọc thuộc lòng kinh Phật thì bị sàng lọc, từ đó mà đã ngăn chặn những hiện tượng rối loạn bên trong Phật giáo, gieo trồng công đức hưng thịnh Phật Pháp.

(11) “Vĩnh Lạc thịnh thế” triều Minh

Vĩnh Lạc thịnh thế” được khai sáng bởi Minh Thành Tổ Chu Đệ. Chu Đệ văn trị võ công, dốc lòng xây dựng đất nước.

Trên phương diện văn trị, giảm nhẹ sưu thế, trùng tu thủy lợi, khơi thông kênh đào, đẩy mạnh nông nghiệp, khiến kinh tế phát triển mạnh mẽ; ra sức đề xướng văn hóa giáo dục, biên soạn “Vĩnh Lạc đại điển“, bao gồm tất cả kinh điển từ trước triều đại nhà Tần trở về sau, giúp cho rất nhiều cổ tịch đã được bảo lưu.

Trên phương diện võ công, Chu Đệ cử binh chinh phạt An Nam, còn năm lần thân chinh Mạc Bắc, đánh bại sự quấy nhiễu phá hoại của quân Mông Nguyên còn sót lại, bảo đảm sự bình yên của các dân tộc vùng biên cương.

Chu Đệ thiết lập hành chính cấp tỉnh ở Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, thiết lập Ha Mi vệ ở Tây Vực (vệ: đồn binh thời Minh có số lính đông hơn sở), thiết lập quan bố chính ở Quý Châu. Đồng thời đẩy mạnh ngoại giao với các nước mạnh, sai Trần Thành đi sứ Tây Vực, cử Trịnh Hòa đi đến các nước phương Tây, khai sáng cục diện thịnh thế, muôn nước đến thăm.

n_41118276662ddbf137b9d84f69aeb810
Chu Đệ là được thừa hưởng phúc phận to lớn của công đức Chu Nguyên Chương trong việc hồng truyền Phật Pháp, gây dựng nên Vĩnh Lạc thịnh thế.

Đương nhiên, trị quốc có Đạo là điều kiện không thể thiếu của thời hoàng kim, ở tầng sâu hơn, chúng ta biết “đời trước trồng cây, đời sau hóng mát”. Chu Đệ là được thừa hưởng phúc phận to lớn của công đức Chu Nguyên Chương trong việc hồng truyền Phật Pháp, hơn nửa bản thân Chu Đệ cũng là một “người trồng cây”, ông ra sức đẩy mạnh, truyền rộng văn hóa Đạo gia, cũng đã kiến lập được công đức to lớn như vậy.

Chu Đệ sai người đi tìm kiếm Chân Nhân Đạo gia Trương Tam Phong trên khắp cả nước, đã tu sửa hàng loạt cung điện Chân Vũ Đại Đế trên núi Võ Đang – nơi mà Trương Tam Phong truyền Đạo thu nhận đồ đệ. Kiến trúc dựa theo lời dạy của Thần trong “Chân Vũ kinh” để thiết kế, ỷ sơn thuận thủy (dựa vào vách núi, thuận theo dòng nước), bố cục tự nhiên, đã thể hiện phép tắc “Đạo Pháp Tự Nhiên” trong “Đạo Đức Kinh”. Tượng Thần, Pháp khí, v.v… trong cung quán được chế tạo dựa theo yêu cầu của hoàng gia, đã xây dựng núi Võ Đang giống như tiên cảnh nơi nhân gian, trở thành Thánh địa của Đạo gia. Văn hóa Đạo gia dưới sự ủng hộ hết mình của Chu Đệ, đã được truyền bá rộng rãi khắp nhân gian một cách mau chóng.

Đạo gia cũng là chính Pháp, hồng truyền văn hóa Đạo gia cũng là công đức to lớn tạo phúc đương thời, công đức mãi đến đời sau.

(12) “Nhân Tuyên chi trị” triều Minh

“Nhân Tuyên chi trị” là thời đại hoàng kim dưới sự trị vì con trai của Chu Đệ là Minh Nhân Tông và cháu trai Minh Tuyên Tông.

Minh Nhân Tông lên ngôi năm 47 tuổi, không lâu sau thì bệnh mất, nhưng các chính sách nghỉ ngơi dưỡng sức, lợi nước lợi dân của ông được Minh Tuyên Tông kế thừa. Sau khi Tuyên Tông lên ngôi đã mau chóng bình định cuộc nổi loạn của Hán vương Chu Cao Húc, sau đó cứu trợ thiên tai, chăm lo đời sống của nhân dân, pháp kỷ nghiêm minh, trừng trị tham quan, nên rất được lòng dân, khiến cho thiên hạ an định, quốc khố tràn đầy, kinh tế mau chóng đi đến phồn vinh. Đó là thời kỳ quốc lực mạnh nhất, chính trị trong sạch nhất của triều Minh.

Đương nhiên, căn nguyên của điều này, là công đức to lớn được Chu Đệ gây dựng trong việc đẩy mạnh văn hóa Đạo gia, hưng thịnh Đạo Pháp. Đời sau cùng gọi “Nhân Tuyên chi trị” và “Vĩnh Lạc thịnh thế” của Chu Đệ là “Vĩnh Tuyên thịnh thế”.

(13) “Khang Càn thịnh thế” triều Thanh

Hiện nay có rất nhiều những bộ phim truyền hình điện ảnh nói về triều đại nhà Thanh, mọi người cũng đều đã rất quen thuộc với “Khang Càn thịnh thế” – triều đại hưng thịnh dưới thời Khang Hy, Càn Long. Ở đây không miêu tả nhiều nữa, chỉ phân tích rõ căn nguyên của thịnh thế này: Thời đại Khang Hy, Phật Pháp đại hưng. Bản thân Khang Hy tuy không phải là tín đồ thành kính, nhưng ông đã ủng hộ và đẩy mạnh việc hoằng dương Phật Pháp.

Năm Khang Hy thứ 6 (năm 1667), cả nước có 6.730 ngôi chùa lớn, 6.490 ngôi chùa nhỏ do hoàng thất các triều đại hạ chỉ xây dựng; ngoài ra còn có 8.458 ngôi chùa lớn, 58.682 ngôi chùa nhỏ tự các cá nhân xây dựng. Có thể thấy vào thời đại Khang Hy, Phật Pháp rất hưng thịnh, chùa miếu còn nhiều hơn rất nhiều so với các thời kỳ Đường, Tống, Nguyên, Minh. Vua Khang Hy ra ngoài dạo chơi, thích nhất là đi tham quan chùa miếu, bởi vậy chùa miếu các nơi trong kinh đô đều đã lưu lại dấu chân của ông.

“Khang Càn thịnh thế” này, giống như là sự lặp lại của lịch sử – Đời trước trồng cây, đời sau hưởng quả. Khang Hy đại đế đã gieo trồng căn nguyên phúc lành của thời kỳ hoàng kim, kéo dài đến thời kỳ Càn Long vẫn còn thừa hưởng phúc phận của thời đại hưng thịnh ấy.

4. Hoàng đế Constantinus – Đế vương có công đức lớn nhất ở phương Tây

002n70Ymgy6XfmNrYhjd9690-600x400
Constantinus Đại đế đã rửa oan cho Cơ Đốc giáo bị Đế quốc La Mã bức hại gần 300 năm. Bức tranh “Constantinus rửa tội”; trong tranh Giáo hoàng Sylvester  đang làm lễ rửa tội cho Constantinus Đại đế.

Các bậc đế vương có thành tựu nhất trong lịch sử phương Tây, người đầu tiên phải nói đến Constantinus Đại đế. Ông đã rửa oan cho Cơ Đốc giáo bị Đế quốc La Mã bức hại gần 300 năm, công đức to lớn, ảnh hưởng to lớn đối với thế giới như vậy, trong xã hội phương Tây thật sự là xưa nay hiếm thấy.

Những tư liệu lịch sử tuy có những chỗ không trùng khớp, nhưng đều nhất trí chỉ ra rằng: Trong khi hoàng đế La Mã Diocletianus phỉ báng Cơ Đốc giáo là tà giáo, điên cuồng bức hại, tùy tiện giết hại, thì Constantinus lại có thể nhận rõ Cơ Đốc giáo là chân lý chính nghĩa. Trong khi đế quốc La Mã chia rẽ, ông có thể bộc lộ tài năng của mình trong hỗn chiến, tranh đoạt đế vị của 8 vị hoàng đế, không ngừng giành được thắng lợi, thống nhất La Mã, gây dựng lại đại đế quốc kéo dài đến tận ba châu lục lớn là châu Á, châu Âu, châu Phi. Đây là kết quả Constantinus tín ngưỡng Cơ Đốc giáo, và có được khải thị của Thần.

Tuy “sắc lệnh Milan” rửa oan cho Cơ Đốc giáo là do Constantinus Đại đế và Licinius – một hoàng đế khác của đế quốc La Mã cùng ban bố, nhưng Licinius lành trước dữ sau, về sau đã trở mặt đi trên con đường cũ bội giáo, quay lại bức hại Cơ Đốc giáo, cuối cùng đã thất bại dưới tay Hoàng đế Constantinus.

ckfcxby12dqhtvpi8kbe
Bức tượng hoàng đế Constantinus ở quảng trường của giáo đường York Minster, nước Anh.

Đế quốc La Mã chia năm xẻ bảy, dưới kiếm của hoàng đế Constantinus đã được thống nhất trở lại, đế quốc to lớn tiến đến thời đại hưng thịnh. Vinh diệu to lớn này, chính là nhờ công đức to lớn trong việc ông đã rửa oan cho Cơ Đốc giáo, phục hưng Cơ Đốc giáo. Có công đức to lớn như vậy, mới có thể đưa đến vinh diệu huy hoàng và phúc phận to lớn của quốc gia. Đây chính là quy luật của những thời đại hưng thịnh.

Xem tiếp phần 11: Sai lầm năm 1999

Theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới