Thiên tai nhân họa, vua chúa xưa tự trách tội mình

27/04/16, 07:15 Cổ Học Tinh Hoa

Thiên tai nhân họa chính là sự thể hiện của “ý trời”, những vị vua thời xưa phần lớn đều xem đó như là các “cảnh báo của Thiên tượng”, từ đó mà tự trách tội chính mình.

Vua mà thất đức cuối cùng đều sẽ bị mệnh trời vứt bỏ. Do đó, bậc vua chúa nếu muốn giang sơn bền vững, thì phải tu đức để xứng đáng với Trời. (Ảnh: Internet)

Trong lịch sử Trung Quốc, từ vua Vũ, vua Thang cho tới Chu Thành Vương, Tần Mục Công, Hán Vũ Đế, Đường Đức Tông, Thanh Thế Tổ, … mỗi khi có thiên tai nhân họa lớn phát sinh, các bậc đế vương ấy đều tự kiểm điểm bản thân – mình đã làm sai điều gì? Vì sao Trời cao giận dữ? Sau đó, họ tắm rửa ăn chay tịnh, bái lạy cầu khấn Trời đất, thậm chí còn công bố “Tội kỷ chiếu” (tức là “Chiếu thư tự trách tội mình”) trước Thiên hạ, công khai kiểm điểm và sám hối những lỗi lầm và thất bại của bản thân.

Họ hướng về Thiên thượng và tất cả người dân hứa nhất định sẽ sửa chữa sai lầm, tự đôn đốc bản thân. Từ đó được Thiên thượng tha thứ không trách tội nữa, trăm họ cũng không phải chịu khổ.

Thời Trung Quốc cổ đại, Thiên thần (tức là Thượng đế hay Thiên đế …) là bậc Đế vương “Phụng thiên thừa vận, thụ mệnh vu thiên” (Tạm dịch: Tuân phụng Trời thuận theo vận Trời, vâng theo mệnh lệnh từ Trời), là người thống trị mà Thiên thượng phái xuống nhân gian, chính vì thế mà gọi là “Thiên tử”.

Biểu hiện của Thiên thượng có quan hệ mật thiết với phẩm chất đạo đức của “Thiên tử”. Mệnh trời sẽ chỉ chiếu cố những vị vua có đức, một khi “Thiên tử” thất đức, ắt sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của vương triều.

Vua mà thất đức, cuối cùng đều sẽ bị mệnh trời vứt bỏ. Do đó, bậc vua chúa nếu muốn giang sơn bền vững, thì phải tu đức để xứng đáng với Trời. Thiên tai nhân họa chính là sự thể hiện của “ý trời”, những người thống trị thời cổ đại phần lớn đều xem đó như là các “cảnh báo của Thiên tượng”.

Các vua chúa thời xưa biết tự trách tội mình sớm nhất trong lịch sử là vua Vũ, vua Thang. Sách sử có ghi chép: Sau khi vua Vũ lên ngôi vua, có lần nhìn thấy một tội phạm, thì đau lòng khóc. Quan lại bên cạnh hỏi nguyên do, vua Vũ nói: “Thời Nghiêu Thuấn, nhân dân đều học theo cái tâm như Nghiêu Thuấn, còn thời ta làm vua, trăm họ chỉ biết có cái tâm của bản thân họ, thật là đau đớn”. Cuộc sống cuối thời xã hội nguyên thủy, vua Vũ thấy lòng dân tản mát thay đổi, trong lòng rất áy náy, cho rằng ấy là vì mình làm vua chưa tốt, vì thế ông tự trách mình.

Thiên tai nhân họa chính là cảnh báo từ Thiên thượng. (Ảnh: Internet)

Sau khi nhà Thương diệt nhà Hạ, Vua Thang bố cáo thiên hạ, trấn an lòng dân, trong sử sách gọi là “Thang cáo”. Vua Thang nghiêm khắc kiểm điểm bản thân, nói rằng: “Tội lỗi là ở Trẫm, không dám tự tha thứ, điều đó phụ thuộc vào ý muốn của Thượng Đế, tội lỗi của vạn dân đều là tại tôi, một mình tôi có tội không liên can tới muôn dân”.

Sau đó, gặp lúc nhà Thương bị hạn hán nặng mấy năm liền, ngũ cốc mất mùa, viên quan đại thần phụ trách việc cúng tế nói cần dùng người làm vật tế, xin Trời mưa xuống. Thế là vua Thang “tỉa tóc cắt móng tay”, lấy bản thân mình làm vật tế, vào rừng dâu, “tự trách 6 tội lỗi của mình”, nói rằng: “Một mình tôi có tội không liên quan đến vạn dân, vạn dân có tội đều là lỗi ở tôi. Chỉ do một người bất kính, cúi xin Thượng đế quỷ thần thương xót dân chúng”. Ngay sau đó, dân chúng hết sức vui mừng vì mưa to như trút nước.

Vua Vũ, Vua Thang trách tội bản thân, đều thu được hiệu quả tốt đẹp, trở thành tấm gương cho các bậc Đế vương vua chúa đời sau noi theo.

Thời Đường cũng có một vị Hoàng đế đã từng viết “Tội kỷ chiếu” trong thời điểm nguy nan, đó là vua Đường Đức Tông. Vị vua này sau khi lên ngôi ít lâu, lần lượt bị mấy tiết độ sứ “Tứ vương”, “Nhị đế” dấy binh nổi loạn. Năm 783, Trường An thất thủ, Đức Tông hoảng loạn chạy trốn lưu vong, bị quân nổi loạn đuổi theo truy sát tới tận thành Phụng Thiên.

Mùa xuân năm sau, ông rút kinh nghiệm xương máu, đổi niên hiệu thành “Hưng Nguyên”, còn ban bố “Tội kỷ đại xá chiếu”, “Phân mệnh triều thần chư đạo tuyên dụ”. Trong chiếu thư liệt kê các lỗi lầm của bản thân xong, nói: “Trên thì Trời phạt mà Trẫm không tỉnh ngộ, dưới thì dân oán mà Trẫm không hay biết”“trên thì làm tổ tông buồn phiền, dưới thì phụ lòng dân chúng, hết sức đau lòng, ta thực sự có tội”.

Chiếu văn này chân thành tha thiết cảm động lòng người, rất có sức lay động, sau khi ban bố thì “4 phương lòng người rất đỗi mừng vui”, “binh sỹ đều cảm động rơi lệ”, lòng dân lòng quân rung động mạnh mẽ, làm cho thế cục thay đổi hẳn. Không lâu sau đó, cảnh loạn lạc nhiễu nhương bình ổn trở lại.

Trận động đất lớn năm 1679 xảy ra khi vua Khang Hy đang bận đi bình định loạn Tam phiên. Đối với ông chuyện đó là một gậy cảnh tỉnh không tầm thường. Ông vội “hạ chiếu phát tiền cứu trợ 10 vạn lượng”, tiếp theo nói trước mặt quần thần: “Bản thân Trẫm không có Đức, chính trị không hợp lòng dân, động đất xảy ra là một lời cảnh báo”.

Vua Khang Hy thái độ rất chân thành, tìm ra sáu loại “tệ nạn chính sự” trong tầng lớp quan lại, cho rằng đó chính là “nguyên do của tai họa”.

Vua Khang Hy. (Ảnh: Internet)

Trong số các vị vua thời cổ đại, tự trách phạt bản thân nhiều lần nhất có lẽ là Hoàng đế Thuận Trị nhà Thanh. Từ thời ông còn thiếu niên vừa mới lên ngôi tự mình chấp chính, xuất hiện rất nhiều thảm họa tự nhiên. “Hạn hán buồn thấy mãi, động đất liên tục nghe tin”“Mùa đông sấm chớp mùa xuân tuyết rơi, thiên thạch mưa bụi”. Ông xem tất cả những hiện tượng tự nhiên này đều do bản thân mình “không có đức”, trời cao trách phạt, cho nên không ngừng tự kiểm điểm lại bản thân, liên tục liên tục hạ chiếu tự khiển trách mình.

Đến lúc lâm chung, ông còn lưu lại một bản di chiếu, triệt để liệt kê 14 tội trạng của mình, điều nào cũng là những vấn đề nguyên tắc.

Trong sách “Tả truyện” có nói: “Vũ, Thang tội kỷ, kỳ hưng dã bột yên, Kiệt, Trụ tội nhân, kỳ vong dã hốt yên”. (Tạm dịch: “Vua Vũ vua Thang tự trách tội bản thân, nơi ấy bỗng chốc thịnh vượng phồn vinh; vua Kiệt vua Trụ hành tội người khác, nơi ấy đột ngột suy tàn diệt vong”).

Trong cơn thiên tai nhân họa mà có thể tự kiểm điểm trách phạt bản thân, sám hối những điều bản thân sai phạm, từ đó tu sửa cho ngay chính những lỗi lầm của bản thân, gánh chịu trách nhiệm của mình, tìm ra phương pháp phòng tránh thiên tai nhân họa. Việc này đã thể hiện rất rõ lương tri của các vị vua sáng thời xưa, là một phần phúc đức của muôn dân trong thiên hạ, và cũng là một nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của người xưa.

Theo minhhue.net

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng