Thế giới sửng sốt trước uy lực bom nhiệt hạch Triều Tiên vừa thử nghiệm

04/09/17, 10:42 Thế giới

Hôm 3/9, Triều Tiên đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), với uy lực có thể lên đến 100.000 tấn thuốc nổ TNT, mạnh gấp gần 8 lần so với quả bom hạt nhân từng thả xuống thành phố Nagasaki năm 1945.

Triều Tiên thử thành công một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). (Ảnh: KCNA)

Hôm 3/9, các nước trong khu vực Đông Bắc Á đã đồng loạt ghi nhận một chấn động có cường độ khoảng 6,3 độ Richter từ Triều Tiên. Giả thuyết ngay lập tức được đặt ra là Bình Nhưỡng đã thử hạt nhân lần 6.

Không lâu sau, Nhật Bản kết luận những chấn động phát hiện tại Triều Tiên là do một vụ nổ hạt nhân.

Trong khi đó, hãng thông tấn KCNA cho biết, “cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra và xác thực độ chính xác, tin cậy trong công nghệ kiểm soát sức mạnh cùng cấu trúc mới áp dụng vào sản xuất bom nhiệt hạch”.

Một quan chức Hàn Quốc nhận định uy lực lần thử này của Triều Tiên mạnh gấp 5 đến 6 lần so với lần thử hồi tháng 9/2016.

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nó mạnh hơn ít nhất 10 lần so với lần Bình Nhưỡng cho thử nghiệm hạt nhân cách đây một năm. Các chuyên gia ước tính vụ thử hạt nhân trước đó của Triều Tiên có sức công phá khoảng 10 kiloton (1kiloton = 1.000 tấn thuốc nổ TNT).

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc Kim Young Woo cho biết nếu xác định đây là vụ thử hạt nhân thì sức công phá của nó lên tới 100 kiloton, mạnh gấp gần 8 lần so với quả bom hạt nhân từng thả xuống thành phố Nagasaki năm 1945 tại Nhật Bản.

Trước vụ thử, Bình Nhưỡng sở hữu hàng loạt đầu đạn phân hạch (bom A) cỡ nhỏ có độ tin cậy cao và sức mạnh tương đương các quả bom ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Thế Chiến II. Tuy nhiên, hầu hết giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên chỉ có thể sở hữu bom nhiệt hạch (bom H) thô sơ sau năm 2020 với sức nổ 100 kiloton, tương đương 100.000 tấn thuốc nổ TNT hoặc 7 quả bom ném xuống Hiroshima.

New York Times dẫn lời David Albright, chủ tịch Viện Khoa học và An ninh Quốc tế (ISIS), trụ sở tại Mỹ cho rằng, vụ thử đánh dấu thêm một bước tiến nhanh đáng sợ của Triều Tiên. Bom nhiệt hạch là vũ khí hạt nhân thế hệ hai, sử dụng thiết kế kép gồm tầng sơ cấp là một quả bom phân hạch và tầng thứ cấp là nhiên liệu cho phản ứng nhiệt hạch.

Phản ứng nhiệt hạch giải phóng năng lượng từ quá trình tổng hợp hai hạt nhân nhẹ (đồng vị hydro như deuterium và tritium) thành một hạt nhân nặng hơn (heli). Đây cũng là phản ứng diễn ra trên Mặt Trời.

Tuy nhiên, do các hạt nhân đều tích điện dương và đẩy nhau, cần phải có lượng năng lượng rất lớn hay mức nhiệt độ khổng lồ để đưa chúng tới khoảng cách đủ gần để xảy ra phản ứng tổng hợp hạt nhân. Điều kiện này chỉ có thể đạt được nhờ kích nổ tầng sơ cấp.

Uy lực của bom nhiệt hạch là sự tổng hợp của vụ nổ phân hạch sơ cấp và nhiệt hạch thứ cấp. Một số loại bom H cỡ lớn có thể sử dụng tới ba tầng gây nổ, gồm hai tầng phân hạch và một tầng nhiệt hạch ở giữa.

Hình ảnh cột khói hình nấm xuất hiện sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. (Ảnh: Ritely)

Mẫu bom H đầu tiên được Mỹ nghiên cứu phát triển vào năm 1951 và thử nghiệm vào năm 1952. Thiết kế bom nhiệt hạch hoàn thiện được gọi là “cấu trúc Teller-Ulam”, đặt theo tên hai nhà khoa học là Edward Teller và Stanislaw Ulam. Những loại bom H tương tự cũng được phát triển bởi Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc.

Bom nhiệt hạch là thiết kế mang lại hiệu quả cao nhất ở mức đương lượng nổ từ 50 kiloton trở lên, vượt xa uy lực của các loại bom phân hạch trước đó. Mọi đầu đạn có sức nổ trên 50 kiloton của các cường quốc hạt nhân đều là vũ khí nhiệt hạch sử dụng cấu trúc Teller-Ulam.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Triều Tiên chưa đủ khả năng phát triển và sở hữu bom nhiệt hạch, còn vụ thử hạt nhân thứ 6 chỉ là một quả bom phân hạch thông thường được thổi phồng. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã đạt hàng loạt bước tiến trong chương trình tên lửa và hạt nhân chỉ trong thời gian ngắn, khiến những tuyên bố của nước này không thể bị xem nhẹ.

“Các bạn có thể tin hay không thì tùy. Nhưng nên nhớ rằng Trung Quốc thử quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1964. Chỉ ba năm sau, họ đã sở hữu bom nhiệt hạch. Không có lý do gì ngăn cản Triều Tiên phát triển với tốc độ như vậy”, giáo sư Lee Sung-yoon, chuyên gia phân tích tại đại học Tufts, Mỹ, cho hay.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?