Thế nào là người bần cùng, thấp hèn, yểu mệnh theo tiêu chuẩn xưa?

14/01/18, 09:07 Cổ Học Tinh Hoa

Hiện nay rất nhiều người thường cho rằng người sở hữu nhiều tiền bạc là giàu có, còn không có địa vị trong xã hội là người thấp hèn. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để đánh giá của người xưa đối với vấn đề này lại hoàn toàn khác hẳn.

Người như thế nào là người bần cùng, thấp hèn? Trong cuốn “Vi lô dạ thoại” của tác giả Vương Vĩnh Bân đời nhà Thanh có viết: “Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần; vô vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện; vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu; vô tử phi cô, vô đức nãi vi cô”, tức là không có tiền bạc thì không phải là nghèo mà không có học mới là nghèo; không có địa vị không phải là thấp hèn mà không có liêm sỉ mới là thấp hèn; không được sống lâu không phải là yểu mệnh mà không có những việc đáng được kể lại mới là yểu mệnh; không có con không phải là cô độc mà không có đức mới là cô độc.

Thế nào là người bần cùng, thấp hèn, yểu mệnh theo tiêu chuẩn xưa?
Không có tiền bạc thì không phải là nghèo mà không có học mới là nghèo; không có địa vị không phải là thấp hèn mà không có liêm sỉ mới là thấp hèn. (Ảnh: leiphone)

Vô tài phi bần, vô học nãi vi bần

Một người không có tiền tài của cải thì không tính là người nghèo, người không có học vấn mới thực sự là người nghèo. Đây cũng chính là cái mà người ta gọi là nghèo về tinh thần.

Kỳ thực một người sống vui vẻ, giàu có và có thoả mãn hay không là do tâm của mình quyết định. Nếu tâm không thoả mãn thì dù có giàu đến mức không ai bằng cũng sẽ luôn cảm thấy mình thiếu thứ này thứ kia, nghèo khó. Do đó có thể thấy, tiền tài của cải không đại biểu cho sự giàu nghèo của một người.

Học vấn là tài phú sáng tạo. Một người cho dù có cả núi vàng bạc cũng có thể ăn hết nhưng học vấn thì tồn tại mãi mãi. Cổ nhân giảng, một người tìm cầu của cải thì không bằng một người tìm cầu học vấn. Người không có học vấn, do bởi thiếu đi thế giới tâm linh, nội tâm trống rỗng, nên cho dù có cả một thế giới vật chất sung túc cũng luôn không cảm thấy thoả mãn.

Vô vị phi tiện, vô sỉ nãi vi tiện

Một người không có địa vị không phải là thấp hèn mà không có liêm sỉ mới là ti tiện thấp hèn. Bởi vì, địa vị xã hội của một người không hề đại biểu cho địa vị của người đó ở trong lòng người khác. Địa vị xã hội cao hay thấp cũng không phải tiêu chuẩn để đánh giá nhân phẩm của một người là cao hay thấp. Thậm chí, nếu địa vị được tạo ra không phải bằng lương tâm công tác thì cuối cùng cũng rơi vào cảnh bị “vạn dân thóa mạ”, bị xã hội vứt bỏ.

Ti tiện, hèn kém có nghĩa là không có giá trị. “Liêm” và “sỉ” là hai trong tám đức hạnh cao thượng nhất của con người, là một loại nhân cách, là sự tôn quý. Cổ nhân cho rằng hạng người không có liêm sỉ không những tâm địa hèn kém mà ngay cả làm người cũng không xứng.

Trên thế gian có rất nhiều người tuy rằng có địa vị xã hội cao nhưng đối với một người dân bình thường thì họ lại không hề có giá trị gì, bởi vì họ không có liêm sỉ. Bởi vì họ không có liêm sỉ nên họ tham lam, thứ gì cũng lấy và không có đạo đức, việc gì cũng làm. Trái lại, có những người không hề có địa vị xã hội gì nhưng lại luôn có những hành vi cao thượng và được lưu danh muôn đời.

Vô niên phi yểu, vô thuật nãi vi yểu

Giá trị của đời người không phải nằm ở chỗ sinh mệnh dài hay ngắn, cũng không phải ở chỗ đạt được nhiều hay ít mà là ở chỗ đã làm được điều gì có ích cho người khác, cho thiên hạ.

Sinh mệnh của con người không quan trọng ở chỗ thọ mệnh ngắn hay dài. Xưa kia Nhan Uyên tuy mất sớm, nhưng đến nay mọi người vẫn tôn là “Phục Thánh”. Vì thế những người như Nhan Uyên, có thể được coi là sống đến mấy ngàn năm.

Xưa nay, người sống lâu có rất nhiều, nhưng sống không có ích cho đời, khi chết đi người đời sau không ai nhắc đến cũng nhiều, thậm chí có người còn bị hậu nhân nguyền rủa như gian thần Tần Cối thì tuy sống cũng giống như là chết.

Khổng giáo đến nay vẫn còn lưu hành và có giá trị đối với xã hội. Tư Mã Thiên viết “Sử ký”, học giả xưa nay không ai là không lưu tâm, đó mới được gọi là “trường thọ”.

Vô tử phi cô, vô đức nãi vi cô

Người có con mà không có đức thì cuối cùng con cũng bỏ mà đi. Trái lại, người có đức mà không có con thì tuy rằng người xa lạ không phải là con cũng yêu kính mà tìm đến. Cho nên nói, người không có con không phải là người cô độc, người không có đức mới là người cô độc.

Người không có đức cuối cùng cũng bị người đời xa lánh, xã hội vứt bỏ, như vậy chẳng phải là người cô độc sao?

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"