Thổ Nhĩ Kỳ không kích người Kurd, Trung Đông thêm phần bất ổn

15/10/14, 09:10 Thế giới

Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo cực đoan (ISIS) ở Syria và Iraq đang trong tình thế thêm dầu vào lửa khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ném bom lực lượng người Kurd vào Thứ Ba (14/10).

Cột khói bốc lên từ thị trấn của Syria Kobani, được trông thấy từ phía bên kia biên giới Mursitpinar trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria vào  14 tháng 10 năm 2014. (Ảnh: REUTERS/Umit BEKTAS)

Căm phẫn dâng trào vì chính quyền Ankara từ chối giúp đỡ người Kurd ở Kobani, đe dọa nền hòa bình vốn đã mong manh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lực lượng Đảng Lao động người Kurd (PKK), đang bị Thổ Nhĩ Kỳ cấm đoán, cáo buộc chính quyền Ankara vi phạm lệnh ngừng bắn kéo dài 2 năm qua khi quân đội nước này tiến hành ném bom vào các mục tiêu người Kurd ở khu vực biên giới giáp Iraq.

Cột khói khác bốc lên từ thị trấn của Syria Kobani, được trông thấy từ phía bên kia biên giới Mursitpinar trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria vào 14 tháng 10 năm 2014. (Ảnh: REUTERS/Umit BEKTAS)

Cuộc không kích diễn ra đúng một ngày trước khi kết thúc tiến trình hòa bình do lãnh đạo đang bị giam giữ của PKK đặt ra, nhằm chấm dứt ba thập kỷ đối đầu giữa hai bên. Ít nhất 35 người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn tuần trước khi các thành viên thiểu số người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện sự tức giận do chính quyền Ankara từ chối bảo vệ thị trấn miền biên quan trọng của Syria là Kobani khỏi cuộc tấn công từ ISIS.

“Lần đầu tiên trong gần hai năm qua, quân đội Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ không kích lực lượng của chúng tôi. Cuộc tấn công này đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn khi nhắm vào hai cơ sở du kích ở Daglica”, đại diện PKK cho biết, ám chỉ khu vực gần biên giới với Iraq.

Bất ổn ở Thổ Nhĩ Kỳ gây nhiều lo ngại, tiến trình hòa bình giữa Ankara và người Kurd có nguy cơ sụp đổ. Cuộc nội chiến nghiêm trọng ở Iraq và Syria cùng chiến dịch của liên minh quốc tế chống lại ISIS đang hằn sâu thêm xung đột và rối ren nơi đây.

Tổng thống Mỹ Barack Obama, người ra lệnh ném bom ISIS vào tháng 8, đã luận bàn về chiến lược với các lãnh đạo quân sự đến từ 20 quốc gia, gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả Rập và đồng minh Phương Tây hôm Thứ Ba (14/10).

Washington hiện phải đối mặt với một nhiệm khó khăn khi xây dựng lực lượng liên minh nhằm can thiệp vào Syria và Iraq, hai quốc gia đã và đang trải qua những cuộc nội chiến rối ren đa phương. Trong xung đột này, hầu hết các quốc gia Trung Đông đều có kẻ thù cũng như đối tác trên hai lãnh thổ.

Các quan chức Mỹ cũng đặc biệt bày tỏ nỗi thất vọng khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham chiến chống ISIS. Washington nói, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý cho liên minh mượn các căn cứ không quân trên lãnh thổ của mình, tuy nhiên Ankara lại bảo vẫn còn đang thảo luận.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên của NATO, đã từ chối gia nhập liên minh trừ khi duy trì sự đối đầu với Tổng thống Syria là ông Bashar al-Assad. Cho tới nay, yêu cầu trên vẫn không được Washington chấp nhận, vì liên quân Mỹ dẫn đầu đang tiến hành sứ mệnh không kích trên bầu trời Syria mà không vấp phải sự phản đối của chính quyền ông Assad.

Trong khi đó, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành cuộc tấn công vào thị trấn người Kurd chiếm đa số ở biên giới Syria là Kobani.

Liên Hợp Quốc ước tính, hàng nghìn người dân có thể sẽ bị tàn sát, trong khi quân đội trong xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khoanh tay đứng nhìn.

Số phận của Kobani có thể hủy hoại những nỗ lực của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy của lực lượng PKK, cuộc đối đầu khiến 40.000 người thiệt mạng, tuy nhiên đã gần như kết thúc khi tiến trình hòa bình diễn ra năm 2012.

Tiến trình hòa bình với người Kurd là một trong những sáng kiến chủ yếu của Tổng thống Tayyip Erdogan trong hàng thập kỷ khi ông còn nắm quyền. Kể từ đó, Thổ Nhĩ Kỳ được hưởng một kinh tế bùng nổ nhờ củng cố được lòng tin của các nhà đầu tư vào tương lai ổn định của đất nước. Tuy nhiên, bất ổn hiện nay cho thấy những khó khăn mà nước này phải đối mặt khi thực hiện chính sách với nước láng giềng Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép 1,2 triệu người tị tạn trong 3 năm diễn ra cuộc nội chiến ở Syria, bao gồm 200.000 người Kurd trốn chạy khỏi thị trấn Kobani trong những tuần qua.

Thiên Hà, Công Lý – Theo Reuters

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!