Thỉnh cầu gặp mặt Giáo Hoàng bị từ chối, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư

14/10/20, 16:35 Thế giới

Kế hoạch gia hạn thỏa thuận tạm thời của Vatican với Trung Quốc mới đây đã thu hút nhiều sự phản đối. Khi mọi thứ dường như là không thể chuyển biến, vẫn có những vị linh mục cố gắng thay đổi tình thế, đó là Đức Hồng y Trần Nhật Quân – Giám mục Công giáo danh dự của Hồng Kông. Sau khi bị Giáo Hoàng Francis từ chối gặp mặt, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư rồi trở về Hồng Kông.

Thỉnh cầu gặp mặt Giáo Hoàng bị từ chối, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư
Thỉnh cầu gặp mặt Giáo Hoàng bị từ chối, Đức Hồng y Trần Nhật Quân đành để lại tâm thư. (Ảnh: SC)

Cuối tuần qua, Giáo Hoàng Francis đã phát biểu một thông điệp mới mang tên “Tất cả anh em”, nói rằng dịch bệnh chứng tỏ chủ nghĩa tư bản đã thất bại và thế giới cần một loại hình chính trị mới. Giáo Hoàng Francis nói thêm rằng, dù thế nào đi nữa thì Vatican cũng không muốn chiến tranh, đồng thời phủ nhận hoàn toàn giáo hội quá khứ đối với định nghĩa về “chiến tranh chính nghĩa” (just war). “Giáo lý của Thiên Chúa giáo” cho rằng, trong những bối cảnh nhất định, chiến tranh có thể là một phương thức phòng vệ chính đáng.

Mặt khác, các cuộc đàm phán giữa Vatican và Trung Quốc nhằm gia hạn thỏa thuận tạm thời về việc bổ nhiệm các giám mục đã đi vào một thời điểm mấu chốt. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bày tỏ sự phản đối trong chuyến thăm tới Vatican trước đó. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Palolin ngày 3/10 đã một lần nữa bảo vệ thỏa thuận tại một cuộc hội thảo ở Trung Quốc, nhân kỷ niệm 150 năm Giáo hội đến Trung Quốc truyền giáo. Ông tuyên bố rằng, thỏa thuận “giúp các tín đồ Trung Quốc có được đời sống đức tin bình thường”, và thỏa thuận tạm thời được ký vào năm 2018. Hai năm là không đủ để đánh giá kết quả của thỏa thuận. Vì vậy, Tòa thánh sẵn sàng gia hạn thỏa thuận để thử nghiệm tính hiệu quả của nó. Ông cũng nói rõ rằng, ông từ chối giải thích thỏa thuận từ góc độ chính trị và nói rằng các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo của Trung Quốc không thể vội vàng.

Bài phát biểu của ông Palolin dường như đang hồi đáp Đức Hồng y Trần Nhật Quân – Giám mục Công giáo danh dự của Hồng Kông, người đã bay hàng ngàn dặm từ Hồng Kông đến Vatican vào cuối tháng 9 để gặp Giáo Hoàng Francis, hy vọng sẽ được phản hồi về hai vấn đề đang vướng mắc. Thứ nhất là vấn đề Vatican và Trung Quốc gia hạn thỏa thuận tạm thời trong việc bổ nhiệm các giám mục; thứ hai là vấn đề lựa chọn giám mục ở Hồng Kông.

Đức Hồng y Trần Nhật Quân thỉnh cầu gặp Giáo hoàng nhưng không được phản hồi

Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của Đức Hồng y Trần Nhật Quân gặp Giáo hoàng Francis không nhận được phản hồi, và một lần nữa, tiết lộ câu chuyện nội bộ của mối quan hệ Vatican – Trung Quốc.

Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của Đức Hồng y Trần Nhật Quân gặp Giáo hoàng Francis không nhận được phản hồi, và một lần nữa, tiết lộ câu chuyện nội bộ của mối quan hệ Vatican - Trung Quốc.
Tuy nhiên, lời thỉnh cầu của Đức Hồng y Trần Nhật Quân gặp Giáo hoàng Francis không nhận được phản hồi, và một lần nữa, tiết lộ câu chuyện nội bộ của mối quan hệ Vatican – Trung Quốc. (Ảnh: Twitter)

Sau nhiều ngày chờ đợi ở Rome, Đức Hồng y vẫn không gặp được Giáo hoàng Francis, cũng không nhận được hồi âm, ông chỉ có thể giao bức thư viết cho thư ký của Giáo hoàng, hy vọng rằng Giáo hoàng sẽ dành thời gian đọc nó trong lịch trình bận rộn của mình. Ông tự nghĩ “không thành công thì quay về”, rồi ông thu dọn đồ đạc và lên chuyến bay trở về Hồng Kông.

Những bức ảnh đăng lên Facebook cho thấy, Đức Hồng y với mái tóc hoa râm, lưng gù, hai tay ôm ba lô từ phía sau, đang đi trên quảng trường Thánh Peter vắng vẻ. Cảnh tượng này đã khiến vô số tín đồ xúc động, họ lần lượt để lại những lời nhắn, “Ông nội Hồng y, ông đã vất vả rồi!” 

Một số nghệ sĩ đã vẽ cảnh này cùng với một câu trong Kinh thánh – “Vì Zion, tôi sẽ không bao giờ im lặng”. (Zion là một địa danh được ghi lại trong Kinh thánh tiếng Do Thái, được sử dụng như một từ đồng nghĩa với Jerusalem). Đây cũng là tên cuốn sách được Hồng y Trần Nhật Quân xuất bản năm 2018. 

Vào thời điểm Vatican và Trung Quốc đang ký kết hiệp định tạm thời về việc bổ nhiệm giám mục, ông đã tiết lộ thông tin nội bộ về quá trình phát triển của mối quan hệ giữa Vatican và Trung Quốc, cùng cách mà Ngoại trưởng Palolin ngăn cản Giáo hoàng Francis tìm hiểu tình hình thực tế của Giáo hội Trung Quốc, và cách mà cố Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Diaz gọi Đảng Cộng sản là “những người anh em”.

Thỏa thuận tạm thời giữa Vatican – Trung Quốc được ký hai năm trước đã được giữ bí mật, những người bên ngoài không cách nào biết được có bao nhiêu “chi tiết ma quỷ”. Tuy nhiên, hai năm sau, Tòa thánh lại muốn ​​gia hạn thỏa thuận này một lần nữa, điều này sẽ dấy lên sự lo lắng trong lòng các tín đồ và cả cộng đồng quốc tế.

Sinh ra tại Thượng Hải, Đức Hồng y Trần Nhật Quân, người chạy tị nạn tới Hồng Kông năm 16 tuổi, đã làm việc không mệt mỏi trong suốt cuộc đời của mình, quan tâm đến tình hình của giáo hội ngầm ở Trung Quốc và tích cực ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, hiện tại, cả giáo hội ngầm ở Trung Quốc và tình hình dân chủ ở Hồng Kông đều rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn của Đức Hồng y Trần Nhật Quân:

Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn của Đức Hồng y Trần Nhật Quân
Dưới đây là phần trả lời phỏng vấn của Đức Hồng y Trần Nhật Quân. (Ảnh: Crux Now)

Phóng viên: Thỏa thuận tạm thời bổ nhiệm giám mục của Vatican và Trung Quốc được ký cách đây hai năm có những vướng mắc gì?

Đức Hồng y Trần Nhật Quân: Những gì được viết trong đó, họ (Tòa Thánh) chưa bao giờ công bố, đó là bí mật, bạn cũng không biết trong đó nói gì, thế nên bạn đồng tình hay phản đối thế nào được? Nhưng chúng tôi đã thấy thỏa thuận này trong hai năm qua, và thỏa thuận này không có hiệu lực gì cả. Thỏa thuận ban đầu có nghĩa là làm thế nào để chọn giám mục, nhưng không có giám mục mới nào được chọn trong hai năm qua. Có hai giám mục mới, nhưng họ đều đã được Vatican và chính quyền Bắc Kinh đồng ý từ vài năm trước rồi, thỏa thuận này không có hiệu lực gì cả, nhưng lại phát sinh hậu quả khác.

Chỉ vì (thỏa thuận là) bí mật, chính quyền (Bắc Kinh) đã lợi dụng thỏa thuận này để làm nhiều việc khác, và Tòa Thánh cũng thế. Tại thời điểm này, điều nghiêm trọng nhất là Tòa Thánh đã thừa nhận các giám mục được coi là bất hợp pháp, bị xử phạt và được phong chức bất hợp pháp. Điều này rất đáng buồn, bởi vì 7 người này hoàn toàn không nên là giám mục, bởi vì họ không phù hợp với các quy tắc của giáo hội trong những năm gần đây. Lần này, Vatican sụp đổ hoàn toàn.

(Ghi chú của người biên tập: Vào năm 2018, khi Tòa Thánh và Bắc Kinh thảo luận về việc bổ nhiệm các giám mục, họ đã tha thứ và thừa nhận 7 người đã bị ‘vạ tuyệt thông’ (hình phạt dành cho người phạm trọng tội) do tiếp nhận “tự chọn giám mục” từ chính phủ Trung Quốc, họ là các giám mục bất hợp pháp bị trục xuất khỏi giáo hội Trung Quốc, hai người trong số họ được cho là có thân mật với phụ nữ và có con.

Phóng viên: Tình hình mà người Công giáo Trung Quốc phải đối mặt trong hai năm qua là gì?

Đức Hồng y Trần Nhật Quân: Tình hình trong nước bây giờ thật khủng khiếp, và đang hoàn toàn nằm trong tay chính quyền. Một số quy tắc (chính thức) ban đầu đã tồn tại, chúng đã không được thực hiện trong quá khứ. Nhưng chúng đã được thực hiện trong hai năm qua, vì vậy thỏa thuận này đã không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Ví dụ như giáo hội (quy định) là không thể có nhà thờ, tuy nhiên, 2 năm trước, nhiều nơi đã có nhà thờ, chính quyền cũng cho phép. Nếu không có nhà thờ, các linh mục đều cử hành thánh lễ, giáo dân cũng đi lễ, những người xung quanh cũng biết, đương nhiên chính quyền biết, và trên bề mặt thì chính phủ cho phép. Tuy nhiên, hai năm nay thì không thế nữa, thánh lễ không được cử hành, và nhà thờ đã bị lấy mất. Chính phủ nói rằng mọi người nên đến nhà thờ của họ (chính phủ), vì vậy không thể có nhà thờ riêng nữa, và các linh mục bí mật cũng không thể cử hành thánh lễ tại nhà.

Điều nghiêm trọng nhất là, dù công khai hay là bí mật thì tự do tôn giáo đều thoái trào, chính quyền không cho phép người dưới 18 tuổi vào nhà thờ và tham gia bất kỳ hoạt động tôn giáo nào. Vì vậy, Vatican đã nhượng bộ cho họ (Bắc Kinh) rất nhiều, nhưng họ không nhượng bộ gì cả. Việc sử dụng một thỏa thuận như vậy là có lợi ích gì? Nhà thờ của chúng tôi đã bị chúng phá hủy. Chính phủ Bắc Kinh đã sử dụng thỏa thuận này, vì chúng là bí mật nên chúng tôi cũng không biết trong đó nói gì. Họ nói rằng Giáo hoàng đã tuân thủ điều này và đồng ý với điều này, và hoàn toàn hủy bỏ tự do của giáo hội chúng tôi.

(Ghi chú của người biên tập: Trung Quốc đã thực hiện “Quy định mới về quản lý các vấn đề tôn giáo” vào đầu năm 2018, hạn chế nghiêm ngặt các địa điểm sinh hoạt tôn giáo và hạn chế trẻ vị thành niên tham gia các hoạt động tôn giáo ở nhiều nơi).

Phóng viên: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo trước đó đã nói rằng ông không muốn Vatican gia hạn thỏa thuận với Trung Quốc, đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc đàn áp tự do tôn giáo. Ông có nghĩ rằng, việc các nước khác lên tiếng sẽ khiến tình hình thay đổi không?

Đức Hồng y Trần Nhật Quân: Điều tôi hy vọng là ai đó trong giáo hội của chúng ta lên tiếng. Tại sao không nói ra việc này, tại sao trong giáo hội không ai lên tiếng cả? Có lên tiếng thì hoàn toàn là từ Vatican, thật là kinh khủng. Nhiều người trong Hội thánh của chúng tôi biết sự việc, tại sao họ không đứng ra? Chúng tôi từng có một ủy ban (các vấn đề của Giáo hội Trung Quốc), nhưng đã bị hủy bỏ. Các thành viên ủy ban không kháng nghị, và sau khi hủy bỏ nó, họ cũng không nói một lời nào, thế là hết rồi.

Đã có rất nhiều vụ việc xảy ra ở Hồng Kông trong hai năm qua, và cả thế giới đều thấy điều đó, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á của chúng tôi – Hồng y Maung Bo, gần đây cũng đã nói điều gì đó, nhưng các Hồng y khác thì không. Vì vậy, tôi nói rằng Pompeo không phải là người Công giáo, nhưng anh ấy đã lên tiếng để giúp chúng tôi. Tôi rất biết ơn anh ấy. Tôi nghĩ thật may mắn khi một số người dám đứng ra. Tôi nghĩ những gì Pompeo nói là sự thật, bất kể ai nói điều đó là đúng hay sai. Rất nhiều điều chống lại tự do tôn giáo đã xảy ra ở Trung Quốc, không chỉ đối với Công giáo, Thiên chúa giáo, mà còn cả Hồi giáo và Tây Tạng. Nhiều sự tình đã xảy ra như vậy, nhưng cho đến bây giờ Giáo hoàng vẫn không bao giờ nói một lời, đó là một điều đáng tiếc.

(Ghi chú của người biên tập: Trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã thành lập “Ủy ban các vấn đề của Giáo hội Trung Quốc”, cơ quan này chủ yếu phụ trách các vấn đề của Giáo hội Trung Quốc. Có hơn 30 quan chức Vatican, chuyên gia và giám mục từ Hồng Kông, Macao và Đài Loan. Cuộc họp thường niên được tổ chức trong 3 ngày mỗi năm. Nhưng ủy ban này đã biến mất dưới thời Giáo hoàng Francis).

Phóng viên: Ngài sẽ đến Vatican một lần nữa chứ?

Đức Hồng y Trần Nhật Quân: Tôi không đi nữa, trong hoàn cảnh này, tôi không đi nữa, đi để làm gì? Họ hoàn toàn quyết định không nghe những gì chúng tôi nói, điều đó không quan trọng, chúng tôi không tin con người, chúng tôi tin Chúa, chúng tôi đặt niềm tin vào Chúa, đặc biệt là Đức mẹ Maria, bà đã nghe lời cầu nguyện của chúng tôi, chúng tôi tràn đầy niềm tin.

Nhìn lại bức ảnh của Đức Hồng y Trần Nhật Quân một mình tại Quảng trường Thánh Peter, một số tín hữu đã mô tả nó bằng lời của một bài thánh ca tiếng Quảng Đông.

“Một mình bước trên đời, không cảm thấy cô đơn lẻ bóng
Đi khắp trần gian cùng Chúa, để trở về với Đấng Christ
Sải bước đối mặt với thế giới, tôi muốn ở bên Đấng Cứu Rỗi|
Cùng nhau hướng về con đường, luôn trung thành với Chúa Kitô”.

Lương Phong

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm